angel_pig199514

New Member

Download miễn phí Kinh nghiệm một số nước và thực trạng áp dụng chế độ tỷ giá ở Việt Nam





LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ 2

1-/ Khái niệm tỷ giá, thị trường ngoại hối 2

2-/ Vai trò của tỷ giá 2

3-/ Các loại tỷ giá hối đoái 3

4-/ Những nhân tố tác động tới tỷ giá: 4

5-/ Sự can thiệp điều hành tỷ giá: 5

6-/ Các chế độ tỷ giá trong lịch sử: 9

PHẦN II: KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƯỚC VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 13

I-/ KINH NGHIỆM LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở MỘT SỐ NƯỚC 13

1-/ Đức 14

2-/ Các nước ASEAN và NICs 14

II./ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 15

1-/ Bối cảnh lạm phát và chế độ tỷ giá thời gian qua ở Việt Nam 15

2-/ Chế độ tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay 21

3-/ Ảnh hưởng của chế độ tỷ giá hối đoái ở việt nam hiện nay tới lạm phát tăng trưởng và xuất nhập khẩu 23

PHẦN III. CÁC GIẢI PHÁP XÚC TIẾN VÀ ĐƯA CHẾ ĐỘ TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM HOẠT ĐỘNG CÓ HIỆU QUẢ. 25

1-/ Tăng lượng dự trữ ngoại tệ cho Ngân hàng Nhà nước. 25

2-/ Xử lý tốt mối quan hệ giữa lãi suất và tỷ giá. 26

3-/ Các cơ chế quản lý ngoại hối cần được hoàn chỉnh hơn. 26

4-/ Đặc biệt với tình hình hiện nay nên lựa chọn cơ chế điều hành tỷ giá hướng tới bình ổn thị trường tài chính hơn là hướng tới kiềm chế lạm phát cũng như tăng trưởng kinh tế. 27

KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ắn hạn không được chuyển vào Mỹ mà lại được đưa đến Tây Đức và Nhật Bản.
Các nghiệp vụ thị trường hối đoái. Thông qua các nghiệp vụ mua-bán ngoại tệ điều chỉnh tỷ giá hối đoái là một trong những biện pháp rất quan trọng của Nhà nước để giữ vững sự ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Đây là biện pháp trực tiếp tác động vào tỷ giá hối đoái.
Một sự can thiệp hữu hiệu trong đó đồng tiền trong nước được bán để mua tài sản nước ngoài đưa đến: (1) Thu thêm dự trữ quốc tế; (2) Một sự tăng trong cung tiền tệ; (3) Một sự sụt giá của đồng nội tệ. Ngược lại, khi đồng tiền trong nước được mua bằng cách bán tài sản nước ngoài đưa đến: (1) Dự trữ quốc tế giảm; (2) Cung tiền tệ giảm; (3) Đồng tiền trong nước tăng giá.
Tuỳ điều kiện mỗi quốc gia mà việc tổ chức thực hiện nghiệp vụ này có sự khác nhau về phạm vi, qui mô tác động. Với những nước có nền kinh tế phát triển cao, các nghiệp vụ thị trường hối đoái được thực hiện trên qui mô rộng lớn, đôi khi mở ra trên phạm vi cả một khu vực, thậm chí thế giới.
Việc lựa chọn các thời điểm cần mua, cần bán ngoại tệ trên thị trường với tỉ giá nào để đạt được mục tiêu điều chỉnh là những hoạt động có ý nghĩa quyết định. Nếu chủ quan, thiếu cân nhắc đầy đủ kỹ càng việc lựa chọn này thì hậu quả nhiều khi khó mà lường hết được.
Điều chỉnh tỷ giá theo phương pháp này, Chính phủ thường gặp phải phản ứng trái ngược nhau của các doanh nghiệp cũng như các tầng lớp dân cư trong xã hội bắt nguồn tự lợi ích kinh tế. Những mâu thuẫn này thường xảy ra giữa những nhà xuất khẩu và nhập khẩu giữa những người đang nắm giữ trong tay số lượng lớn ngoại tệ và những người trong túi chỉ có nội tệ.
Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, một điều kiện không thể thiếu là Chính phủ phải có một lượng dự trữ ngoại tệ đủ sức để can thiệp vào thị trường khi cần thiết.
Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái: Trong điều kiện tình hình giá cả thị trường luôn không ổn định, thậm chí hay xảy ra các biến động lớn, các nước thường sử dụng quỹ dự trữ bình ổn hối đoái như là một trong những công cụ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
Nguồn vốn để hình thành quỹ dự trữ bình ổn hối đoái thường là:
- Phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia (như Anh, Hà Lan,...)
- Sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái (như Pháp, Mỹ, Thuỵ Sỹ,...)
Hạn chế của công cụ này là nó chỉ tác động lớn khi khủng hoảng ngoại tệ ít nghiêm trọng. Hơn nữa, việc tạo lập được quĩ bình ổn hối đoái đòi hỏi các quốc gia phải có một thực lực nhất định về kinh tế.
Vấn đề phá giá đồng tiền: Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hay giảm thấp sức mua của đồng tiền so với các ngoại tệ. Kết quả của phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng hay giảm của tỷ giá hối đoái. Đây là điểm giống nhau giữa phá giá đồng tiền và điều chỉnh tỷ giá hối đoái, nhưng không phải không có sự khác nhau.
Điều chỉnh tỷ giá hối đoái là việc làm thường xuyên liên tục của Nhà nước nhằm duy trì sự ổn định của tỷ giá hối đoái, ổn định sức mua của đồng tiền, kiềm chế đẩy lùi lạm phát. Tỷ giá hối đoái được điều chỉnh theo nguyên tắc duy trì biên độ dao động cho phép tăng hay giảm một tỷ lệ nhất định so với tỷ giá hối đoái được sử dụng làm chuẩn. Khác hẳn với phá giá đồng tiền, một biện pháp mạnh, cực đoan, chỉ áp dụng trong những trường hợp hết sức cần thiết.
Phá giá không phải là giải pháp đúng cho mọi trường hợp. Nó phải được vận dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thích hợp. Nếu không hiệu ứng tiêu cực của hành động phá giá sẽ đẩy tình hình vào thế khủng hoảng trầm trọng hơn.
Bên cạnh giảm giá sức mua đồng nội tệ là việc nâng giá sức mua đồng nội tệ. Nó thường được áp dụng trong các trường hợp:
- Giá hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu được xác định thấp so với giá trên thị trường quốc tế.
- Hạn chế xuất khẩu do sức ép của các nước bạn hàng nhằm tạo thế cân bằng trong thương mại quốc tế.
