dunghoivisao

New Member

Download miễn phí Đề tài Lạm phát và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam





PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG

A. Khái quát chung về lạm phát

1. Khái niệm lạm phát

2. Phân loại lạm phát

a. Lạm phát vừa phải

b. Lạm phát phi mã

c. Siêu lạm phát

3. Nguyên nhân lạm phát

B. Tác động của lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam

1. Tác động của lạm phát.

a. Tác động đến sự phân phối lại thu nhập và của cải

b. Tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm

2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam

a. Lạm phát trong những năm1981-1988

b. Lạm phát trong những năm 1990-1995

c. Lạm phát trong những năm gần đây

C. Các giải pháp để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam

1. Tăng cường sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ

2. Giữ vững và hoàn thiện chính sách nhà nước

3. Biện pháp giá cả

PHẦN KẾT LUẬN

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Phần mở đầu
Trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội , lạm phát nổi lên là một vấn đề đáng quan tâm. Cùng với sự phát triển đa dạng và phong phú của nền kinh tế thì nguyên nhân dẫn tới lạm phát càng ngày càng phức tạp. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường trực nguy cơ tái lạm phát cao, mà trong sự nghiệp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta lại theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước thì việc nghiên cứu về lạm phát,tìm hiểu nguyên nhân và các biện pháp chống lạm phát có vai trò to lớn góp phần vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Đứng trước nguy cơ tiềm ẩn lạm phát, việc nghiên cứu các vấn đề chống lạm phát ở nước ta là vô cùng cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài “Lạm phát và vấn đề kiềm chế lạm phát ở Việt Nam” làm đề tài tiểu luận cho mình.
Bài tiểu luận của em được chia làm 3 phần:
Phần I. Khái quát chung về lạm phát.
Phần II. Tác động của lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam.
Phần III. Các giải pháp để kiềm chế lạm phát ở Việt Nam.
Phần nội dung
A. Khái quát chung về lạm phát
1. Khái niệm lạm phát
Lạm phát là hiện tượng lượng tiền tệ phát hành quá nhiều so với lượng tiền cần thiết trong lưu thông, làm cho giá trị thực tế của đồng tiền giảm xuống, thấp hơn giá trị danh nghĩa của nó, thể hiện ở mức giá cả hàng hoá tăng lên. Vì vậy chỉ số giá cả tăng lên được sử dụng để biểu thị và đánh giá mức độ lạm phát tiền tệ của một nước trong 1 thời kỳ nhất định.
Lạm phát xảy ra khi giá cả mọi thứ hàng hoá, dịch vụ, chi phí đều tăng tuy với mức độ và tỷ lệ không đồng đều, thứ tăng nhanh, thứ tăng chậm, thứ tăng nhiều, thứ tăng ít nhưng nói chung là mọi thứ đều tăng giá.
Định nghĩa lạm phát còn rất nhiều vấn đề để chúng ta có thể nghiên cứu một cách sâu sắc. Nhưng khi lạm phát xảy ra thì tác động của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống kinh tế xã hội.
2. Phân loại lạm phát
Căn cứ vào tốc độ lạm phát người ta chia làm ba loại lạm phát khác nhau.
a. Lạm phát vừa phải
Lạm phát vừa phải xảy ra khi giá cả tăng chậm ở mức một con số hay dưới 10% một năm. Trong điều kiện lạm phát vừa phải giá cả tăng chậm thường xấp xỉ bằng mức tăng tiền lương hay cao hơn một chút do vậy đồng tiền bị mất giá không lớn, điều kiện kinh doanh tương đối ổn định. Tác hại của lạm phát ở đây là không đáng kể.
b. Lạm phát phi mã
Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả bắt đầu tăng với tỷ lệ 2 hay 3 con số như 20%, 100% hay 200%... một năm. Khi loại lạm phát này kéo dài sẽ nảy sinh những diễn biến nghiêm trọng cho nền kinh tế. Đồng tiền mất giá nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm xuống dưới 0 ( có nơi lãi suất thực tế giảm xuống tới -50% hay -100% ). Nhân dân nên tránh giữ nhiều tiền mặt mà tích trữ hàng tiêu dùng.
c. Siêu lạm phát
