Đôi điều về nước hoa - bài viết của --HC shop.dutyfree
Nước hoa là một món hàng cao cấp, khi đã quyết định bỏ tiền ra mua chắc chắc bạn đã cân nhắc và tham khảo kỹ càng rồi, vấn đề chỉ còn là làm sao mua được đúng cái mà bạn đã nhắm.
I, Tác hại của nước hoa fake
- Làm nước hoa giả là 1 ngành công nghiệp hái ra tiền và nó gây hậu quả lớn với người tiêu dùng, tuy nhiên với 1 lọ nước hoa fake với giá dưới 20$ so với giá thành bán được lọ đó gấp 5 10 lần, lại chẳng mất đồng thuế nào, thì rõ ràng vẫn không ít kẻ không từ 1 thủ đoạn nào để thu lợi nhuận. Những quốc gia đứng đầu về làm nước hoa fake là Trung Quốc ( dĩ nhiên roài, sữa cho trẻ em nó còn không tha ), Thái và Sing.
- Nước hoa fake còn ảnh hưởng đến sức khỏe: nước hoa fake có thể mang những hóa chất độc hại cho cơ thể và không hề được kiểm nghiệm. Khi nghiên cứu thành phần của nước hoa fake người ta có thể tìm thấy loại cồn rẻ tiền vodka, acetyl cedrene ( hóa chất dùng trong công nghiệp plastic và cao su ), nước tiểu của dê được dùng như 1 chất ổn định (stabilizer), da người khi hấp thụ những hóa chất này có thể gây dị ứng và những bệnh ngoài da do tiếp xúc.
Với tất cả nước hoa, trước khi đưa ra thị trường 1 dòng sản phẩm, nhà sản xuất đã phải bỏ ra hàng đống tiền để kiểm nghiệm trên hàng nghìn người, chắc chắn không gây dị ứng với tỷ lệ rất nhỏ người ta mới xin được giấy phép. ( thế nên nếu bạn thử nước hoa hay mỹ phẩm mà mẩn, đỏ.. thì đừng tin lời người bán hàng rằng đó là do da bạn quá nhạy cảm.. bla bla). Trong khi đó nước hoa fake chẳng qua 1 kiểm nghiệm an toàn thông thường, làm 1 lọ nước hoa fake theo cách như thế nào cũng không ai muốn tưởng tượng ra. Với 1 số người có cơ địa dị ứng, 1 lượng nhỏ nước hoa fake có thể gây những phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Nước hoa giả có thể làm hỏng hay ố bộ quần áo ưa thích của bạn.
II, Một số thủ thuật để nhận biết nước hoa fake
Chọn được đúng nước hoa ưa thích nó cũng là 1 cái cảm giác, nhiều khi nước hoa dởm cũng giống y như thật, chúng có tên GIỐNG HỆT, gần như không phân biệt được về hình dạng chai, nhãn, hộp và có mùi rất giống nước hoa thật. ( Giống thôi , may quá, vẫn phân biệt được ). Bạn hãy nhớ rằng, với chi phí chỉ 20$, thì không thể có 1 cái gì ra hồn, cứ yên tâm, nước hoa giả chắc chắn có ít nhất 1 cái gì đó để nhận ra. Còn nếu làm được lọ fake giống hệt như thật thì chi phí sẽ đắt hơn cả lọ thật
LÀM SAO ĐỂ BẠN CÓ THỂ NÓI đó là hàng FAKE?
- Tiêu chí đầu tiên và đơn giản nhất: tất cả các loại nước hoa với giá thấp hơn giá thực tế là dỏm, tất cả những chai mua ở shop ven đường, không có chứng nhận nhà phân phối chính thức, giá rẻ hơn 20$ bạn có thể nói đơn giản đó là hàng fake. Giá của 1 loại nước hoa là bao nhiêu? Bạn check trên google, hay vào những trang web uy tín để có 1 cái ước lượng về giá. các bạn có thể tham khảo sephora.
Tiếng Anh đây ( giá bán ở Mỹ )
Tiếng Pháp đây ( giá bán ở Pháp )
- Với nghành kinh doanh siêu lợi nhuận, thì những người làm nước hoa dỏm đã đạt đến trình master với những hành động vi phạm pháp luật của họ. Thật sự không hề dễ dàng khi họ được hỗ trợ bởi những công nghệ tiên tiến như ảnh kỹ thuật số và kỹ thuật in hiện đại. Họ có thể làm fake được hầu như tất cả những hãng nước hoa danh tiếng có bán trên thị trường. Với vai trò và quyền lợi của người tiêu dùng, bạn ít nhất cũng nên biết cách tự bảo vệ cho mình, đừng để đến khi bạn tự hỏi sao cái nước hoa này "có nửa tiếng đã bay hết mùi nhở"
- Danh sách 20 điểm kiểm tra khi mua nước hoa:
1. Nguồn Nguồn hàng rất quan trọng, bạn phải chắc rằng mình mua nước hoa ở nguồn có uy tín, không mua ở những shop đại trà. Bạn có thể check qua hóa đơn, hay ít nhất yêu cầu seal hay túi của cửa hàng. 1 cái túi nilon in trade mark của cửa hàng nhiều khi là cái quyết định mặc dù là 1 chi tiết rất nhỏ. Với hàng xách tay, nên nhớ người ta không cho mang chất lỏng lên máy bay, vì thế đã hàng xách tay thì phải ở trong 1 cái túi nilon có seal của hãng hàng không, seal này bóc là hỏng.
Link đây http://www.flickr.com/photos/shopdutyfree/2987156028
2. Giấy bóng kính Chất lượng chung đều nhau, sáng, bóng, không hay ít xước - nhìn và cảm nhận - độ dày và độ trong của giấy bóng kính. Thường nhìn là mê liền.
