rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Luận án Tiến sĩ Lịch sử Việt Nam: Kinh tế Đàng trong (1558 - 1777)
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................1 Chƣơng 1.......................................................................................................................8 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ...8
1.1.Nhóm công trình nghiên cứu chung về kinh tế, xã hội Đàng Trong....................8 1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước........................................................8 1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài .....................................................13
1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về từng ngành kinh tế ở Đàng Trong...........16 1.2.1. Nghiên cứu về khẩn hoang và kinh tế nông nghiệp. ...................................16 1.2.2.Nghiên cứu về thủ công nghiệp....................................................................19 1.2.3.Nghiên cứu về kinh tế thương nghiệp ..........................................................23
1.3. Những vấn đề luận án đƣợc kế thừa..................................................................28
1.4. Những vấn đề luận án cần giải quyết ................................................................29 Chƣơng 2. NÔNG NGHIỆP......................................................................................30 2.1. Chính sách khẩn hoang......................................................................................30 2.1.1. Đối với vùng đất Thuận - Quảng ...............................................................30 2.1.2. Đối với vùng đồi núi, biên giới phía Tây ....................................................33 2.1.3. Đối với khu vực Nam Bộ .............................................................................35 2.1.4. Đối với biển đảo..........................................................................................38 2.2. Tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất.............................................................39 2.2.1. Ruộng đất ở Thuận - Quảng .......................................................................39 2.2.2. Ruộng đất ở Nam Bộ...................................................................................49 2.3. Sản xuất nông nghiệp ........................................................................................53 2.3.1.Nghề trồng trọt.............................................................................................53 2.3.2. Nghề chăn nuôi ...........................................................................................57 2.3.3. Khai thác lâm thổ sản .................................................................................58 2.3.4. Khai thác nguồn lợi sông ngòi, biển đảo....................................................59 2.4. Thủy lợi .............................................................................................................61 2.5. Thuế nông nghiệp..............................................................................................62 Tiểu kết chương 2 .......................................................................................................65 Chƣơng 3. THỦ CÔNG NGHIỆP ............................................................................67 3.1. Thủ công nghiệp nhà nƣớc ................................................................................67 3.1.1. Tổ chức quan xưởng....................................................................................67 3.1.2. Một số nghề tiêu biểu..................................................................................68 3.2. Thủ công nghiệp nhân dân ................................................................................71 3.2.1.Các biện pháp khôi phục và phát triển thủ công nghiệp nhân dân .............71 3.2.2. Một số nghề thủ công tiêu biểu ...................................................................74 3.3. Lực lƣợng sản xuất ............................................................................................81

3.4. Sản phẩm thủ công nghiệp có sự ảnh hƣởng của các dân tộc Việt, Chăm, Hoa......85
3.5.Thuế đối với các nghề, làng nghề.......................................................................87 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................................88 Chƣơng 4. THƢƠNG NGHIỆP................................................................................90
4.1. Yếu tố tác động đến thƣơng nghiệp ..................................................................90 4.1.1. Tác động từ bên ngoài ................................................................................90 4.1.2. Tác động từ bên trong.................................................................................92
4.2. Nội thƣơng.........................................................................................................97 4.2.1. Chợ và các cảng thị ....................................................................................97 4.2.2.Các tuyến thương mại nội địa....................................................................100 4.2.3. Tiền tệ và cách buôn bán ............................................................106
4.3. Ngoại thƣơng...................................................................................................108 4.3.1. Các tuyến thương mại quốc tế ..................................................................108 4.3.2.Hàng xuất khẩu ..........................................................................................110 4.3.3. Hàng nhập khẩu ........................................................................................114
4.4. Đội ngũ thƣơng nhân.......................................................................................116 4.4.1. Thương nhân trong nước ..........................................................................116 4.4.2. Thương nhân nước ngoài..........................................................................118
4.5. Thuế thƣơng nghiệp ........................................................................................120 4.5.1. Thuế nội thương ........................................................................................120 4.5.2. Thuế ngoại thương ....................................................................................120
Tiểu kết chương 4 .....................................................................................................122 Chƣơng 5. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA KINH TẾ ĐÀNG TRONG...........124 5.1. Đặc điểm..........................................................................................................124 5.1.1. Kinh tế Đàng Trong là nền kinh tế hàng hóa ...........................................124 5.1.2. Kinh tế Đàng Trong chủ yếu phát triển trong phạm vi nội địa với đặc trưng của nền thương mại đường sông.........................................................................125 5.1.3. Ruộng đất đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế.....................128 5.2. Vai trò..............................................................................................................128 5.2.1. Đối với đời sống dân cư............................................................................128 5.2.2. Đối với tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa và giáo dục ..................................131 5.2.3 Đối với an ninh quốc phòng.......................................................................138 5.2.4. Đối với bang giao .....................................................................................140 5.2.5. Hình thành các đô thị................................................................................142 Tiểu kết chương 5. ....................................................................................................146 KẾT LUẬN...............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ...............................151 LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................152

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Diện tích quan đồn điền, quan điền trang ở xứ Thuận Hóa năm 1773.......tr.40 Bảng 2.2: Số tập ghi ruộng tƣ các họ ở Thuận Hóa....................................................tr.48 Bảng 2.3: Thuế ruộng xứ Thuận Quảng ...................................................................... tr.62 Bảng 4.1: Đƣờng nhập vào Nhật Bản năm 1663........................................ tr.112 Bảng 4.2: Thuế đối với tàu buôn nƣớc ngoài..............................................tr.121

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, nghiên cứu lịch sử không chỉ
là các sự kiện chính trị, các vấn đề văn hóa xã hội, mà vấn đề kinh tế cũng đƣợc tập trung làm rõ. Trên cơ sở lấy kinh tế làm đối tƣợng nghiên cứu để chỉ ra vai trò chi phối của kinh tế đến các vấn đề trong đời sống xã hội, từ đó có chính sách hợp lý trong thời điểm hiện tại là điều cần thiết.
