Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
A. Mở đầu:

Lạm phát là bạn đồng hành của nền kinh tế thị trường. Với tư cách là kết quả tổng hòa của các chính sách kinh tế - xã hội vĩ mô, cũng như của các hoạt động kinh doanh vi mô trong sự hòa nhập và tương tác với bối cảnh chung của nền kinh tế khu vực và thế giới - lạm phát - đã có tác động trực tiếp hay gián tiếp, nhanh hay chậm, tích cực hay tiêu cực, ở mức độ này hay mức độ khác…đến toàn bộ các lĩnh vực và khía cạnh hoạt động của Chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân; đến các quan hệ kinh tế đối nội và đối ngoại của quốc gia và tác động đến cả tình hình kinh tế khu vực cũng như thế giới với mức độ tùy theo vị thế kinh tế - chính trị mà nước đó đảm nhận. Trong thời đại ngày nay, lạm phát là vấn đề trung tâm và nhạy cảm hàng đầu của đời sống kinh tế - xã hội cả ở cấp quốc gia và quốc tế. Vì vậy, nghiên cứu lạm phát luôn luôn có ý nghĩa thời sự cả về lý thuyết lẫn thực tiễn.
Việt Nam trong bối cảnh đổi mới kinh tế dưới sự lãnh đạo của Đảng, vấn đề lạm phát không chỉ còn là một tiêu thức kinh tế mà còn kiến mang ý nghĩa chính trị. Đặc biệt, đối với một nền kinh tế quá độ còn non nớt và đang tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì vấn đề này lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.
Do vậy, bài luận ngoài việc đề cập đến lạm phát và các tác động của nó tới nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội còn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay.

B. Nội dung:

I. Những khái niệm cơ bản:

1. Lạm phát:
Theo kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua thực tế của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường, theo nghĩa đầu tiên, lạm phát được hiểu là của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia. Còn theo nghĩa thứ hai, cần hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu.

2. Phân loại lạm phát:
Có nhiều căn cứ để phân loại lạm phát: Tốc độ lạm phát; nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát; tính chất chủ động - bị động từ phía Chính phủ đối phó với lạm phát; quá trình bộc lộ, “hiện hình” lạm phát… Tuy nhiên, cách phân loại dựa vào tốc độ lạm phát được sử dụng phổ biến hơn cả. Với căn cứ này, lạm phát được chia thành 4 loại với nhiều mức độ khác nhau:
- Thiểu phát: Là loại lạm phát ở tỷ lệ rất thấp. Thiểu phát được coi là một vấn nạn trong quản lý kinh tế vĩ mô với những hậu quả khiến nền kinh tế suy yếu và đình trệ.
- Lạm phát thấp: Mức lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá cả chậm, ở mức một con số hay dưới 10%/năm. Đây là loại lạm phát phổ biến và tồn tại gần như thường xuyên ở hầu hết các nền kinh tế thị trường trên thế giới.
- Lạm phát cao (Lạm phát phi mã): Mức độ lạm phát tương ứng với tốc độ tăng giá trong phạm vi 2 hay 3 chữ số một năm.
- Siêu lạm phát: Là lạm phát mất kiểm soát, một tình trạng giá cả tăng nhanh chóng khi tiền tệ mất giá trị. Khi đó, tốc độ tăng giá vượt xa mức lạm phát phi mã và vô cùng không ổn định. Hiện tượng này thường xảy ra vào thời kỳ chiến tranh hay chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

