aodaivietnam28388
New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ được xu hướng sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và bản chất, đặc trưng của mạng sản xuất toàn cầu của ngành. Làm rõ được các lợi ích khi tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của ngành ô tô đối với các nước đang phát triển. Chỉ ra được thành công trong phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc thông qua tham gia mạng sản xuất toàn cầu. Chỉ ra được thành công và tồn tại trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô Vỉệt Nam. Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy sự tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu để phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dựa vào những bài học thành công trên
Chương 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THAM GIA VÀO
MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU NGÀNH Ô TÔ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN
1.1. Những vấn đề lý luận chung về mạng sản xuất toàn cầu của ngành công nghiệp
ô tô
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng mạng sản xuất toàn cầu
1.1.1.1. Tổng quát khái niệm và đặc trưng mạng sản xuất toàn cầu
Mạng sản xuất (MSX) là sự thể hiện các liên kết bên trong hay giữa các nhóm
công ty trong một chuỗi giá trị toàn cầu để sản xuất, phân phối và hỗ trợ tiêu dùng các
sản phẩm cụ thể. Mạng này cho thấy cách thức mà các công ty đứng đầu như Toyota,
Cisco hay Nike tổ chức các mạng lưới chi nhánh và nhà cung ứng để sản xuất ra một
sản phẩm. Sự khác biệt của công ty đứng đầu so với các công ty thành viên khác trong
một mạng lưới là họ kiểm soát cách tiếp cận các nguồn lực chủ chốt và các hoạt động
như thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu quốc tế và sự tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng.
Điều này tạo cho họ đòn bẩy đối với các doanh nghiệp khác, các nhà cung ứng trong
MSX. Những hoạt động này thường là những hoạt động tạo ra lợi nhuận lớn nhất.
Một MSX bao hàm các mối liên kết giữa các doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động trong một chuỗi giá trị và các doanh nghiệp này nằm ở các nước thuộc nhiều lục
địa khác nhau thì được coi là MSX toàn cầu. Ví dụ, một MSX toàn cầu đồ jean do
Levis Strauss đứng đầu có thể bao gồm vải ở Hàn Quốc, vải này có thể được dệt và
nhuộm ở Đài Loan, cắt ở Bangladesh, may ở Thái Lan, đơm bằng khuy sản xuất ở Nhật
Bản, và sau đó phân phối cho các nhà bán lẻ chi nhánh ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Tương tự khi sự phân phối và điều phối các hoạt động sản xuất trong một chuỗi
giá trị được thực hiện ở các nước nằm trong cùng một lục địa hay một phần của lục địa
thì tổng hòa mối liên kết liên công ty trong đó mang sắc thái của MSX khu vực và khi
các hoạt động sản xuất và phân phối nói trên được thực hiện ở các nước trong vài lục
địa khác nhau thì chúng ta gọi đó là MSX quốc tế. Tuy nhiên, có thể lưu ý rằng việc
phân loại các MSX kiểu này chỉ có tính tương đối và trên thực tế nhiều khi chúng được
sử dụng thay thế lẫn nhau.
Nhìn từ góc độ biên giới quốc gia hay lục địa, MSX có thể bao gồm các loại hình
như MSX toàn cầu, MSX khu vực và MSX quốc tế, song nếu nhìn từ góc độ biên giới
công ty một MSX có thể mang hình thái MSX nội bộ công ty và MSX liên công ty.
MSX nội bộ công ty bao gồm các mối liên kết sở hữu giữa các chi nhánh trong
một công ty ở các vị trí địa lý khác nhau. Đó thường là một kiểu doanh nghiệp đa quốc
gia liên kết theo chiều dọc truyền thống, khi mà quá trình sản xuất được đưa ra nước
ngoài nhưng chủ yếu vẫn nằm trong sự kiểm soát của công ty thông qua sở hữu. Trong
trường hợp này, sự điều phối và kiểm soát sản phẩm và các hoạt động liên quan được
nội bộ hóa trong phạm vi công ty, và khi các chi nhánh trải xuyên biên giới các nước
khác nhau mạng này trở thành MSX quốc tế nội bộ công ty.
