justpur

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU

Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư). Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân cùng kiệt khi vật giá ngày càng leo thang. Hiện tượng lạm phát là một hiện tượng có nguyên nhân là sự tác động tổng hợp của các yếu tố cung, cầu và xu hướng tâm lí của các thành phần kinh tế. Để khắc phục được hiện tượng này, ta cần tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc để rút ra được các nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp của nó, lấy đó làm cơ sở để đưa ra các chính sách quản lí vĩ mô thích hợp và tiến hành thực hiện dựa trên tình hình khách quan cụ thể.
Lạm phát của Việt Nam tăng cao còn do sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới. Bởi vì hiện nay việt Nam đã hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu trong xu hướng toàn cầu hoá, vì vậy khi các nền kinh tế lớn gặp trục trặc thì ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Việt Nam.
Trước xu hướng lạm phát gia tăng – vấn đề nổi bật ở Việt Nam trong năm 2008, nhóm nghiên cứu chúng tui đã quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu “Lạm phát và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam thời gian vừa qua”. Tiểu luận được chia làm 3 phần như sau:
Phần 1: Lý thuyết chung về lạm phát
Phần 2: Thực trạng lạm phát và các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam thời gian vừa qua.
Phần 3: Một số đề xuất, kiến nghị về các giải pháp kiềm chế lạm phát ở Việt Nam


PHẦN I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ LẠM PHÁT

1. Khái niệm và Phân loại lạm phát.
1.1. Khái niệm:
- Lạm phát là sự gia tăng liên tục của mức giá chung.
- Tỷ lệ lạm phát là thước đo chủ yếu của lạm phát trong một thời kỳ. Quy mô và sự biến động của nó phản ánh quy mô và xu hướng của lạm phát. Đó chính là tốc độ tăng mức giá chung của thời kỳ nghiên cứu so với thời kỳ trước đó.
Πt=(Pt-Pt-1)*100/Pt-1
Πt : Tỷ lệ lạm phát
Pt: Chỉ số giá cả của thời kỳ nghiên cứu
Pt-1: Chỉ số giá cả của thời kỳ trước đó
1.2. Phân loại lạm phát.
Lạm phát vừa phải: Còn gọi là lạm phát một con số, tỷ lệ lạm phát dưới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế
Lạm phát phi mã: Xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với tỷ lệ 2 hay 3 con số một năm. Lạm phát này gây ảnh hưởng nghiêm trọng với nền kinh tế.
Siêu lạm phát: là lạm phát rất cao, thường là từ 50% một tháng trở lên. Với mức lạm phát này, sau một năm giá cả hàng hoá tăng gấp khoảng 130 lần. Trên thực tế, siêu lạm phát thường xuất hiện khi chính phủ cần một số lượng lớn tiền để trang trải thâm hụt ngân sách. Siêu lạm phát thường là biểu hiện của mất cân đối ngân sách chính phủ chứ không phải là vấn đề tiền tệ. Trong một thế giới như vậy, những cải cách về ngân sách là cần thiết để đưa ngân sách chính phủ trở về thế cân bằng, tránh dựa dẫm quá nhiều vào thuế đúc tiền, và như vậy, sẽ khôi phục được niềm tin của dân cư vào chính phủ.
2. Một số lý thuyết và quan điểm lý giải những nguyên nhân gây ra, duy trì và thúc đẩy lạm phát.
2.1. Lạm phát cầu kéo:
Lạm phát cầu kéo xảy ra khi tổng cầu tăng lên mạnh mẽ tại mức sản lượng đã đạt hay vượt quá tiềm năng. Lượng tiền trong lưu thông và khối lượng tín dụng tăng đáng kể và vượt quá khả năng có giới hạn của mức cung hàng hoá.
2.2. Lạm phát chi phí đẩy:
Lạm phát chi phí đẩy xảy ra khi giá cả các yếu tố đầu vào (tiền lương, nguyên liệu…) tăng lên và đường tổng cung dịch chuyển sang trái. Lạm phát cao đi liền với sản xuất đình trệ và thất nghiệp gia tăng, nên còn được gọi là lạm phát đình trệ. Các cơn sốt của thị trường đầu vào, đặc biệt là giá cả của xăng dầu, điện… là nguyên nhân chủ yếu đẩy chi phí lên cao, đẩy đường tổng cung dịch chuyển sang trái. Tuy tổng cầu không thay đổi nhưng giá cả đã tăng lên và sản lượng giảm xuống.