Sự xuất hiện của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong từ nửa sau thế kỷ XVI đã có vai trò rất lớn trong việc khẳng định chủ quyền và mở rộng lãnh thổ ở vùng đất phía Nam cũng nhƣ vùng biển đảo của tổ quốc. Đi đôi với quá trình khẩn hoang, là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế. Những quan điểm đúng đắn mang tính hƣớng biển, sự nhanh nhạy trong chính sách mở cửa trƣớc thời đại thƣơng nghiệp, cùng với quá trình khuyến khích sức lao động của các tầng lớp dân cƣ. Các chúa Nguyễn đã từng bƣớc đẩy mạnh nội lực các ngành kinh tế, đƣa Đàng Trong chỉ sau thời gian hơn 200 năm, từ nơi hoang vu, sình lầy trở thành trung tâm kinh tế ở khu vực Đông Nam Á với cảnh trên bến, dƣới thuyền, dân cƣ đông đúc. Do đó, vấn đề kinh tế Đàng Trong dƣới thời chúa Nguyễn từ năm 1558 đến năm 1777 trong vài thập kỷ gần đây đã đƣợc các nhà khoa học trong và ngoài nƣớc chọn làm đối tƣợng nghiên cứu. Trong mỗi công trình, các tác giả đã đề cập đến Đàng Trong dƣới nhiều góc độ khác nhau, trong đó hai vấn đề chính là khẩn hoang và ngoại thƣơng đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, góp phần làm rõ quá trình hình thành và phát triển của từng địa phƣơng trong vùng đất này. Đồng thời nhấn mạnh đến ngoại thƣơng nhƣ yếu tố sống còn của chính quyền chúa Nguyễn. Tuy nhiên, để hiểu rõ về kinh tế Đàng Trong và đánh giá về vai trò của các ngành kinh tế đối với sự hình thành và phát triển của vùng đất mới sáp nhập Đàng Trong cần thấy đƣợc những chính sách của chính quyền chúa Nguyễn đối với mỗi ngành, mỗi khu vực trong từng thời điểm nhất định. Chính sách kinh tế xuyên suốt của các chúa Nguyễn đó là: phát triển kinh tế luôn gắn với mở rộng lãnh thổ và ổn định đời sống dân cƣ. Phát triển kinh tế nhằm tăng tiềm lực cho chính quyền và đảm bảo an ninh lãnh thổ. Vì thế, nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong để thấy đƣợc quá trình thực thi chính sách, những kết quả đã đạt đƣợc và lý giải cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế Đàng Trong, từ đó đánh giá xem đâu mới là yếu tố quyết định đến sự thịnh suy của chính quyền chúa Nguyễn là điều hết sức quan trọng.
Bên cạnh đó, vấn đề hòa hợp giữa các cộng đồng dân cƣ không chỉ trong văn hóa mà trong đời sống sản xuất hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập trong các công trình nghiên cứu trƣớc. Các chúa Nguyễn xây dựng chính quyền cát cứ ở vùng đất không mấy thuận lợi bởi điều kiện tự nhiên, lại là nơi tập trung nhiều đối tƣợng dân cƣ khác nhau, nhƣ ngƣời Chăm, ngƣời Khmer, các dân tộc thiểu số, những tội nhân bị đày ải
1

từ chính quyền Đại Việt ở các giai đoạn trƣớc, những di dân ngƣời Việt, ngƣời Hoa mới vào,.... Làm thế nào để quản lý và khuyến khích họ tham gia vào quá trình sản xuất, phát huy thế mạnh của từng cộng đồng ngƣời để tạo ra cơ sở vật chất cho chính quyền chúa Nguyễn nơi vùng đất mới, trở thành vấn đề bức thiết đặt ra cho các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Cùng với quá trình cộng cƣ là sự kết hợp giữa các hình thức sản xuất, các quan điểm trong phát triển kinh tế đã tạo nên một nền kinh tế Đàng Trong mang tính mở và năng động. Do đó, nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong cũng là cơ sở cho đánh giá về quá trình cộng cƣ và vai trò của các tộc ngƣời đặc biệt là ngƣời Chăm trong sự phát triển chung của vùng đất Đàng Trong.
Hơn nữa, hiện nay vấn đề sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long hay vấn đề sạt lở ở vùng Quảng Nam cũng đặt ra nhiều thách thức lớn. Làm thế nào để khắc phục tình trạng xâm nhập mặn của thủy triều, lựa chọn các cây trồng, các mô hình kinh tế phù hợp với từng địa phƣơng đang là vấn đề bức thiết. Nghiên cứu về kinh tế Đàng Trong cũng góp phần làm rõ đƣợc vấn đề ứng đối trƣớc điều kiện tự nhiên của chính quyền cũng nhƣ cƣ dân Đàng Trong trong hai thế kỷ XVII –XVIII, từ đó rút ra kinh nghiệm và bài học cần thiết cho quá trình phát triển kinh tế hiện nay.
Trên cơ sở đó, chúng tui nhận thấy cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về kinh tế ở Đàng Trong, cũng nhƣ chƣa thực sự làm rõ vai trò của các tộc ngƣời trong việc định hình kinh tế Đàng Trong, về mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giữa các ngành kinh tế, giữa kinh tế với các vấn đề xã hội, và những ứng đối của cƣ dân trƣớc điều kiện tự nhiên. Vì thế, chúng tui lựa chọn vấn đề "Kinh tế Đàng Trong (1558-1777)" làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện luận án này tác giả nhằm làm rõ kinh tế Đàng Trong phát triển nhƣ thế nào dƣới thời các chúa Nguyễn, và kinh tế có ảnh hƣởng gì đến quá trình hội nhập văn hóa – xã hội. Nghiên cứu kinh tế để thấy đƣợc những tác động qua lại của kinh tế đối với chính trị, an ninh và điều kiện tự nhiên. Để từ đó có những định hƣớng, chính sách và phƣơng thức sản xuất phù hợp trƣớc sự biến đổi của khí hậu và những thay đổi trƣớc bổi cảnh trong nƣớc và thế giới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đề ra, luận án hƣớng tới giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cụ thể hoạt động của các ngành kinh tế: nông nghiệp, thủ công nghiệp và thƣơng nghiệp Đàng Trong dƣới thời các chúa Nguyễn và sự tác động giữa các ngành với nhau.