Trong khi MSX nội bộ công ty tồn tại khá lâu trong thực tiễn, gắn liền với các
công ty đa quốc gia, MSX liên công ty xuất hiện gắn liền với quá trình thuê ngoài được
thực hiện đặc biệt tích cực từ những năm 1990. Trong mạng lưới sản xuất liên công ty,
các doanh nghiệp độc lập – các nhà sản xuất, các nhà cung ứng và các nhà bán lẻ - liên
kết với nhau thông qua mối quan hệ đa dạng như thầu phụ, hợp đồng marketing, bán
giấy phép, chuẩn mực công nghệ chung và chia sẻ chuẩn mực quy trình và chuẩn mực
sản phẩm để hoàn thành các công đoạn trong chuỗi giá trị. MSX bao hàm các liên kết
phi sở hữu giữa các doanh nghiệp độc lập ở các nước khác nhau tạo thành MSX quốc
tế liên công ty.
MSX quốc tế liên công ty hay thường gọi là MSX toàn cầu được xem là một sự
phát triển vượt bậc về quản lý sản xuất gắn liền với toàn cầu hóa và sự phát triển công
nghệ. Nếu như trong MSX nội bộ công ty, sự tiến triển thể hiện ở duy nhất một quá
trình tái cấu trúc thông qua tái phân bổ về mặt địa lý, thì trong MSX quốc tế liên công
ty, sự phát triển thể hiện trên hai quá trình tái cấu trúc kết hợp, tái phân bổ về mặt địa
lý ra ngoài biên giới quốc gia và tái tổ chức các hoạt động sản xuất ra ngoài nội bộ
công ty.
Ngày càng có nhiều ngành và nhà sản xuất bán hàng vào một thị trường cuối cùng
thông qua các MSX phi sở hữu như vậy. Các mạng này thường được các công ty đứng
đầu điều phối và họ là người đưa ra chuẩn mực cho việc tham gia cung ứng. một công
ty cung ứng có thể nằm đồng thời trong nhiều MSX. Ví dụ, trong chuỗi giá trị toàn cầu
ngành may, một công ty chuyên về nhuộm có thể đồng thời cung ứng cho cả MSX của
Levis lẫn Nike và Wal-Mart. Tương tự, nhà cung cấp phụ tùng ô tô Lear là thành viên
của nhiều MSX hàng đầu như GM, Toyota và Volkswagen.
1.1.1.2. MSX toàn cầu trong so sánh với chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn
cầu
Quy trình cho ra đời và hỗ trợ tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ, nếu nhìn từ
góc độ các mối liên kết sản xuất thì đó là một MSX, song nếu nhìn từ góc độ tạo ra giá
trị sẽ là một chuỗi giá trị, trong đó bao gồm các hoạt động tạo giá trị gia tăng cần thiết
để đưa sản phẩm chuyển từ khái niệm đến thiết kế, tìm kiếm và sử dụng các nguyên
liệu ban đầu và các đầu vào trung gian, sản xuất, marketing, phân phối và hỗ trợ cho
người tiêu dùng cuối cùng. Một chuỗi giá trị có thể trải dài theo một hay nhiều doanh
nghiệp trong một vùng, một nền kinh tế hay một nhóm các nền kinh tế theo tiểu khu
vực, khu vực hay toàn cầu. Khi chuỗi giá trị có các hoạt động cấu thành đước phân
tích về mặt địa lý trên nhiều nước khác nhau sẽ trở thành một chuỗi giá trị toàn cầu.
Khi một công ty đứng đầu chuỗi tập trung vào các hoạt động có giá trị gia tăng cao
nhất và quyết định sức cạnh tranh của chuỗi còn các hoạt động có giá trị gia tăng thấp
hơn được chuyển sang thuê các công ty bên ngoài sẽ tạo ra một chuối cung ứng. Và khi
các công ty nằm trong chuỗi cung ứng được phân bổ ở nhiều vị trí địa lý khác nhau ở
các nước khác nhau được gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu.