2.3. Lạm phát ỳ:
Trong nền kinh tế thị trường, trừ siêu lạm phát và lạm phát phi mã, với lạm phát vừa phải, giá cả tăng với một tỷ lệ tương đối ổn định. Tỷ lệ lạm phát này được gọi là tỷ lệ lạm phát ỳ, vì mọi người đã có thể dự tính trước mức độ của nó nên còn gọi là lạm phát dự kiến. Mọi hoạt động kinh tế đã được tính toán điều chỉnh (điều chỉnh lãi suất danh nghĩa, tiền lương danh nghĩa, các khoản chi tiêu ngân sách…).
Lạm phát dự kiến xảy ra khi đường AS và đường AD dịch chuyển lên trên với cùng một tốc độ, vì lạm phát đã được dự kiến nên chi phí sản xuất cũng như nhu cầu chi tiêu đều được điều chỉnh cho phù hợp với tốc độ lạm phát nên sản lượng vẫn giữ nguyên, nhưng giá cả đã tăng lên theo dự kiến.
2.4. Lạm phát và tiền tệ:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế phụ thuộc vào các nhân tố ngoại sinh như tăng dân số và tiến bộ công nghệ. Do đó, tỷ lệ lạm phát phụ thuộc vào tốc độ tăng của cung tiền. Nếu ngân hàng trung ương giữ cung tiền ổn định, giá cả cũng sẽ ổn định. Nói cách khác, nếu muốn tỷ lệ lạm phát bằng không, ngân hàng trung ương chỉ cần tăng cung tiền với tỷ lệ đúng bằng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Trong trường hợp đó, mỗi năm sẽ có thêm một lượng tiền vừa đủ để đáp ứng yêu cầu tiền tăng do có thêm giao dịch.
2.5. Lạm phát và lãi suất:
- Lãi suất danh nghĩa: là lãi suất chưa được loại trừ ảnh hưởng của lạm phát.
- Lãi suất thực tế: là lãi suất đã được loại trừ ảnh hưởng của lạm phát
Công thức điều chỉnh lãi suất danh nghĩa theo lạm phát là:
r= i- π
Hiệu ứng Fisher: Lưu ý rằng chúng ta rút ra hai hệ quả khi tiền tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn. Thứ nhất, theo lý thuyết số lượng, tăng tỷ lệ tăng cung tiền 1% thì tỷ lệ lạm phát cũng tăng 1%. Thứ hai điều này cũng hàm ý rằng lãi suất danh nghĩa cũng cần tăng 1%. Mối tương quan một- một giữa tỷ lệ lạm phát với lãi suất danh nghĩa được gọi là hiệu ứng Fisher.
Phân tích ở trên thực ra không hoàn toàn thoả đáng. Khi mọi người ra quyết định cho tương lai, họ không biết chính xác tỷ lệ lạm phát sẽ là bao nhiêu. Điều này hàm ý rằng chúng ta phải sử dụng tỷ lệ lạm phát dự kiến chứ không phải là tỷ lệ lạm phát thực tế. Do vậy, lãi suất thích hợp đề điều chỉnh hành vi của các nhà tiết kiệm và đầu tư là lãi suất thực tế dự kiến được tính như sau:
re= i- πe
Còn chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa và tỷ lệ lạm phát thực tế được gọi là lãi suất thực tế thực hiện.
Phân tích ở trên cho thấy tiền đóng vai trò là phương tiện cất trã giá trị. Trong thời gian có lạm phát, chức năng này ít phát huy tác dụng. Nếu giá cả tăng, một đồng mua được ngày càng ít hàng hoá hơn.
Lạm phát làm giảm giá trị của tiền gợi ra rằng nếu tỷ lệ lạm phát cao, dân cư sẽ ít giữ của cải dưới hình thái tiền tệ. Lợi thế của tiền là nó rất tiện lợi trong giao dịch. Tuy nhiên, nó cũng có những bất lợi đi kèm: nếu một cá nhân giữa của cải dưới hình thái tiền tệ, ảnh ta bỏ quên tiền lãi mà anh ta có thể nhận được nếu như giữ trái phiếu mà không giữ tiền. Tiền lãi mà lẽ ra anh ta có thể nhận được gọi là chi phí cơ hội của việc giữ tiền.