2

- Đặt kinh tế Đàng Trong trong các mối liên hệ với các vấn đề xã hội cũng nhƣ trong bối cảnh chung của khu vực, để thấy đƣợc kết quả và vai trò của từng ngành kinh tế đối với các vấn đề văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng ở Đàng Trong.
- Trên cơ sở phân tích diện mạo của các ngành kinh tế, luận án chỉ ra vai trò và hạn chế của các ngành kinh tế đối với sự thịnh suy của chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong, từ đó rút ra những đặc điểm của kinh tế Đàng trong.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là kinh tế Đàng Trong bao gồm các ngành: nông nghiệp (khai hoang, ruộng đất, trồng trọt, chăn nuôi, khai thác thổ sản và thủy- hải sản), thủ công nghiệp (lực lƣợng lao động, các nghề thủ công tiêu biểu), thƣơng nghiệp (nội thƣơng, ngoại thƣơng, các tuyến thƣơng mại, các mặt hàng buôn bán,...). 3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian:Vùng đất Đàng Trong đƣợc giới hạn từ phía Nam sông Gianh tỉnh Quảng Bình đến Gia Định – Hà Tiên tức gần hết vùng đất Nam Bộ ngày nay, bao gồm cả đất liền và hải đảo.
Phạm vi thời gian: Mặc dù việc phân chia rạch ròi thành Nam Hà và Bắc Hà đƣợc quyết định sau 7 lần giao chiến giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn (từ 1627 đến tháng 12 năm 1672), song cách gọi Đàng Trong (tức đi về phía trong hay ở phía trong) vốn đƣợc các nhà nghiên cứu sử dụng để chỉ vùng đất do chúa Nguyễn trực tiếp quản lý từ khi Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa năm 1558 để phân biệt với Đàng Ngoài (ở phía ngoài) chịu sự quản lý của chúa Trịnh1. Mốc kết thúc phân chia Đàng Trong –Đàng Ngoài là cuối thế kỷ XVIII, khi phong trào Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn (1777) và chúa Trịnh (1788), thành lập vƣơng triều Tây Sơn. Do đó, khi lựa chọn đề tài này chúng tui xác định lấy kinh tế là đối tƣợng nghiên cứu chính và mong muốn làm rõ kinh tế ở vùng đất Đàng Trong thay đổi nhƣ thế nào từ khi Nguyễn Hoàng đƣợc vua Lê trao cho cờ tiết làm huy hiệu của quyền Trấn thủ, và giao cho
1 Xác định mốc thời gian các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, GS Phan Huy Lê trong Hội thảo khoa học "Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX", Nxb Thế Giới, H, 2008 đã khẳng định: "thời kỳ các chúa Nguyễn bắt đầu từ năm 1558 khi Nguyễn Hoàng rời quê hƣơng xứ Thanh vào nhậm chức Trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi năm 1570 kiêm trấn thủ xứ Quảng Nam. Vƣơng triều Nguyễn bắt đầu từ năm 1802. Giữa thời kỳ các chúa Nguyễn và vƣơng triều Nguyễn là thời kỳ Tây Sơn.Tây Sơn nằm giữa liên quan đến sự thất bại của chúa Nguyễn cuối cùng là Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dƣơng và sự thắng lợi của Nguyễn Ánh năm 1802" [241, tr.16]. Quan điểm này cũng đƣợc khẳng định trong các công trình nghiên cứu nhƣ Việt sử Xứ Đàng Trong (1558 -1777) của Phan Khoang, trong Lời giới thiệu (lần tái bản thứ nhất), tập 1, bộ Đại Nam thực lục (2004) do Viện Sử học biên dịch (Nxb Giáo Dục, H), trong Tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ Việt Nam (từ 939 đến năm 1884), của PGS.TS Nguyễn Minh Tƣờng. Trong các Hội thảo khoa học nhƣ Quảng Trị - Đất dựng nghiệp của tiên chúa Nguyễn Hoàng" năm 2011. Năm 2017, GS. TS Nguyễn Quang Ngọc khi nghiên cứu Vùng đất Nam Bộ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, cũng cho rằng năm 1558, 1570 Nguyễn Hoàng đã xây dựng vùng Thuận Quảng trở thành giang sơn riêng của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn và đến năm 1777 là năm các vị chúa Nguyễn chính thống cuối cùng bị giết, vùng đất này lần lƣợt liên tiếp nằm dƣới sự quản lý của Tây Sơn và Nguyễn Ánh [ 151; tr.33, 178].
- Các thƣơng nhân phƣơng Tây gọi là Cocincina, Cauchinchine,Cochinchina hay Cauchine. 3

toàn quyền quyết đoán mọi việc ở vùng Thuận Hóa năm 1558, ở Quảng Nam năm 1570, đến khi Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dƣơng bị phong trào Tây Sơn đánh bại và chết ở Gia Định năm 1777, chính thức kết thúc thời gian trị vì của các chúa Nguyễn chính thống ở Đàng Trong. Vì vậy, chúng tui lấy phạm vi thời gian nghiên cứu từ năm 1558 đến năm 1777 để thấy rõ quá trình hình thành, phát triển và khủng hoảng của kinh tế, cũng nhƣ tác động của kinh tế đến các vấn đề văn hóa, xã hội ở Đàng Trong.
- Phạm vi nội dung: Luận án tập trung vào làm rõ quá trình hình thành và phát triển của kinh tế Đàng Trong trên tất cả các ngành: nông nghiệp, thủ công nghiệp, thƣơng nghiệp.
Để làm rõ nội dung của luận án, tác giả bám sát các khái niệm.
Khái niệm Kinh tế: tác giả sử dụng khái niệm kinh tế sử quan của Đào Duy Anh làm định hƣớng nghiên cứu: "lấy con mắt kinh tế để quan sát và thuyết minh các sự biến thiên của xã hội loài ngƣời, lấy kinh tế làm trọng tâm để thuyết minh lịch sử"[6,tr.432-433].