Tình trạng lạm phát mà giá cả tăng vọt rất nhanh với tỷ lệ 10 lần thậm chí 100 lần chỉ trong 1 tháng, là loại lạm phát với giá cả tăng lên với 5 con số. Nếu trong lạm phát phi mã, nền kinh tế có vẻ còn sống sót được thì trong siêu lạm phát, nền kinh tế xem như đang đi dần vào cõi chết. Siêu lạm phát gây hậu quả hết sức nghiêm trọng về các mặt kinh tế, xã hội và chính trị. Loại lạm phát này rất ít khi xảy ra. Trên thế giới lần đầu tiên xảy ra tình trạng này ở Đức đầu những năm 1920 , từ tháng 1/1922 đến tháng 11/1923 chỉ số giá cả tăng lên 10 triệu lần & ở Trung Quốc vào thời điểm chiến tranh thế giới thứ hai.
3. Nguyên nhân của lạm phát
Lạm phát có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân trực tiếp và quyết định gây ra lạm phát là bội chi ngân sách trên quy mô lớn, tốc độ cao. Bội chi ngân sách dẫn đến Nhà nước phát hành tiền giấy vào lưu thông quá mức cần thiết của nó. Một khi phát hành tiền giấy để chi tiêu cho ngân sách vượt quá yêu cầu của lưu thông tiền tệ sẽ nảy sinh cầu nhiều hơn cung, giá cả hàng hoá, dịch vụ sẽ lên cao.
B. Tác động của lạm phát và thực trạng lạm phát ở Việt Nam
1. Tác động của lạm phát
Do có ba mức lạm phát khác nhau, nên tác động của mỗi loại đối với nền kinh tế cũng khác nhau. Loại lạm phát vừa phải không có tác động lớn đến nền kinh tế. Lạm phát phi mã và siêu lạm phát tác động lớn đến nền kinh tế ở hai mặt sau:
a. Tác động đến sự phân phối lại thu nhập và của cải
Tác động này phát sinh từ những sự khác nhau trong các loại tài sản và nợ nần của nhân dân. Lạm phát làm cho đời sống nhân dân bị giảm sút, trước hết là người sống bằng tiền lương do tiền lương thực tế giảm nghiêm trọng. Dẫn đến số người cùng kiệt khổ tăng lên, và tệ nạn xã hội sẽ nảy sinh. Còn những người có nhiều tài sản cố định có giá trị cao và những người mắc nợ ngân hàng với lãi suất cố định thì tự nhiên được hưởng lợi.
Những người cho vay hay có tài sản bằng những đồ cầm cố hay trái phiếu dài hạn đều ở trong tình thế bất lợi. Những người đi vay hay đi cầm cố, trước đây nhận tiền có giá, bây giờ mang tiền mất giá đến trả nợ và lấy lại tài sản đã cầm cố. Nói tóm lại, trong thời kỳ này, người gửi tiền tiết kiệm là bị thiệt hại nhiều nhất.
b. Tác động đến giá cả, sản lượng, việc làm
Lạm phát kéo dài làm cho lượng tiền cung ứng tăng liên tục , tổng cung tiền tệ tăng nhanh hơn tổng cầu tiền tệ, lượng tiền danh nghĩa tăng, lãi suất danh nghĩa tăng, sức mua đồng tiền giảm sút, các dòng vận động tiền tệ sẽ rối loạn. Uy tín đồng tiền giảm và người ta không muốn giữ tiền, đua nhau mua bất động sản,mua ngoại tệ, mua vàng làm cho các thị trường này càng biến động. Bên cạnh đó thì giá cả mọi thứ hàng hoá lại lên cao, tăng nhanh nhất là giá cả các mặt hàng thiết yếu cho tiêu dùng và cho sản xuất rồi mới đến các mặt hàng khác.
Lạm phát làm cho xuất khẩu sẽ giảm sút, nhập khẩu sẽ tăng lên. Giá hàng nhập ngày một cao. Cán cân ngoại thương sẽ rơi vào nhập siêu.
Lạm phát cao kéo dài làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản hay sản xuất cầm chừng. Kinh doanh không tính toán được lỗ lãi, không ai dám bỏ vốn vào đầu tư vì chưa biết tương lai như thế nào, sợ mất vốn. Làm cho một bộ phận công nhân viên chức mất việc làm, số lượng thất nghiệp tăng lên.Những người bị lạm phát làm thiệt hại nhiều nhất là những người hưởng lương hưu, hưởng bảo hiểm xã hội, hưởng trợ cấp xã hội.
Lạm phát khiến cho nền kinh tế khó tăng trưởng, không ổn định. Dẫn tới những vấn đề kinh tế-xã hội sẽ ngày càng nghiêm trọng, khó giải quyết hơn.
2. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam
a. Lạm phát trong những năm 1981-1988
Lạm phát ở Việt Nam trong những năm 1976-1980 được coi là lạm phát ngầm. Bước vào những năm 80, lạm phát đã bột phát “công khai” và trở thành lạm phát phi mã với mức tăng gia 3 con số.
Từ năm 1981-1988 chỉ số tăng giá đều trên 100% một năm, đầu những năm 80 mức tăng này là trên 200% đến năm 1983, 1984 đã giảm xuống, nhưng từ năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất 557%, sau đó giảm: như vậy là mức độ lạm phát cao và không ổn định.
Trong thời kỳ này, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng nhanh vì dân chúng kh

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top