Như vậy, chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu về cơ bản là tương tự
như nhau chỉ khác một điểm là chuỗi giá trị bao gồm cả công ty đứng đầu và các hoạt
động của nó còn chuỗi cung ứng thì không. Các chuỗi này nhấn mạnh các hoạt động
tạo ra giá trị gia tăng trên các nước khác nhau, trong khi đó, MSX toàn cầu nhấn mạnh
mỗi liên kết giữa các công ty trong mạng.
Bảng 1.1: Khái niệm và phân biệt mạng sản xuất với chuỗi giá trị toàn cầu và
chuỗi cung ứng toàn cầu
Khái niệm Định nghĩa Thước đo Chủ thể tham gia
MSX toàn
cầu
Một tập hợp các mối quan
hệ giữa các chi nhánh trên
toàn cầu giúp liên kết các
công ty vào một nhóm
kinh tế lớn hơn
Đặc trưng và quy mô
của các mối quan hệ
liên công ty hay liên
chi nhánh
Tất cả các công ty
tham gia tạo giá trị
gia tăng để dẫn đến
việc tiêu dùng cuối
cùng của sản phẩm
Chuỗi giá
trị toàn cầu
Trật tự các hoạt động tạo
ra giá trị gia tăng được
thực hiện ở các nước khác
nhau để dẫn đến và hỗ trợ
việc tiêu dùng cuối cùng
của sản phẩm, bao gồm cả
công ty đứng đầu
Tập hợp tất cả các
hoạt động tạo ra giá trị
gia tăng được thực
hiện trên toàn cầu để
dẫn đến và hỗ trợ tiêu
dùng cuối cùng của
sản phẩm
Tất cả các công ty
trên toàn cầu tham
gia vào chuỗi (kể
cả công ty đứng
đầu) để tạo ra và
hỗ trợ tiêu dùng
sản phẩm cuối
cùng
Chuỗi Các hoạt động tạo ra giá trị Tập hợp các hoạt Các công ty tham
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Luận văn ThS. Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế -- Trường Đại học Kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Làm rõ được xu hướng sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu và bản chất, đặc trưng của mạng sản xuất toàn cầu của ngành. Làm rõ được các lợi ích khi tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu của ngành ô tô đối với các nước đang phát triển. Chỉ ra được thành công trong phát triển của ngành công nghiệp ô tô Trung Quốc thông qua tham gia mạng sản xuất toàn cầu. Chỉ ra được thành công và tồn tại trong quá trình phát triển ngành công nghiệp ô tô Vỉệt Nam. Đề xuất được các giải pháp thúc đẩy sự tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu để phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam dựa vào những bài học thành công trên
Chương 1.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC THAM GIA VÀO
MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU NGÀNH Ô TÔ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT
TRIỂN
1.1. Những vấn đề lý luận chung về mạng sản xuất toàn cầu của ngành công nghiệp
ô tô
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng mạng sản xuất toàn cầu
1.1.1.1. Tổng quát khái niệm và đặc trưng mạng sản xuất toàn cầu
Mạng sản xuất (MSX) là sự thể hiện các liên kết bên trong hay giữa các nhóm
công ty trong một chuỗi giá trị toàn cầu để sản xuất, phân phối và hỗ trợ tiêu dùng các
sản phẩm cụ thể. Mạng này cho thấy cách thức mà các công ty đứng đầu như Toyota,
Cisco hay Nike tổ chức các mạng lưới chi nhánh và nhà cung ứng để sản xuất ra một
sản phẩm. Sự khác biệt của công ty đứng đầu so với các công ty thành viên khác trong
một mạng lưới là họ kiểm soát cách tiếp cận các nguồn lực chủ chốt và các hoạt động
như thiết kế sản phẩm, nhãn hiệu quốc tế và sự tiếp cận với người tiêu dùng cuối cùng.
Điều này tạo cho họ đòn bẩy đối với các doanh nghiệp khác, các nhà cung ứng trong
MSX. Những hoạt động này thường là những hoạt động tạo ra lợi nhuận lớn nhất.