2.6. Chi phí của lạm phát:
Mọi người thường cho rằng lạm phát là một vấn đề kinh tế nghiêm trọng vì khi giá cả tăng, họ không thể mua được lượng hàng hoá và dịch vụ như cũ với mức thu nhập hiện tại của mình. Do vậy, họ tin rằng lạm phát trực tiếp làm giảm mức sống. Tuy nhiên, quan điểm này không đúng vì mọi người kiếm được thu nhập nhờ việc bán các dịch vụ, chẳng hạn lao động. Thu nhập danh nghĩa thường tăng cùng giá cả. Bởi vậy, nhìn chung lạm phát không ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập thực tế của mọi người.
Tuy nhiên, lạm phát có thể gây ra một số tác hại mà chúng ta không dễ phát hiện:
- Chi phí mòn giày: Lạm phát cao hơn làm tăng lãi suất danh nghĩa mà hệ quả là mọi người sẽ giảm số tiền nắm giữ. Nếu mọi người giữ số dư tiền thực tế ít hơn, thì họ phải đến ngân hàng thường xuyên hơn để rút tiền. Điều này không hề thuận tiện và nó dẫn đến chi phí mòn giày.
- Chi phí thực đơn: Lạm phát cao hơn làm cho các doanh nghiệp thay đổi giá cả thường xuyên hơn. Việc làm này là tốn kèm nếu họ phải in lại biểu giá và cataloge
- Giá cả tương đối biến động mạnh hơn: Nếu các doanh nghiệp thay đổi giá cả không thường xuyên thì lạm phát sẽ làm cho giá cả tương đối biến động nhiều hơn. Do nền kinh tế thị trường dựa vào giá cả tương đối để phân bổ nguồn, lạm phát dẫn đến tính phi hiệu quả xét từ góc độ kinh tế vi mô.
- Thay đổi gánh nặng thuế: nhiều luật thuế không tính đến tác động của lạm phát. Do đó, lạm phát có thể làm thay đổi gánh nặng thuế của các cá nhân và doanh nghiệp, ngoài dự kiến ban đầu của các nhà làm luật. Lạm phát ảnh hưởng đến hai loại thuế đánh vào tiết kiệm:
+ Lãi vốn là những khoản thu nhập có được từ việc bán một tài sản với giá cao hơn giá mua vào. Lãi vốn danh nghĩa là đối tượng chịu thuế. Giả sử bạn mua vào một cổ phiếu giá 20 đồng và bán cổ phiếu với giá 50 đồng. Nếu mức giá tăng gấp đôi trong thời gian sở hữu cổ phiếu đó, thì bạn chỉ thu được một khoản lãi thực tế trên vốn là 10 đồng nhưng bạn phải đóng thuế trên khoản thu nhập danh nghĩa là 30 đồng, vì luật thuế không tính đến lạm phát.
+ Tiền lãi danh nghĩa cũng bị đánh thuế, cho dù một phần tiền lãi danh nghĩa là để bù đắp lạm phát. Khi chính phủ đánh thuế theo một tỷ lệ phần trăm cố định của tiền lãi danh nghĩa, thì tiền lãi thực tế sau thuế giảm khi lạm phát tăng. Nguyên nhân ở đây là lãi suất danh nghĩa tăng theo tỷ lệ một- một với lạm phát và thuế tăng cùng với lãi suất danh nghĩa, làm cho lãi suất thực tế trước thuế không bị tác động bởi lạm phát. Kết quả là lãi suất thực tế sau thuế giảm
Do thuế đánh trên lãi về vốn danh nghĩa và tiền lãi danh nghĩa cho nên lạm phát làm giảm lợi tức thực tế sau thuế từ tiết kiệm. Vì vậy, lạm phát làm cản trở tiết kiệm và tăng trưởng kinh tế. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách áp dụng chỉ số trượt giá trong hệ thống thuế sao cho thuế chỉ còn đánh vào thu nhập thực tế.