3. Đo lường lạm phát:
Thông thường, lạm phát được nhắc đến và tính toán gắn liền với tốc độ thay đổi của mức giá cả một “rổ” hàng hóa và dịch vụ được lựa chọn nào đó, tùy thuộc đặc điểm và cách thức riêng của mỗi nước cụ thể.
Chẳng hạn, ở Mỹ hiện nay, mức lạm phát thể hiện qua chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của 265 nhóm hàng hóa chính trong 85 thành phố của nước Mỹ.
Trong cuốn “Kinh tế học”, W.D.Nordhaus và P.A.Samuelson cho rằng, chỉ số lạm phát GDP tính bằng tỷ lệ GDP danh nghĩa và GDP thực tế là toàn diện hơn chỉ số giá tiêu dùng CPI vì bao quát được tất cả giá các loại hàng hóa và dich jvụ trong GDP.
Ở Việt Nam hiện nay, Tổng cục Thống kê chính thức công bố chỉ số giá tiêu dùng CPI của toàn quốc được tính theo phương pháp cải tiến:
- Chỉ số giá tiêu dùng chung của cả nước được tính trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của các tỉnh, thành phố trong cả nước.
- Chỉ số giá tiêu dùng của các tỉnh, thành phố được tính theo công thức Lasparye với quyền số cố định là cơ cấu chi tiêu hộ gia đình đa mục tiêu do Tổng cục Thống kê tiến hành năm 1995. Danh mục mặt hàng thay mặt thu thập giá gồm 296 mặt hàng, được phân chia theo 10 nhóm tiêu dùng cấp I, 34 nhóm cấp II và 86 nhóm cấp III, trong mỗi nhóm đều bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ. Giá tiêu dùng bình quân năm 1995 được dùng làm giá kỳ gốc cố định.
- Hàng tháng, chỉ só giá tiêu dùng được công bố với 4 gốc so sánh:
+ Kỳ gốc (so với giá tiêu dùng bình quân năm 1995).
+ Tháng trước (hàng tháng).
+ Cùng tháng năm trước (sau 12 tháng).
+ Tháng 12 năm trước.

II. Những tác động của lạm phát:
Lạm phát tác động trực tiếp đến nền kinh tế, thông qua đó, nó cũng có tác động tới đời sống chính trị và xã hội của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, tác động trên lĩnh vực kinh tế được coi là nổi bật và quan trọng nhất. Nó làm thay đổi mức độ và hình thức sản lượng, đồng thời tạo ra sự phân phối lại thu nhập và của cải xã hội. Lạm phát tác động đến nền kinh tế theo cả hai hướng: Tiêu cực và tích cực.

1. Các tác động tiêu cực của lạm phát:
Tác hại của lạm phát tỷ lệ thuận với tốc độ lạm phát. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát - với mức độ tiến triển không thể dự báo trước và vượt ra khỏi khả năng điều tiết, kiềm chế của Chính phủ - là những tai họa khủng khiếp cho đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Cụ thể:
- Vì làm rối loạn chứa năng thước đo giá trị của tiền tệ nên lạm phát làm xuyên tạc, bóp méo, làm biến dạng các yếu tố và tín hiệu thị trường; làm cho toàn bộ các hoạt động kinh tế - xã hội, đặc biệt là các hoạt động sản xuất - kinh doanh không thể tiến hành bình thường được. Bản thân vai trò điều tiết nền kinh tế của Chính phủ thông qua tiền tệ và thuế cũng bị suy giảm, thậm chí bị vô hiệu hóa do mức thuế trở nên vô nghĩa trước tốc độ lạm phát.
- Lạm phát làm biến dạng hành vi kinh doanh, đặc biệt là hành vi đầu tư, do làm mất khả năng tính toán hợp lý về lợi nhuận (kiềm hãm các đầu tu dài hạn, kích thích đầu tư ngắn hạn gây ra tình trạng khan hiếm hàng hóa và lãng phí).
- Lạm phát làm suy yếu, thậm chí phá vỡ thị trường vốn và tín dụng.
- Việc phân phối thu nhập giữa những người nắm giữ các hàng hóa có giá cả tăng khác nhau thường kém đồng đều trong các thời kỳ lạm phát, phúc lợi xã hội giảm… Việc Chính phủ kiểm soát mức tăng giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bằng cách quy định giá trần sẽ kéo theo việc làm sai lệch sự phân bố các nguồn lực và thường dẫn tới sự thiếu hụt, chợ đen, tham nhũng…


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

NgocDo1984

New Member
Re: [Free] Lạm phát và các tác động của nó tới nhiều lĩnh vực trong đời sống kinh tế - xã hội - một số giải pháp nhằm góp phần kiềm chế lạm phát ở Việt Nam hiện nay

xin link tim hieu them ve kinh te vi mo qu lam phat
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top