Khái niệm Nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tƣ liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lƣơng thực, thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng còn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy hải sản. Ruộng đất là tƣ liệu sản xuất chủ yếu, một loại tƣ liệu sản xuất đặc biệt [81,tr.303]
Khái niệm thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp2 là hình thức sản xuất sử dụng công cụ cầm tay, các phƣơng pháp thủ công để tác động trực tiếp lên đối tƣợng lao động. Đặc điểm chủ yếu của thủ công nghiệp là bao gồm nhiều ngành nghề phong phú từ sản xuất đến dịch vụ sản xuất và đời sống; gắn chặt chẽ với sản xuất và tiêu dùng các nguyên liệu, tận dụng các phế liệu và đáp ứng các nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng của địa phƣơng [82, tr.272].
Khái niệm thƣơng nghiệp: theo Đào Duy Anh là "nghề buôn bán cùng các việc dinh lợi của ngƣời lái buôn" [6, tr.464].
4. Nguồn tƣ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
1. Nguồn tư liệu đƣợc biên soạn bởi cơ quan quốc sử nhƣ: Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký tiền biên, Đại Việt sử ký tục biên (1676-1789), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Đại Nam nhất thống chí.
2 Thủ công nghiệp khác với Tiểu công nghiệp. Tiểu công nghiệp là bộ phận của công nghiệp bao gồm những cơ sở sản xuất nhỏ có trình độ trang bị kỹ thuật cơ khí hay nửa cơ khí, và có trƣờng hợp có kỹ thuật tinh xảo [82,tr.407].
4

2. Nguồn tƣ liệu từ những bộ tƣ sử, trong đó viết riêng về hình thế núi sông, sản vật, phong tục, thành quách, lệ cũ, nhân tài của vùng đất Đàng Trong rất có giá trị nhƣ: "Chân Lạp phong thổ ký" của Chu Đạt Quan,“Ô châu cận lục” của Dƣơng Văn An; “Phủ biên tạp lục” của Lê Quý Đôn;“Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức; Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Quảng Thuận đạo sử tập của Nguyễn Huy Quýnh, Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm.
3. Các cuốn hồi ký của các thƣơng nhân và giáo sỹ nƣớc ngoài về vùng đất Đàng Trong trong các thế kỷ XVII, XVIII và nửa đầu thế kỷ XIX nhƣ: Xứ Đàng Trong năm 1621 của Cristophoro Borri; Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài (1650), Từ điển Việt –Bồ- La (1651); Hành trình và truyền giáo (1653) của Alexandre De Rhodes, An Nam cung dịch kỷ sự (Ký sự đến Việt Nam (năm 1657) của Chu Thuấn Thủy; Hải Ngoại kỷ sự của Thích Đại Sán (năm 1695); .
Những ghi chép của các thƣơng nhân đến sau nhƣ Thomas Bowyear, đƣợc in trong Les Européen qui ont vu le Vieux Hué – Những người châu Âu đã thấy Huế xưa (viết năm 1695); Hồi ký của Chaigneau J.B với nhan đề Les Mémoire sur la Cochinchine de Chaigneau, J.B - (viết năm 1820);.... các công trình này đã đƣợc dịch sang tiếng Việt bởi Hội Đô thành Hiếu Cổ3 xuất bản trong bộ “Những người bạn cố đô Huế” (Bulletin des Amis du Vieux Huế, viết tắt là B.A.V.H) kéo dài từ năm 1914- 1944. Hồi ký của John Barrow với nhan đề A voyage to Cochinchina in the years 1792-1793 (Một chuyến du hành tới xứ Nam Hà trong các năm 1792-1793), đã đƣợc Nguyễn Thừa Hỷ dịch sang tiếng Việt năm 2007 .
Các tƣ liệu của các học giả Nhật Bản hay Trung Quốc ghi chép về quan hệ thƣơng mại giữa Nhật Bản với các nƣớc trong khu vực châu Á nhƣ: An Nam kỷ lược do Kondo Morishige (hiệu là Sensai) viết cuối thế kỷ XVIII. Bộ sách Ngoại phiên thông thư của Kondo Juno biên soạn năm 1818 gồm 27 quyển, tập hợp những thƣ từ ngoại giao giữa Nhật Bản dƣới thời Tokugawa với các nƣớc, trong đó phần viết về An Nam đƣợc chép trong 4 quyển từ quyển 11 đến quyển 144.
4. Sách chuyên khảo: gồm các cuốn sách nghiên cứu về chúa Nguyễn và công cuộc khẩn hoang vùng đất Nam Bộ và Nam Trung Bộ ngày nay.
3Hội Đô thành hiếu cổ đƣợc thành lập năm 1913 do linh mục Léopold Cadière cùng một số tri thức Pháp và Việt sáng lập. Những người bạn cố đô Huế là tập hơp những bài viết của những ngƣời sáng lập và cộng tác viên trong suốt 31 năm từ 1914 đến 1944. Trên cơ sở thu thập, bảo quản những di vật,kỷ vật về các mặt chính trị, nghệ thuật, lịch sử, văn học, văn hóa, chủ yếu tập trung ở Huế và khu vực Trung Kỳ. Hội đã xây dựng nên một thƣ viện để tập hợp tƣ liệu nghiên cứu và bảo tàng lƣu giữ cổ vật của nhà Nguyễn và Huế xƣa.
4Tổng cộng có 62 bức thƣ nhƣng có 6 bức thƣ chỉ có tên mà không có nội dung nên chỉ còn lại 56 bức. 35 bức thƣ trong tổng số 56 bức đã đƣợc tác giả Sở Cuồng Lê Dƣ đăng trên Tạp chí Nam Phong, phần Hán Văn với hai bài: bài 1 đăng trong quyển 9 số 54 tháng 12 năm 1921, giới thiệu 25 bức thƣ với nhan đề Cổ đại Nam Nhật giao thông khảo (phụ đề Bản triều tiên đại dữ Nhật Bản giao thông chi văn thư) . Bài 2 đăng trong quyển 10 số 56 năm 1922 gồm 10 bức, nhan đề Cổ đại ngã quốc dữ Nhật Bản chi giao thông (tục). Năm 2012 đến 2014, tác giả Nguyễn Huy Khuyến đã đăng cả phần Hán Văn và dịch nghĩa 35 bức thƣ này trên Tạp chí Đông Bắc Á, tất cả 5 số (số 2-2012; số 9-2012; số 4-2013; số 2-2014; số 10-2014) với nhan đề “Văn thư thông thương giữa chúa Nguyễn ở Đàng Trong và Nhật Bản thế kỷ XVII”.