Một MSX bao hàm các mối liên kết giữa các doanh nghiệp thực hiện các hoạt
động trong một chuỗi giá trị và các doanh nghiệp này nằm ở các nước thuộc nhiều lục
địa khác nhau thì được coi là MSX toàn cầu. Ví dụ, một MSX toàn cầu đồ jean do
Levis Strauss đứng đầu có thể bao gồm vải ở Hàn Quốc, vải này có thể được dệt và
nhuộm ở Đài Loan, cắt ở Bangladesh, may ở Thái Lan, đơm bằng khuy sản xuất ở Nhật
Bản, và sau đó phân phối cho các nhà bán lẻ chi nhánh ở Bắc Mỹ và châu Âu.
Tương tự khi sự phân phối và điều phối các hoạt động sản xuất trong một chuỗi
giá trị được thực hiện ở các nước nằm trong cùng một lục địa hay một phần của lục địa
thì tổng hòa mối liên kết liên công ty trong đó mang sắc thái của MSX khu vực và khi
các hoạt động sản xuất và phân phối nói trên được thực hiện ở các nước trong vài lục
địa khác nhau thì chúng ta gọi đó là MSX quốc tế. Tuy nhiên, có thể lưu ý rằng việc
phân loại các MSX kiểu này chỉ có tính tương đối và trên thực tế nhiều khi chúng được
sử dụng thay thế lẫn nhau.
Nhìn từ góc độ biên giới quốc gia hay lục địa, MSX có thể bao gồm các loại hình
như MSX toàn cầu, MSX khu vực và MSX quốc tế, song nếu nhìn từ góc độ biên giới
công ty một MSX có thể mang hình thái MSX nội bộ công ty và MSX liên công ty.
MSX nội bộ công ty bao gồm các mối liên kết sở hữu giữa các chi nhánh trong
một công ty ở các vị trí địa lý khác nhau. Đó thường là một kiểu doanh nghiệp đa quốc
gia liên kết theo chiều dọc truyền thống, khi mà quá trình sản xuất được đưa ra nước
ngoài nhưng chủ yếu vẫn nằm trong sự kiểm soát của công ty thông qua sở hữu. Trong
trường hợp này, sự điều phối và kiểm soát sản phẩm và các hoạt động liên quan được
nội bộ hóa trong phạm vi công ty, và khi các chi nhánh trải xuyên biên giới các nước
khác nhau mạng này trở thành MSX quốc tế nội bộ công ty.
Trong khi MSX nội bộ công ty tồn tại khá lâu trong thực tiễn, gắn liền với các
công ty đa quốc gia, MSX liên công ty xuất hiện gắn liền với quá trình thuê ngoài được
thực hiện đặc biệt tích cực từ những năm 1990. Trong mạng lưới sản xuất liên công ty,
các doanh nghiệp độc lập – các nhà sản xuất, các nhà cung ứng và các nhà bán lẻ - liên
kết với nhau thông qua mối quan hệ đa dạng như thầu phụ, hợp đồng marketing, bán
giấy phép, chuẩn mực công nghệ chung và chia sẻ chuẩn mực quy trình và chuẩn mực
sản phẩm để hoàn thành các công đoạn trong chuỗi giá trị. MSX bao hàm các liên kết
phi sở hữu giữa các doanh nghiệp độc lập ở các nước khác nhau tạo thành MSX quốc
tế liên công ty.
MSX quốc tế liên công ty hay thường gọi là MSX toàn cầu được xem là một sự
phát triển vượt bậc về quản lý sản xuất gắn liền với toàn cầu hóa và sự phát triển công
nghệ. Nếu như trong MSX nội bộ công ty, sự tiến triển thể hiện ở duy nhất một quá
trình tái cấu trúc thông qua tái phân bổ về mặt địa lý, thì trong MSX quốc tế liên công
ty, sự phát triển thể hiện trên hai quá trình tái cấu trúc kết hợp, tái phân bổ về mặt địa
lý ra ngoài biên giới quốc gia và tái tổ chức các hoạt động sản xuất ra ngoài nội bộ
công ty.