- Tăng khả năng nhập khẩu, kiềm chế lạm phát.
- Ngăn ngừa các loại ngoại tệ đang bị mất giá tràn vào nước mình.
Sự can thiệp điều hành tỷ giá trong lịch sử không phải luôn giống nhau. Thực tế mỗi công cụ can thiệp điều chỉnh tỷ giá lại được vận dụng một cách linh hoạt tương ứng với mỗi điều kiện, chế độ tỷ giá cụ thể. Trong lịch sử đã xuất hiện các chế độ bản vị vàng, bản vị đô la, chế độ tỷ giá thả nổi, chế độ tỷ giá linh hoạt,... Các chế độ này sẽ được nghiên cứu ở phần tiếp theo.
6-/ Các chế độ tỷ giá trong lịch sử:
Chế độ bản vị vàng: Khi áp dụng chế độ tỷ giá cố định lấy vàng làm bản vị (còn gọi là chế độ bản vị vàng) thì việc lựa chọn phương án xử lý tỷ giá ít phải đặt ra vì chế độ bản vị vàng là một chế độ ổn định, đồng tiền ít bị mất giá, tỷ giá xác định qua nội dung vàng của các đồng tiền ít khi bị biến động. Trong chế độ bản vị vàng thì biên độ dao động của tỷ giá là ngang giá vàng cộng (hay trừ) chi phí vận chuyển vàng (vận tải, bảo hiểm, đóng gói và thủ tục phí,...) giữa các nước hữu quan. Biên độ dao động này gọi là “điểm vàng”. Khi tỷ giá vượt qua điểm vàng thì nước mắc nợ sẽ không dùng đồng tiền quốc gia của mình để mua ngoại tệ dùng vào việc trả nợ mà họ sẽ chuyển vàng ra nước ngoài để trả nợ. Với đặc trưng này, chế độ bản vị vàng là một chế độ ổn định, sức mua đồng tiền ít bị biến động. Để biết chế độ bản vị vàng hoạt động như thế nào ta hãy xem xét ví dụ sau: kho bạc Mỹ chấp nhận đổi 1USD lấy 1/20 lạng vàng, ở Anh 1 Bảng đổi được 1/4 lạng vàng. Do đó, tỷ giá hối đoái giữa đồng Bảng Anh và đồng USD Mỹ là 1 Bảng = 5 USD. Bây giờ đồng Bảng Anh bắt đầu tăng giá cao hơn 5 USD. Nếu một người nhập khẩu Mỹ mua thực phẩm ở Anh trị giá 100 Bảng thì họ phải trả nhiều hơn 500 USD so với trước. Song người nhập khẩu có cách lựa chọn khác, đó là mua vàng bằng 500 USD ở Mỹ rồi trả số vàng đó sang Anh để thanh toán tiền hàng. Việc chở vàng sang Anh rẻ hơn khi giá đồng Bảng Anh vẫn cao hơn giá 5 USD (cộng thêm số tiền chi phí vận chuyển vàng từ Mỹ sang Anh).
Việc chuyển vàng từ Mỹ sang Anh làm cho cơ số tiền tệ của Anh tăng lên và cơ sở tiền tệ của Mỹ giảm xuống. Kết quả tăng lên trong cung ứng tiền tệ làm tăng mức giá cả của Anh trong khi việc cung ứng tiền tệ của Mỹ giảm xuống làm mức giá cả của Mỹ giảm xuống. Kết quả mức giá tại Anh tăng lên so với mức giá tại Mỹ làm cho đồng Bảng Anh giảm giá. Quá trình này tiếp tục cho đến khi giá trị của đồng Bảng Anh giảm xuống trở lại bằng 5 USD.
Trong giai đoạn đầu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, chế độ này tỏ ra có nhiều ưu điểm. Nó có khả năng điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông một cách tự phát, không cần đến sự can thiệp của Nhà nước theo cơ chế: Sự tăng giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông luôn tỷ lệ nghịch với sự tăng giảm dự trữ vàng kim loại trong...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng bằng pháp luật hình sự một số nước trên thế giới – kinh nghiệm cho Việt nam Luận văn Luật 0
D Kinh nghiệm vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phân môn Hóa học, bộ môn KHTN 8 tại trường Trung học cơ sở Lương Thế Vinh Luận văn Sư phạm 0
D Kinh nghiệm phát triển kinh tế xanh tại một số nước và bài học cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM CHO HỌC SINH YÊU THÍCH MÔN HỌC VẬT LÝ ở THPT Luận văn Sư phạm 0
D Một số phương pháp, kinh nghiệm ôn thi học sinh giỏi môn tiếng Anh lớp 9 Luận văn Sư phạm 0
D Skkn một số kinh nghiệm giảng dạy phần đội ngũ từng người không có súng Luận văn Sư phạm 0
D Một vài kinh nghiệm về việc lồng ghép giáo dục tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử Văn hóa, Xã hội 0
K Quản trị nhân lực là các cách thức quản lý người lao động trong một công ty dựa vào các chính sách hay kinh nghiệm quản lý của công ty Luận văn Kinh tế 0
P Kinh nghiệm cải cách ngân hàng ở một số nước - Bài học cho Việt Nam Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top