5
Yên, Bình Khang, Diên Khánh, Gia Định phải nộp tổ yến non mới là 120 tổ. Ngƣời áp thu lĩnh tờ thị, sửa sang thuyền, đi đến các phủ để thu thuế. Việc thu thuế Yến căn cứ trên từng hạng mà tính thu. Hạng tráng mỗi ngƣời nộp 2 cân yến sào, nếu không có thì nộp thay bằng tiền 2 quan, hạng dân mỗi ngƣời nộp 1 cân 8 lạng, hạng lão và hạng đinh mỗi ngƣời nộp một cân. Còn cả xã lại nộp lễ thƣờng tân, chính đán là 1.500 tổ. Năm Mậu Tý (1708) thuế yến sào nộp thay bằng tiền là 773 quan 1 tiền 30 đồng [58,tr.230]. Điều đó cho thấy hàng năm ở các địa phƣơng đã khai thác một sản lƣợng không nhỏ yến ở các đảo.
Hàng năm ngƣời dân Đàng Trong cũng thu lƣợm đƣợc một số sản phẩm có giá trị từ các tàu đắm trên các đảo, hay ở các vùng biển gần bờ nhƣ: thiếc, bạc, đồng, và các loại vũ khí. Chẳng hạn năm Nhâm Ngọ (1702) lƣợm đƣợc 30 hốt bạc, năm Giáp Thân (1704) lƣợm đƣợc 5.100 cân thiếc, năm Ất Dậu (1705) lƣợm đƣợc 126 hốt bạc [58, tr.120]. Tuy nhiên, thực tế là những mặt hàng có giá trị này gần nhƣ bị chúa và quan lại bao mua với giá rẻ.
Khai thác muối cũng đƣợc xem là nghề nổi tiếng ở Đàng Trong khi mà ở đây có đƣờng bờ biển kéo dài, lại có thời tiết thuận lợi với lƣợng nắng nhiều quanh năm. Căn cứ vào thuế muối mà Đàng Trong trƣng thu tại các địa phƣơng 48, có thể thấy nghề khai thác muối đã rất phát triển. Muối không chỉ đảm bảo cho đời sống ngƣời dân mà còn phục vụ cho thƣơng mại, tạo thành những con đường muối từ miền xuôi lên miền ngƣợc.
Khai thác nguồn lợi thủy, hải sản: Với hệ thống sông ngòi chằng chịt và hầu hết các địa phƣơng đều giáp biển nên Đàng Trong hàng năm số lƣợng cá khai thác đƣợc là rất lớn. Borri cho biết "ngành ngƣ nghiệp cũng rất phồn thịnh, và cá ở đây có hƣơng vị tuyệt diệu và rất đặc biệt, tui đã đi qua nhiều đại dƣơng, đã đi nhiều nƣớc, nhƣng tui cho rằng không nơi nào có thể so sánh đƣợc với xứ Đàng Trong"[15, tr.29].Có thể kể đến một số loại cá ở các địa phƣơng nhƣ: ở Sông Hƣơng có cá thệ dùng để làm mắm, ở Phú Xuân có nhiều cá chép, cá chỉnh,.... Hàng năm, chúa Nguyễn cũng đánh thuế cá đối với những làng chuyên nghề khai thác thủy hải sản. Chẳng hạn, số thuế thu đƣợc từ khai thác cá ở phá Hà Trung hàng năm lên đến hơn nghìn quan [58, tr.341]. Ở Gia Định "không ngày nào là không tôm cá, cua sam, ốc đen, hải vật đầy rẫy, lấy không ai cấm, dùng không bao giờ hết" [61, tr.30]. Điều đó cho thấy sản lƣợng khai thác từ nguồn lợi sông ngòi và biển là rất lớn và đây là nguồn thực phẩm chính của cƣ dân dùng hàng ngày.
48 Lệ thuế muối ở Thuận Hóa nhƣ sau: ở phƣờng Khánh Mỹ huyện Hƣơng Trà: thuế 22 sọt và lễ 2sọt/năm. Hai xã Diêm Trƣờng và Phụng Chính huyện Phú Vang nộp thuế 57 sọt, lễ 4 sọt/năm; xã Xuân Mỵ huyện Minh Linh: thuế 168 sọt, lễ 5 sọt/năm; xã Di Loan: thuế 60 sọt, lễ 5 sọt; xã Cừ Hà, huyện Khang Lộc có trƣờng muối môi năm nộp 84 sọt 13 cân; trƣờng Bình Phúc 77 sọt 20 cân; trƣờng Tấn Ninh: 82 sọt 15 cân và 16 sọt lễ. Ngoài ra những hộ chuyên làm muối còn phải đóng thuế diêm đinh, chẳng hạn ở huyện Hƣơng Trà, xã Hà Thanh nộp 918 sọt thuế và 10 sọt lễ [58;tr.340].
60
2.4. Thủy lợi
Trong sản xuất nông nghiệp, thủy lợi đƣợc xem là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến năng suất cây trồng. Ở Đàng Trong, tùy thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng mà các biện pháp thủy lợi đƣợc triển khai khác nhau.
