Ngân hàng HSBC dự báo Việt Nam có thể phá giá đồng nội tệ thêm 2% từ đây đến cuối năm, nâng tổng mức điều chỉnh tỷ giá VND/USD trong cả năm lên 5%.
Mức này cao hơn một số đoán từ giới chuyên gia trước đó, vốn cho rằng phạm vi điều chỉnh tỷ giá trong cả năm sẽ từ 3% đến 4%.
Bên cạnh đó, HSBC cũng cho rằng Việt Nam sẽ phải phá giá VND thêm 2% trong cả năm 2016.
Tỷ giá cuối năm nay, theo ước tính của HSBC, sẽ ở mức 22.800 VND/USD.
HSBC cho rằng đồng nhân dân tệ có thể tiếp tục giảm giá, khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đứng trước áp lực bảo đảm tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, tiền đồng cũng sẽ đứng trước nhiều áp lực nếu Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất cuối năm nay, ngân hàng này cho biết.
Hôm 19/8, ngân hàng trung ương của Việt Nam thông báo phá giá VND thêm 1%, đồng thời nâng biên độ tỷ giá VND/USD từ 2% lên 3%.
Đồng nội tệ của Việt Nam đã được điều chỉnh tổng cộng 3% từ đầu năm đến nay, bất chấp cam kết của Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá VND/USD quá 2% trong cả năm.
Thông cáo từ Ngân hàng Nhà nước hôm 19/8 cho biết việc điều chỉnh tỷ giá là "nhằm tiếp tục chủ động dẫn dắt thị trường, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất trong thời gian tới".
Điều này giúp "tỷ giá đồng Việt Nam có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam", thông cáo của cơ quan này nói thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, các chuyên gia đã chỉ trích việc NHNN ấn định mức phá giá VND tối đa là 2% hồi đầu năm là thiếu linh hoạt.
Bên cạnh đó, cũng đã có quan ngại rằng áp lực hạ giá VND sẽ làm gia tăng tình trạng nhập siêu với Trung Quốc và tăng gánh nặng nợ công.
Bán tháo chứng khoán
Sáng 21/8, thị trường chứng khoán tại Việt nam đã chứng kiến một phiên bán tháo mạnh.
Báo điện tử VnEconomy cho biết vào lúc 11 giờ sáng, VN-Index chạm đáy ở 542,31 điểm, giảm đến 4,3%.
Trả lời BBC chiều cùng ngày, bà Trần Hải Yến, chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt, cho biết "việc giảm này đã bắt đầu từ mấy hôm".
"Hôm nay chỉ là đỉnh điểm, có thể là tâm lý lo ngại của nhà đầu tư lo ngại trước tình trạng bán giải chấp", bà nói.
"Nhà đầu tư cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố như bất ổn tỷ giá và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương chưa được chốt lại."
"Phiên bán tháo ngày hôm nay chỉ là cộng hưởng của nhiều ngày trước đó."
"Sau phiên hôm nay thì có thể sẽ có hồi phục nhẹ trong vài phiên tới nhưng sự hồi phục này có thể chỉ mang tính chất ngắn hạn, thị trường sẽ cần thêm thời gian."
Chúng nó phá liên tục thế này bảo sao bà con không khổ
Mức này cao hơn một số đoán từ giới chuyên gia trước đó, vốn cho rằng phạm vi điều chỉnh tỷ giá trong cả năm sẽ từ 3% đến 4%.
Bên cạnh đó, HSBC cũng cho rằng Việt Nam sẽ phải phá giá VND thêm 2% trong cả năm 2016.
Tỷ giá cuối năm nay, theo ước tính của HSBC, sẽ ở mức 22.800 VND/USD.
HSBC cho rằng đồng nhân dân tệ có thể tiếp tục giảm giá, khiến Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đứng trước áp lực bảo đảm tính cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.
Ngoài ra, tiền đồng cũng sẽ đứng trước nhiều áp lực nếu Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ tăng lãi suất cuối năm nay, ngân hàng này cho biết.
Hôm 19/8, ngân hàng trung ương của Việt Nam thông báo phá giá VND thêm 1%, đồng thời nâng biên độ tỷ giá VND/USD từ 2% lên 3%.
Đồng nội tệ của Việt Nam đã được điều chỉnh tổng cộng 3% từ đầu năm đến nay, bất chấp cam kết của Ngân hàng Nhà nước không điều chỉnh tỷ giá VND/USD quá 2% trong cả năm.
Thông cáo từ Ngân hàng Nhà nước hôm 19/8 cho biết việc điều chỉnh tỷ giá là "nhằm tiếp tục chủ động dẫn dắt thị trường, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ điều chỉnh tăng lãi suất trong thời gian tới".
Điều này giúp "tỷ giá đồng Việt Nam có dư địa đủ lớn để linh hoạt trước các diễn biến bất lợi trên thị trường quốc tế, tạo sự ổn định vững chắc cho thị trường ngoại tệ và đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam", thông cáo của cơ quan này nói thêm.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, các chuyên gia đã chỉ trích việc NHNN ấn định mức phá giá VND tối đa là 2% hồi đầu năm là thiếu linh hoạt.
Bên cạnh đó, cũng đã có quan ngại rằng áp lực hạ giá VND sẽ làm gia tăng tình trạng nhập siêu với Trung Quốc và tăng gánh nặng nợ công.
Bán tháo chứng khoán
Sáng 21/8, thị trường chứng khoán tại Việt nam đã chứng kiến một phiên bán tháo mạnh.
Báo điện tử VnEconomy cho biết vào lúc 11 giờ sáng, VN-Index chạm đáy ở 542,31 điểm, giảm đến 4,3%.
Trả lời BBC chiều cùng ngày, bà Trần Hải Yến, chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán Bảo Việt, cho biết "việc giảm này đã bắt đầu từ mấy hôm".
"Hôm nay chỉ là đỉnh điểm, có thể là tâm lý lo ngại của nhà đầu tư lo ngại trước tình trạng bán giải chấp", bà nói.
"Nhà đầu tư cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố như bất ổn tỷ giá và Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương chưa được chốt lại."
"Phiên bán tháo ngày hôm nay chỉ là cộng hưởng của nhiều ngày trước đó."
"Sau phiên hôm nay thì có thể sẽ có hồi phục nhẹ trong vài phiên tới nhưng sự hồi phục này có thể chỉ mang tính chất ngắn hạn, thị trường sẽ cần thêm thời gian."
Chúng nó phá liên tục thế này bảo sao bà con không khổ