- Sự nhầm lẫn và bất tiện: Với tư cách đơn vị hạch toán, tiền là một thước đo mà chúng ta sử dụng để đo lường và tính toán các giao dịch kinh tế. Khi ngân hàng trung ương tăng mức cung tiền và gây ra lạm phát, giá trị của tiền giảm và thước đo kinh tế này bị co lại. Điều này làm cho việc hạch toán lợi nhuận của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn và việc lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp trở nên phức tạp hơn. Nó cũng làm cho các giao dịch hàng ngày trở nên dế nhầm lẫn hơn.
- Tác hại đặc biệt của lạm phát không được dự tính trước- tái phân phối của cải một cách tuỳ tiện: Những tác hại của lạm phát mô tả ở trên tồn tại ngay cả khi lạm phát ổn định và được dự báo trước. Tuy nhiên, khi xảy ra bất ngờ, tức là nằm ngoài dự kiến của mọi người, lạm phát có thể gây ra một tác hại nữa đối với nền kinh tế bởi vì nó tái phân phối của cải một cách tuỳ tiền.
Ví dụ, các điều kiện cho vay nói chung được tính theo các giá trị danh nghĩa dựa trên một tỷ lệ lạm phát dự kiến nhất định. Song nếu lạm phát cao hơn so với dự kiến, người đi vay hoàn trả tiền vay bằng những đồng tiền có sức mua thấp hơn dự kiến. Người đi vay được lợi, còn người cho vay bị thiệt. Ngược lại, nếu lạm phát thấp hơn dự kiến, người cho vay được lợi, còn người đi vay bị thiệt, vì người đi vay phải trả tiền vay bằng những đồng tiền có sức mua cao hơn dự kiến. Nếu lạm phát được dự kiến một cách chính xác, thì hiện tượng tái phân phối thu nhập như vậy không xảy ra, cho dù quy mô lạm phát là bao nhiêu. Lạm phát thấp bao giờ cũng tốt hơn, bởi vì nó ổn định hơn và có thể được dự kiến chính xác hơn.


PHẦN 2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT VÀ CÁC GIẢI PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA

1. NGUYÊN NHÂN GÂY LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM
1.1. Thứ nhất là do giảm nguồn cung của một số mặt hàng thực phẩm thiết yếu, cụ thể: là dịch cúm gia cầm và dịch lợn tai xanh trong nhưng năm 2007 và vẫn còn đang tái phát trong 2008 gần đây nhất là đợt rét đậm, rét hại làm chết 8.328 con trâu bò ở Tây Bắc Bộ
1.2. Thứ hai là lạm phát do cơ cấu: đó là tăng lương cơ bản 20% vào 1/1/2008. Áp lực này vừa là kết quả của lạm phát thời gian qua, lại vừa là một phần nguyên nhân quan trọng cho lạm phát trong thời gian tới. Có thể nói quyết định tăng lương đã hoàn thành chu trình tạo ra lạm phát hiện nay, báo hiệu nguy cơ tự tái tạo của hiện tượng này. Do đó, nếu Chính phủ không tiếp tục chống lạm phát một cách cứng rắn, đạt được mục tiêu trên có thể trở thành một nhiệm vụ khó khăn.
1.3. Thứ ba là do chi phí đẩy: lạm phát của Việt Nam tăng cao còn do sự ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới.Tình hình giá cả nguyên liệu thế giới đang nóng lên với việc giá xăng dầu tăng với tốc độ chóng mặt,gây ra rất nhiều khó khăn cho kinh tế Việt Nam. Nhất là trong tình hình lãng phí nhiên liệu trong sản xuất ở Việt Nam còn rất cao, phụ thuộc mạnh vào nhiên liệu có nguồn gốc từ dầu mỏ, chưa có các nguồn nhiên liệu thay thế như năng lượng mặt trời, sức gió, năng lượng thuỷ triều, năng lượng hạt nhân,… thì việc giá dầu tăng nhanh sẽ bắt đầu cho cơn bão giá cả, tạo điều kiện cho lạm phát theo quán tính.