Vùng Thuận - Quảng là nơi không có những đê điều lớn nhƣ ở miền Bắc cũng không có những hệ thống kênh rạch chằng chịt nhƣ ở miền Nam. Trong khi khí hậu lại hết sức nóng, khô. Do đó việc lấy nƣớc vào đồng ruộng luôn là mối quan tâm của chính quyền và ngƣời dân. Cƣ dân ngƣời Việt khi vào Thuận Hóa từ các thế kỷ trƣớc hay trong thế kỷ XVI-XVII đƣợc thừa hƣởng một hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh của ngƣời Chăm, đó là hệ thống dẫn nƣớc khéo léo với các đập nƣớc trên sông cùng với hệ thống mƣơng đem nƣớc vào ruộng lúa [131, tr.23]. Dọc trên các sông miền Trung hiện nay vẫn còn dấu tích các đập nƣớc của ngƣời Chăm nhƣ đập Gio Linh ở Quảng Trị, đập Đồng Cam ở Phú Yên, đập Chaklin (Nha Trinh) ở Ninh Thuận, và đập nƣớc Suối Cam ở Khánh Hòa [41,tr.67-79].Trong ghi chép của Chaigneau đã viết: "ở Quy Nhơn có những công trình thủy lợi đã đƣợc thực hiện từ thời xa xƣa để tƣới nƣớc, nó gồm những bờ đập đơn sơ đƣợc đắp thành từng bậc trên sƣờn núi nhằm mục đích chặn nƣớc lại. Do những cửa thông một chiều và những hói đào, mà nƣớc bị ngăn chặn phải chảy vào một bể trên cao rồi cứ lƣu thông theo các phƣơng cách nhƣ thế từ bậc này xuống bậc khác mang màu mỡ đi khắp nơi"[34, tr.265]. Không chỉ là các đập nƣớc và hệ thống dẫn nƣớc mà các giếng nƣớc ngọt phục vụ cho đời sống ngƣời dân cũng nhƣ cho sản xuất nông nghiệp ở các vùng ven biển, hải đảo cũng đƣợc ngƣời Việt kế thừa từ ngƣời Chăm. Các giếng nƣớc cổ hiện nay còn sót lại ở Hội An và Cù Lao Chàm đã cho thấy điều đó.
Bên cạnh các đập nƣớc sẵn có đƣợc kế thừa từ ngƣời Chăm, các chúa Nguyễn cũng tiến hành nhiều biện pháp nhằm đảm bảo nƣớc tƣới cho đồng ruộng và phục vụ giao thông đi lại, trong đó việc tổ chức binh lính và nhân dân đào kênh, vét mƣơng đƣợc triển khai hàng năm. Một số kênh đƣợc đào mới dƣới thời chúa Nguyễn ở Thuận Quảng nhƣ: kênh Hồ Xá năm 1668, kênh Trung Đan ở huyện Minh Linh năm 1681 cũng trong năm này kênh Mai Xá đƣợc đào ở huyện Vũ Xƣơng, huyện Hải Lăng, kênh Hà Kỳ ở Vĩnh Linh năm 1686 [175, tr.82,92,93,95]. Các chúa Nguyễn cũng rất quan tâm đến việc áp dụng các biện pháp tránh ngập úng cho đồng ruộng thông qua việc quy hoạch làng xã và đào các con sông theo hình bàn cờ, kịp thời huy động lực lƣợng quân đội và dân chúng kè đê, đắp đập mỗi khi nƣớc lũ tràn về. Dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Tần, “chúa thấy nƣớc sông Vĩ Dã chảy xiết mạnh, hạ lệnh huy động dân ba huyện đắp kè đập để chắn giữ” [175, tr.80], đến năm 1703 chúa Nguyễn Phúc Chu lại sai lính kè đập ở kênh Hà Kỳ [175, tr.115]. Nhờ kết quả của các công trình thủy lợi trên mà việc tƣới tiêu trên các cánh đồng đƣợc thuận lợi, giao thông đi lại rất thuận tiện và hạn chế đƣợc tác hại của lũ lụt.
Đối với vùng đất Gia Định xƣa có lợi thế sẵn có từ điều kiện tự nhiên với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, hầu hết các đồng bằng phù sa đƣợc tạo nên
61

bởi các con sông. Do đó công việc thủy lợi ở đây đƣợc các chúa Nguyễn cũng nhƣ nhân dân triển khai hết sức thuận lợi, chủ yếu là thƣờng xuyên nạo vét các con sông, và đào thêm những con kênh nối các dòng sông nhằm đảm bảo nguồn nƣớc lƣu thông. Chẳng hạn, kênh Vũng Gù đƣợc đào năm 1705 nối liền Tiền Giang với Long An do Nguyễn Cửu Vân tiến hành. Năm 1713, Nguyễn Cửu Đàm (con của Nguyễn Cửu Vân) nhân sau khi dẹp xong Cao Miên đào kênh ruột ngựa (sau này gọi là sông Mã Trƣờng thuộc trấn Biên Hòa) tạo nên một con kênh thẳng tắp nối liền Rạch Cát đến kênh Lò Ngói [61, tr.35].
2.5. Thuế nông nghiệp
Thuế nông nghiệp ở Đàng Trong chủ yếu là thuế ruộng đất, tuy nhiên chƣa có quy định mức thuế khác nhau giữa ruộng đất công và ruộng đất tƣ, mà chỉ có sự khác biệt ở hai khu vực Thuận - Quảng và Gia Định.
Vùng Thuận - Quảng: Trong giai đoạn đầu (từ năm 1558 đến năm 1618) chúa Nguyễn Hoàng và Nguyễn Phúc Nguyên chƣa thực hiện việc khám đạc ruộng đất và chƣa đề ra một chính sách thuế khóa nào. Đến năm 1618 khi ruộng đất khai hoang ngày càng nhiều, chúa Nguyễn Phúc Nguyên“mới sai quan đo ruộng hiện có để thu thuế [58,tr.126]. Theo đó, việc thu thuế dựa trên cơ sở sản vật thu đƣợc ở 5 nơi là rừng núi, sông chằm, cồn gò, bờ bãi, đồng đất trũng, phân biệt chỗ tốt, chỗ xấu để thu các mức thuế khác nhau. Mặc dù không có tài liệu nào ghi chép một cách cụ thể về các mức thuế này, song căn cứ vào sự ổn định của đời sống dân cƣ trong những năm đầu thế kỷ XVII có thể thấy các chúa Nguyễn đã đánh thuế ruộng đất rất nhẹ. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau đó khi số ruộng đất công ngày càng tăng, quan lại ở các dinh phủ cũng ngày một nhiều, tình trạng chiếm canh ruộng lậu không chịu nộp thuế diễn ra phổ biến. Năm 1669 chúa Nguyễn Phúc Tần đã thực hiện chính sách khám đạc lại ruộng đất của xã dân, định làm 3 bậc và chia thành các hạng ruộng để thu tô thuế. Đồng thời cho lập Ty Nông sứ để giữ việc bổ thu thuế ruộng mới khai phá. Thuế ruộng công làng xã ở Thuận Quảng đƣợc thu theo đẳng hạng ruộng đất: nhất, nhì, ba và thuế ruộng đất tƣ cũng thu theo lệ của ruộng công. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 2.3: Thuế ruộng xứ Thuận Quảng
Hạng đất Hạng nhất Hạng nhì Hạng ba
Thu thóc/ mẫu
40 thăng (bằng 40kg) 30 thăng (bằng 30kg) 20 thăng (bằng 20 kg)
Thu gạo/mẫu
8 cáp (bằng 1,6kg) 6 cáp (bằng 1,2kg) 4 cáp (bằng 0,8kg)49
(Nguồn: Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học Xã hội, 1977, tr127) Đối với ruộng quan đồn điền và quan điền trang ở Thuận Quảng chúa Nguyễn cũng phát canh thu tô đối với những ruộng đất cho dân lĩnh canh. Mức thu cũng khác
49 Theo Từ điển Hán Việt, bảng đối chiếu các đơn vị đo lƣờng Trung Quốc với Quốc tế nhƣ sau:
1 thăng = 1 lít (khoảng 1kg); 1 đấu (10 thăng) = 10 lít (khoảng 10kg); 1 thạch (10 đấu) = 100 lít (khoảng 100 kg). Từ điển Hán Việt, Thƣơng vụ ấn thƣ quán xuất bản, Bắc Kinh, 2002, tr.946. (Tƣ liệu do PGS.TS. Nguyễn Minh Tƣờng cung cấp).