Ngày càng có nhiều ngành và nhà sản xuất bán hàng vào một thị trường cuối cùng
thông qua các MSX phi sở hữu như vậy. Các mạng này thường được các công ty đứng
đầu điều phối và họ là người đưa ra chuẩn mực cho việc tham gia cung ứng. một công
ty cung ứng có thể nằm đồng thời trong nhiều MSX. Ví dụ, trong chuỗi giá trị toàn cầu
ngành may, một công ty chuyên về nhuộm có thể đồng thời cung ứng cho cả MSX của
Levis lẫn Nike và Wal-Mart. Tương tự, nhà cung cấp phụ tùng ô tô Lear là thành viên
của nhiều MSX hàng đầu như GM, Toyota và Volkswagen.
1.1.1.2. MSX toàn cầu trong so sánh với chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn
cầu
Quy trình cho ra đời và hỗ trợ tiêu dùng một sản phẩm hay dịch vụ, nếu nhìn từ
góc độ các mối liên kết sản xuất thì đó là một MSX, song nếu nhìn từ góc độ tạo ra giá
trị sẽ là một chuỗi giá trị, trong đó bao gồm các hoạt động tạo giá trị gia tăng cần thiết
để đưa sản phẩm chuyển từ khái niệm đến thiết kế, tìm kiếm và sử dụng các nguyên
liệu ban đầu và các đầu vào trung gian, sản xuất, marketing, phân phối và hỗ trợ cho
người tiêu dùng cuối cùng. Một chuỗi giá trị có thể trải dài theo một hay nhiều doanh
nghiệp trong một vùng, một nền kinh tế hay một nhóm các nền kinh tế theo tiểu khu
vực, khu vực hay toàn cầu. Khi chuỗi giá trị có các hoạt động cấu thành đước phân
tích về mặt địa lý trên nhiều nước khác nhau sẽ trở thành một chuỗi giá trị toàn cầu.
Khi một công ty đứng đầu chuỗi tập trung vào các hoạt động có giá trị gia tăng cao
nhất và quyết định sức cạnh tranh của chuỗi còn các hoạt động có giá trị gia tăng thấp
hơn được chuyển sang thuê các công ty bên ngoài sẽ tạo ra một chuối cung ứng. Và khi
các công ty nằm trong chuỗi cung ứng được phân bổ ở nhiều vị trí địa lý khác nhau ở
các nước khác nhau được gọi là chuỗi cung ứng toàn cầu.
Như vậy, chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi cung ứng toàn cầu về cơ bản là tương tự
như nhau chỉ khác một điểm là chuỗi giá trị bao gồm cả công ty đứng đầu và các hoạt
động của nó còn chuỗi cung ứng thì không. Các chuỗi này nhấn mạnh các hoạt động
tạo ra giá trị gia tăng trên các nước khác nhau, trong khi đó, MSX toàn cầu nhấn mạnh
mỗi liên kết giữa các công ty trong mạng.
Bảng 1.1: Khái niệm và phân biệt mạng sản xuất với chuỗi giá trị toàn cầu và
chuỗi cung ứng toàn cầu
Khái niệm Định nghĩa Thước đo Chủ thể tham gia
MSX toàn
cầu
Một tập hợp các mối quan
hệ giữa các chi nhánh trên
toàn cầu giúp liên kết các
công ty vào một nhóm
kinh tế lớn hơn
Đặc trưng và quy mô
của các mối quan hệ
liên công ty hay liên
chi nhánh
Tất cả các công ty
tham gia tạo giá trị
gia tăng để dẫn đến
việc tiêu dùng cuối
cùng của sản phẩm
Chuỗi giá
trị toàn cầu
Trật tự các hoạt động tạo
ra giá trị gia tăng được
thực hiện ở các nước khác
nhau để dẫn đến và hỗ trợ
việc tiêu dùng cuối cùng
của sản phẩm, bao gồm cả
công ty đứng đầu
Tập hợp tất cả các
hoạt động tạo ra giá trị
gia tăng được thực
hiện trên toàn cầu để
dẫn đến và hỗ trợ tiêu
dùng cuối cùng của
sản phẩm
Tất cả các công ty
trên toàn cầu tham
gia vào chuỗi (kể
cả công ty đứng
đầu) để tạo ra và
hỗ trợ tiêu dùng
sản phẩm cuối
cùng
Chuỗi Các hoạt động tạo ra giá trị Tập hợp các hoạt Các công ty tham
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links