Nghiên cứu, sáng tạo nhiều nhất có thể khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.
Điểm số không quyết định tương lai của bạn.
Học thực chất, thi thực chất, sau nay sẽ đem lại nhiều giá trị cho bạn cũng như xã hội.
Nhiệt độ là kẻ thù của máy tính. Các máy tính luôn được thiết kế với cơ chế phân tán nhiệt và thông gió để tránh bị quá nóng. Nếu quá nóng, máy tính sẽ hoạt động không ổn định hay tắt đột ngột.
CPU và card đồ hoạ sản sinh ra nhiều nhiệt hơn cả khi đang chạy các ứng dụng mạnh. Nếu có vấn đề với hệ thống làm mát của máy tính, nhiệt độ quá cao thậm chí có thể phá hỏng các linh kiện của máy.
1
Máy tính của bạn có nóng quá?
Khi sử dụng máy tính theo cách thông thường, bạn không cần e sợ về vấn đề quá nóng. Tuy nhiên, nếu gặp một vài vấn đề với hệ thống như máy đột ngột tắt, màn hình xanh và máy treo – đặc biệt khi bạn đang làm cái gì đó “nặng” như đang chơi game hay mã hoá video – máy tính có thể đã quá nóng.
Điều này có thể xảy ra vì một số nguyên nhân. Vỏ máy tính có thể bị quá nhiều bụi bám, quạt có thể bị hỏng, hay một cái gì đó đang chặn các lỗ thông hơi của máy, hay bạn đang dùng một chiếc laptop không đủ lực để chạy với công suất cao nhất trong nhiều giờ.
2
Kiểm soát nhiệt độ của máy tính
Đầu tiên, hãy luôn nhớ các CPU và GPU (card đồ hoạ) khác nhau có các ngưỡng nhiệt độ khác nhau. Trước khi quá e sợ về nhiệt độ, hãy kiểm tra hướng dẫn sử dụng của máy – hay xem kỹ đặc điểm của CPU hay GPU, và đảm bảo bạn đã hiểu về ngưỡng nhiệt độ mà phần cứng của bạn có thể chịu.
Có thể kiểm tra nhiệt độ máy tính theo nhiều cách. Đầu tiên, bạn có thể xem nhiệt độ ngay trong BIOS hay màn hình cài đặt UEFI của máy tính. Cách này cho phép bạn nhanh chóng biết nhiệt độ của máy nếu Windows bị treo hay xuất hiện màn hình xanh – chỉ cần khởi động máy, vào BIOS hay màn hình UEFI và kiểm tra nhiệt độ hiện ra ở đó. Lưu ý là không phải tất cả màn hình BIOS hay UEFI sẽ hiển thị thông tin này, nhưng thường là có.
Ngoài ra, có một số chương trình hiển thị nhiệt độ của máy tính. Những chương trình đó chỉ đọc các cảm biến trong máy tính và cho bạn thấy giá trị nhiệt độ mà chúng báo cáo, vì thế có một số công cụ bạn có thể dùng, như hệ thống Speccy (www.piriform.com/speccy) đến công cụ nâng cấp hơn như SpeedFan (www.almico.com/speedfan). Công cụ
HWMonitor (www.cpuid.com/softwares/hwmonitor) cũng cung cấp chức năng này, hiển thị các thông tin cảm biến.
Bạn hãy theo dõi nhiệt độ CPU và GPU. Bạn cũng có thể tìm kiếm nhiệt độ của các linh kiện khác như ổ cứng, nhưng những linh kiện này thường chỉ quá nóng nếu nhiệt độ trong máy tính cuả bạn đã trở nên cực nóng.
Nếu bạn nghĩ máy tính đã bị quá nóng, hãy làm một cái gì đó với máy tính, như chạy thử burn-in cho CPU với Prime 95 (www.mersenne.org/freesoft), chơi một game PC hay chạy một hiệu năng đồ hoạ. Kiểm tra nhiệt độ của máy khi bạn làm điều này, thậm chí kiểm tra cả sau mấy giờ nữa, để xem có linh kiện nào quá nóng nữa không.
3
Các biện pháp ngăn ngừa máy tính quá nóng
Quét sạch bụi trên vỏ máy tính: Bụi tích tụ trên vỏ PC và laptop qua thời gian, làm tắc nghẽn quạt và chỗ thông gió. Bụi có thể gây ra các vấn đề cho hệ thống thông gió, làm máy không tản nhiệt được và khiến PC không tự làm mát được. Vì thế, hãy làm sạch bụi trên vỏ máy.
Đảm bảo thông gió hoạt động tốt: Đặt máy tính ở vị trí đúng cách để máy có thể tự thông gió. Nếu là một máy tính để bàn, không để case máy bị bức tường chặn khiến lỗ thông hơi của máy tính bị chặn, hay không để gần thiết bị toả nhiệt hay lò sưởi. Nếu là máy tính xách tay, hãy cẩn thận để không chặn các lỗ thông khí của máy, đặc biệt khi bạn đang chạy các ứng dụng nặng. Ví dụ, đặt máy tính xách tay trên một tấm đệm, để máy lún xuống đệm có thể khiến máy quá nóng.
Kiểm tra quạt có hoạt động không: Nếu bạn không chắc chắn lý do tại sao máy tính trở nên quá nóng, hãy mở vỏ máy và kiểm tra xem tất cả các quạt có đang chạy. Có thể CPU, card đồ họa, hay quạt đã không hoạt động, làm giảm lưu lượng không khí.
Thay lớp dán nhiệt: Nếu CPU quá nóng, có thể vì tản nhiệt không được đặt đúng cách hay dán nhiệt đã cũ. Bạn có thể gỡ lớp dán nhiệt và dán lại lớp mới trước khi lắp lại tản nhiệt đúng cách. Thủ thuật này thường được những chuyên gia ép xung và những người tự xây dựng máy tính áp dụng.
Thủ thuật này khó làm hơn với laptop, vì laptop thường không được thiết kế để người dùng có thể tự mở máy. Trong trường hợp này, hãy đến các cửa hàng có uy tín để nhờ giúp đỡ.
Quá nóng là nguy hiểm khi ép xung CPU hay card đồ họa. Ép xung sẽ làm cho các linh kiện của máy chạy nóng hơn, và nhiệt bổ sung sẽ gây ra vấn đề, trừ khi bạn có thể làm mát đúng cách các linh kiện của máy.