Theo Nguyễn Đình Đầu thì 1 cáp = 0,2 lít (khoảng 0,2kg).
62

nhau tùy theo loại ruộng đất tốt xấu. Chẳng hạn ruộng quan đồn điền xứ Thuận Hóa nhà nƣớc cho thuê cày mỗi mẫu có thể là 1 quan, 9 tiền, 6 tiền, 5 tiền, 3 tiền 30 đồng. Các loại ruộng hoang mới khẩn mỗi mẫu thu 3 tiền. Loại ruộng xấu mỗi mẫu có thể thu 4 tiền đến 1 tiền 3 đồng [58, tr.129]. Đến giữa thế kỷ XVIII số thuế để thuê ruộng quan điền tăng lên đáng kể: một mẫu phải trả đến 50, 60 quan tiền kẽm ngang với 20 quan tiền đồng. Giá thuê ruộng công điền cũng tăng lên 20 quan tiền kẽm mà cũng ít ngƣời cho thuê vì ngƣời nhiều ruộng ít [58,tr.344-345].
Từ nửa sau thế kỷ XVIII, bên cạnh ngạch thuế chính, chúa Nguyễn còn đặt ra một số thuế phụ thu gọi là gạo điền mẫu và phụ tiền. Ở Thuận Hóa cứ 50 thăng thóc thu thuế thì thu thêm 1 thăng gạo điền mẫu và 3 đồng phụ tiền, 1.000 thăng tô thuế thì thu thêm 20 thăng gạo và 60 đồng phụ tiền [58,tr.127]. Ở Quảng Nam ngƣời nông dân phải trả tiền mặt theo một tỷ lệ cao hơn ở Thuận Hóa. Năm 1769 ở Quảng Nam cứ 1.000 thăng thóc thu thuế thì nông dân phải đóng thêm 120 đồng tiền mặt, tức là gấp đôi số tiền mặt phải trả ở Thuận Hóa. Với cách thu thuế nhƣ vậy ở Thuận Hóa theo sổ thuế năm 1769 và 1773 thì riêng ruộng công của thôn xã có 142.993 mẫu, hàng năm Chúa thu tô thuế là 3.533.356 thăng thóc, 63.885 thăng gạo điền mẫu (tức bằng 3.533.356kg thóc và 63.885kg gạo) và trên 307 quan phụ tiền. Ở Quảng Nam năm 1767 số thóc thuế cả năm cộng là 6.048.526 thƣng 8 cáp (bằng 7.648.526kg) gạo lệ là 61.040 thƣng 5 cáp rƣỡi (bằng khoảng 62.040kg), gạo cánh là 20.537 bát 1 cáp rƣỡi, tiền gạo cung đốn theo đầu mẫu là 4372 bao 227 thăng 33 cáp, tiền là 1.813 quan 39 tiền 236 đồng [58, tr.128-140].
Ngƣời nông dân canh tác trên các thửa ruộng còn phải đóng thêm tiền cung
đốn, tiền gạo ngụ lộc cho quan thu thuế, tiền nộp thóc vào kho, tiền khoán khố để sửa
chữa kho, tiền phên tre để làm kho, tiền bao mây để trữ thóc gạo, tiền dầu đèn, tiền
trầu cau và các lễ trình diện cung cấp phí tổn cho các quan lại thu thuế. Những khoản
phụ thu và lễ vật này đều tính theo diện tích ruộng đất hay số tô thuế phải nạp. Riêng
tiền thuế phên tre ở Đàng Trong năm 1769 các chúa Nguyễn cũng đã thu vào đến
5.595 quan 7 tiền, số tiền đó dùng làm ngụ lộc cho quan cai trƣng, cai bạ và quan bản
đƣờng, làm lễ biếu cho các quan tứ trụ, lục bộ, tri bạ, tri thuế, còn bao nhiêu nộp vào 50
kho .
Nhƣ vậy, nếu cộng tất cả các mức thuế mà ngƣời nông dân phải đóng trên diện
tích ruộng đất ở Thuận Quảng ở thế kỷ XVIII là rất cao, đặc biệt dƣới thời chúa Nguyễn Phúc Thuần. Chính quyền chúa Nguyễn suy yếu, quyền lực thực chất thuộc về Trƣơng Phúc Loan, ngƣời dân nói là“tạp thuế xứ Quảng Nam do Trương Phúc Loan mới tăng, không phải các vương công đời trước đặt”[58; 204]. Cùng với việc mua quan ban tƣớc đã kéo theo nhiều loại thuế khác nhau.Theo Lê Quý Đôn thì “thuế
50Điều này đƣợc thể hiện rõ ở Quảng Nam là nơi có chế độ thuế khóa hà khắc và nặng nề, thì các loại thuế này đƣợc tính nhƣ sau:Mỗi 1.000 thăng thóc thì gạo 4 thăng, tiền 120 đồng (làm ngụ lộc và 60 đồng tiền trầu); 300 đồng tiền gánh 1.000 thăng thóc vào kho; 150 đồng và 2 thăng gạo lễ trình diện mỗi 1.000 thăng thóc; tiền khoán kho và cất trữ 35 đồng mỗi mẫu; Tiền thập vật mỗi sào 5 đồng; Tiền khâu bao mỗi bao 60 đồng; Tiền đèn dầu trông kho mỗi quan ngƣời chịu thuế phải trả 18 đồng [124;tr.156].