Về lâu dài có thể triệt tiêu khả năng tăng trưởng kinh tế. Giá dầu thế giới đã tăng cao trong năm 2007, và đầu năm 2008 đạt là 128USD/thùng vào 16/05/2008, mức mà chưa có dự báo nào trong năm 2007 đưa ra. Không riêng giá dầu, giá sắt thép tăng 21,4 (riêng phôi thép tăng 42,4%), đã làm tăng 259 triệu USD; giá phân bón tăng 71,3%, đã làm tăng 88 triệu USD; giá chất dẻo tăng 12,6%, đã làm tăng 54 triệu USD; giá sợi dệt tăng 14,2%, đã làm tăng 16 triệu USD; giá lúa mì tăng 55,5%, đã làm tăng 12 triệu USD; giá bông tăng 16,4%, đã làm tăng 10 triệu USD; giá giấy tăng 5,2%, đã làm tăng 6 triệu USD. Chỉ với những mặt hàng trên, do giá tăng đã làm kim ngạch nhập khẩu tăng gần 1 tỉ USD trong 2 tháng, chiếm gần một phần tư tổng kim ngạch nhập khẩu của các mặt hàng này. Trong khi đó, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam lại mang tính gia công rất cao, như dệt may, giày dép... có đến 80% nguyên liệu phải nhập khẩu.
1.4. Thứ tư là lạm phát do cầu kéo: Thực tiễn của nền kinh tế thị trường thế giới xác nhận rằng, lạm phát thường có mối liên hệ mật thiết với TTCK và thị trường bất động sản.Tình trạng này đã tác động quyết định đối với lạm phát xét trên các điểm chủ yếu sau đây:
- Một là, tạo nên sự phân hoá hai cực, một cực là tình trạng bội thực vốn trong giới đầu cơ do thu được những khoản lợi nhuận rất lớn từ đầu cơ chứng khoán và bất động sản, hệ quả một mặt là tiền tiếp tục đổ vào thị trường bất động sản làm cho giá cả tăng vọt. Mặt khác là chuyển vào các kênh dự trữ như vàng, ngoại tệ mạnh hay chuyển ra nước ngoài do giá cổ phiếu giảm mạnh, gây thiếu hụt cung tiền làm tăng lãi suất; cực còn lại chủ yếu là các DN dân doanh, khu vực chủ yếu tạo ra tăng trưởng, thiếu vốn nghiêm trọng cho dù đã chấp nhận vay với lãi suất cao. Tình trạng này đương nhiên làm nảy sinh một hậu quả kép, một mặt, làm chệch hướng phân bổ đầu tư hiệu quả, do vậy làm giảm tăng trưởng. Mặt khác, gây nên tình trạng thiếu hụt tiền có thể coi là giả tạo trong lưu thông, khoảng cách cung và cầu tiền bị kéo doãng quá mức, vừa làm tăng giá hàng hoá vừa làm tăng chi phí đầu tư, do vậy lạm phát tăng.
- Hai là, do siêu lợi nhuận có được từ đầu cơ trên cả hai TTCK và bất động sản đã làm nảy sinh cách tiêu dùng mà đặc trưng của nó, mua vét với khối lượng lớn trong một thời gian rất ngắn nhiều loại hàng hoá như đất đai, vàng, ngoại tệ... Mặt khác, tạo nên một kênh lưu chuyển riêng biệt về hàng hoá và tiền với khối lượng rất lớn trong giới đầu cơ, vừa làm biến dạng lưu thông tiền tệ, vừa tạo nên sự kích hoạt làm tăng giá đồng loạt nhiều loại hàng hoá một cách đột biến. Thêm vào đó, sự kích hoạt này được sự bổ trợ của hàng loạt tác nhân mà đáng kể nhất là tăng lương, tăng giá xăng dầu, giá nguyên liệu của nhiều loại hàng hoá nhập khẩu... sự chênh lệch giữa mặt bằng giá nội địa thấp và mặt bằng giá cao trên thị trường thế giới đã được khai thông theo nguyên lý bình thông nhau do độ mở của nền kinh tế, kết quả là mặt bằng giá của thị trường nội địa đã bị đẩy lên cao mang tính hệ thống để xích lại gần với giá cả hàng hoá trên thị trường thế giới. Chưa hết, chính sách
4. Phân tích, dự báo tác động của biến động kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam
Nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát đưa ra thời gian qua là phù hợp, tuy nhiên, có thể nói còn có “độ trễ”. Chính phủ cần đầu tư đội ngũ chuyên gia phân tích những vận động của nền kinh tế, ảnh hưởng của kinh tế thế giới tới nền kinh tế Việt Nam, qua đó có dự bảo những ảnh hưởng tới nền kinh tế để có thể sớm đưa ra giải pháp kiềm chế lạm phát kịp thời.