63

khóa xứ Thuận Hóa pháp lệnh rất phiền, nhân viên thu thúc rất nhiều, nên dân cùng nhà cùng kiệt thường khổ về nộp gấp bội, mà trong thì ty lại, ngoài thì quan bản đường, bớt xén không thể nào kiểm xét được”[58,tr.134]. Điều đó cho thấy, việc trƣng thu thuế khóa nặng nề không phải là chủ trƣơng của chúa Nguyễn mà do sự lạm quyền, nhũng nhiễu của quan lại từ Trung ƣơng đến địa phƣơng và chính quyền chƣa thể kiểm soát đƣợc. Vì thế, đến những năm 70 của thế kỷ XVIII, rất nhiều diện tích đất công ở Thuận Hóa bị bỏ hoang, ở Quảng Nam tình trạng này có ít hơn nhƣng cũng đã diễn ra, đời sống nông dân hết sức khó khăn. Dân xiêu tán vào Nam ngày càng nhiều, trong tờ đơn trình về dân phiêu bạt năm Cảnh Hƣng 8 (1747) của làng Mĩ Lợi huyện Phú Vang cho biết: dân khách hộ trong làng không có ruộng đất, năm trƣớc những dân cùng kiệt khổ của phƣờng trôi nổi bỏ vào Gia Định và các phủ khác hơn 70 ngƣời, khiến phƣờng phải đền thuế quan vô cùng khốn đốn [228, tr.262]51. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra rầm rộ, tiêu biểu là phong trào nông dân Tây Sơn trên vùng đất Quy Nhơn – xứ Quảng Nam.
Đối với vùng đất Nam Bộ:
Khi mới thiết lập cơ sở chính quyền, các chúa Nguyễn dƣờng nhƣ chƣa có sự khám đạc ruộng đất nên cũng chƣa có những quy định cụ thể đối với thuế từng loại đất. Chúa Nguyễn Phúc Khoát cho rằng “khi đầu mới thiết lập không thể lấy pháp luật mà ràng buộc” [175, tr.149], nên cho phép dân đƣợc tự ý kê khai nộp thuế. Sau khi ổn định, chúa Nguyễn có đƣa ra các mức thuế khác nhau tùy thuộc vào điều kiện khai thác của từng huyện, từng thuộc nhƣng nhẹ hơn ở Thuận - Quảng. Chẳng hạn đối với ruộng đồng bằng ở hai thuộc Quy An, Quy Hóa ở huyện Tân Bình thuế lệ mỗi thửa52 hạng nhất 6 hộc, hạng nhì 5 hộc, hạng ba 4 hộc; Huyện Phƣớc Long thuế lệ tuần tự là 10 hộc, 8 hộc và 6 hộc; châu Định Viễn thuế lệ là 4 hộc, 3 hộc và 2 hộc [58,tr.140-141]. Đối với ruộng núi lệ thuế không thu theo diện tích ruộng mà thu theo đầu ngƣời. Chẳng hạn huyện Tân Bình (châu Định Viễn) ruộng núi thực nộp là 751 ngƣời, thóc thuế 1.902 hộc. Huyện Phúc Long, ruộng núi thực nộp là 245 ngƣời, thóc thuế 576 hộc. Châu Định Viễn ruộng núi và ruộng cỏ thực nộp là 2.937 ngƣời, thóc thuế 6.144 hộc.
Tiền thuế gạo cung đốn theo đầu mẫu cũng đƣợc ghi chép lại vào năm Kỷ Sửu ở một số huyện nhƣ sau: “huyện Tân Bình gạo cung đốn theo đầu mẫu là 303 bao 34 thƣng 4 cáp, tiền là 19 quan 3 tiền 56 đồng. Huyện Phúc Long, gạo cung đốn theo đầu mẫu và các hạng gạo thƣờng tân, gạo cánh trắng, cộng là 113 bao 3 thƣng 5 cáp 3 thƣợc”[58, tr.42]. So với Thuận Quảng thì số gạo cung đốn theo đầu mẫu ở vùng Nam Bộ nhẹ hơn rất nhiều.
51 Tình trạng này cũng diễn ra tƣơng tự nhƣ ở Đàng Ngoài. Chính sách của chính quyền đối với phép tô ruộng cũng hết sức khắt khe vào năm 1728, theo đó không chỉ ruộng công,tƣ sản xuất đƣợc phải đóng thuế bằng tiền và thóc mà những ruộng ruộng chân núi cao khô, đồng chua nƣớc mặn, ruộng sâu lầy cũng đều phải nộp tiền. Phan Huy Chú nhận xét rằng "Phép tô ruộng đã trải hai lần xét nhƣ thế thì một tấc đất cũng không sót, không có chỗ nào là không đánh thuế. Cái chính sách vét hết lợi nhƣ quá cay nghiệt" [25; tr.107].
52 Thửa: tức mảnh.
64

5. Kỷ yếu hội thảo, luận án, luận văn, khóa luận tốt nghiệp về kinh tế, xã hội Đàng Trong.
6. Gia phả, địa bạ, sắc phong hay ca dao- tục ngữ ở địa phƣơng và tƣ liệu điền dã cũng là nguồn tƣ liệu quan trọng sử dụng trong luận án.
4.2. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp luận:
Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin làm cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu. Nghiên cứu kinh tế dựa trên phƣơng pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng là nghiên cứu toàn diện về các ngành kinh tế, về mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa kinh tế với xã hội. Đồng thời vạch ra những quy luật của sự vận động, phát triển của kinh tế cũng nhƣ xã hội Đàng Trong. Luận án cũng sử dụng phƣơng pháp luận sử học làm định hƣớng cho quá trình nghiên cứu và lựa chọn các phƣơng pháp nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top