Hiện tại ở Việt Nam, các chuyên gia phân tích kinh tế có thể nói là tương đối nhiều, đặc biệt là trong các trường đại học khối kinh tế của đất nước như Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, học viện ngân hàng…tuy nhiên, chính phủ chưa có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đầu tư cho đội ngũ chuyên gia phân tích tài chính. Do vậy, việc dự báo các vấn đề kinh tế còn nhiều hạn chế.
5. Công tác tuyên truyền vận động:
Công tác tuyên truyền, vận động tới người dân đóng vai trò quan trọng vì tâm lý dân chúng là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc duy trì lạm phát. Có thể thấy, khi thị trường bất động sản ở Việt Nam đang rối loạn, giá cả một số mặt hàng đang leo thang hàng ngày, gây tâm lý bất ổn trong dân chúng thì tiếp đó (đầu năm 2004) Bộ Nội vụ công bố dự kiến tăng lương mới (thực tế tăng từ 1/10/2004) đã kích thích tâm lý tăng tiêu dùng của dân chúng, làm cho giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng nhanh từ đầu năm (thông thường là tăng vào cuối năm). Mặt khác khi dân chúng đang lo sợ sự sụt giá của đồng tiền Việt Nam thì NHNN Việt Nam lại phát hành thêm loại tiền mệnh giá 100.000 đồng mới vào lưu thông (gấp đôi mệnh giá lớn nhất trước đó). Vào cuối năm 2003, NHNN Việt Nam lại đưa tiếp loại tiền polyme mới với các mệnh giá 50.000, 500.000, 100.000 vào lưu thông. Đặc biệt là đồng tiền với mệnh giá 500.000 (lớn gấp 10 lần so với đồng tiền có mệnh giá lớn nhất trước đó) đã tiếp tục tác động xấu đến tâm lý của dân chúng. Dân chúng cho rằng NHNN Việt Nam đang đưa thêm vào lưu thông một khối lượng tiền rất lớn và vì vậy giá trị đồng tiền Việt Nam sẽ giảm mạnh. Do đó dân chúng càng có xu hướng chuyển từ tài sản tiền tệ VNĐ sang các tài sản tài chính khác và càng khuyến khích tâm lý tiêu dùng. Kết quả là giá cả các mặt hàng trong nền kinh tế tiếp tục gia tăng.
Vì vậy, Chính phủ cần có các biện pháp tuyên truyền thông tin, ổn định tâm lý người dân, vận động nhân dân thực hiện theo các giải pháp đã đưa ra mới có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.

KẾT LUẬN

Chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự trả giá và đánh đổi. Để chống lạm phát đạt kết quả, sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chấp hành và tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc của các cấp chính quyền. Hơn nữa, thị trường thế giới đang biến động, phải theo dõi sát tình hình, cập nhật đầy đủ thông tin để có các giải pháp phản ứng kịp thời, chính xác, nhằm một mặt, hạn chế các tác động xấu do những khó khăn khách quan mới nẩy sinh; mặt khác, tận dụng được thời cơ mới xuất hiện để phát huy tiềm năng tăng trưởng của đất nước, thúc đẩy kinh tế phát triển cao hơn khi điều kiện thuận lợi.
Lạm phát là hiện tượng tiền tệ, nhưng nguyên nhân quyết định dẫn đến thì lại khác nhau giữa các quốc gia trong từng giai đoạn phát triển. Đối với Việt Nam thì mở rộng cung tiền quá nhanh nhằm đạt mục tiêu phát triển được xác định là nguyên nhân chủ yếu. Tuy vậy, bản thân cung tiền lại là hệ quả của sự kết hợp giữa chủ động trong điều hành vĩ mô và quy mô quá lớn của các dòng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn từ bên ngoài chảy vào. Để giảm dần lạm phát và hướng tới tăng trưởng bền vững thì Việt Nam cần xác định mục tiêu cụ thể trong mỗi thời kỳ và thực hiện chính sách hiệu quả trong quản lý điều hành.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, nhóm nghiên cứu rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của các giảng viên và người đọc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top