3. Seal dán giấy bóng kính: Kiểm tra nếp dán giấy bóng kính xem có thừa keo dán không, đặc biệt xem có băng dính trong dán ở đấy không. Bóc rồi là có thể đã thử rồi, hay hàng 2nd.
4. Hộp ngoài: Màu sắc, chất lượng hộp, độ dày của hộp, những nếp gấp của hộp, gờ hộp. Hộp thường có 2 lớp, lớp ngoài in màu, có logo, mã vạch, thành phần.. lớp trong là lớp gấp chống sốc. Những hãng lớn, mạt trong hộp có ghi lại thành phần của chai nước hoa.
Linh đây http://www.flickr.com/photos/shopdutyfree/2986134993
5. Kỹ thuật in Kiểm tra những thông tin in trên hộp có chính xác không, kích cỡ, nơi sản xuất ( bắt buộc - ảnh hưởng nhiều tới giá ), xem có lập lờ tên same same không, logo có chuẩn không, trademark có đúng không. Thường logo in nổi hay chỳm chứ không in thường, tuy nhiên kỹ thuật in hiện nay thì hoàn toàn có thể làm giả được nên cũng không phải bạn sờ thấy in nổi mà bảo đấy là hàng thật được nhé.
Face side này
http://www.flickr.com/photos/shopdutyfree/2986990924/
Back side này
http://www.flickr.com/photos/shopdutyfree/2986134631/
6. Batch Number : Thường ở đáy hộp, ví dụ AB 123
http://www.flickr.com/photos/shopdutyfree/2986134843/
7. Trong hộp Kiểm tra chất lượng chung của chai, kính có trong không, nhẹ không. Pro thường cầm chai lên thấy nặng hơn là biết. Tất nhiên là bạn phải biết cái chai bình thường nó nặng nhẹ ra sao thì mới dùng được cách này.
Pro đâu, pro đây
http://www.flickr.com/photos/shopdutyfree/2986991666/
8. Hình dáng chai. 1 sản phẩm ra đời được chuẩn từ hình dáng chai trở đi, nghìn chai như 1, nếu bạn có thể in 1 cái ảnh của chai bạn định mua mang ra kiểm tra là nhất.
9. Thủy tinh. Tuyệt đối không có bọt không khí trong lớp thủy tinh làm chai, trong sáng không vẩn đục, những nếp gấp không gợn, sờ mặt chai nhẵn và rất mát tay.
http://www.flickr.com/photos/shopdutyfree/2986991872/
10.Nắp lọ10) Kiểm tra nắp chai, kín hay lỏng, kích cỡ có đúng không, màu sắc đúng không, hình dáng đúng không, có dấu hiệu bị "mốc" không. Vẫn là phải mang 1 cái ảnh đi nếu chưa nhìn thấy chai đó bao giờ.
11. Đầu xịt Cẩn thận với những chai bị kẹt hay khó khăn trong việc xịt. Thường đồ xịn xịt nhẹ nhàng và êm.
12.Ống xịt trong chai Đọ dày, độ dài và màu. Thông thường ống này nhỏ xinh, màu trong, hơi cong 1 tý vừa đủ chạm đáy, thường chạm đáy ở 1 góc lọ.
13.Nhãn chính dán trên chai Chất lượng in phải tốt, kích cỡ đúng theo ảnh bạn mang theo, vị trí cân xứng, ngay ngắn, keo dán không bị gờ, nổi. Symbol lấp lánh của hãng: 1 số hãng in logo lấp lánh, nếu bạn biết là hãng đó có logo đó thì phải tìm bằng được.
14. Nhãn đáy chai Các chai nước hoa đều có nhãn ở đáy chai, nhãn này nhỏ, gọn, nhưng in rất nét, chữ tuy bé nhưng rất rõ và dễ đọc. Ghi tên chai nước hoa, dung tích, nơi sản xuất, hãng... quan trọng nhất là Batch number. Batch này trùng với batch ngoài đáy hộp. Tuy nhiên có thể có 1 số ngoại lệ, thêm 1 chữ cái ở cuối , mã số cộng.., nhưng 99% là giống hệt batch đáy hộp.
http://www.flickr.com/photos/shopdutyfree/2986134843/
15. Mã vạch: Mã vạch ( nếu có ) thì trùng với mã vạch của hộp, nếu bạn đi trong siêu thị thì hãy đảm bảo là mã vạch đó đọc được bằng cách quét thử ( mã vạch dỏm thì ứ đọc được, chỉ vạch cho có vẻ thôi )
16. Màu nước hoa:: Nếu nước hoa đục, vẩn, màu sắc không đều, hay cảm giác chỗ màu đậm chỗ màu nhạt thì là hàng fake.
17. Độ sánh Độ sánh phải vừa đủ, nếu cảm giác quá "dầu" thì cần cẩn thận, check kỹ.
18. Mùi Cái này thì chuẩn rồi, nếu nhiều mùi cồn là fake đấy. Với loại nước hoa mình thích thì ngửi cái biết liền.
19.Bám mùi Lasting hours có 3 mức mùi, ý em nói đến mức mùi cuối lưu lại trên da, mùi này tối thiểu 3 tiếng, ít hơn là fake.
20. Phản ứng dị ứng: Như đã nói, dị ứng là cực hiếm. Nếu xịt nước hoa lên cổ tay để thử thôi mà thấy ngứa, lưu lại chất bẩn trên da, vết ố trên áo hay phát ban đỏ, trắng.. thì đừng mua nhé.
Thôi tạm thế đã. Chúc các bạn chọn được loại nước hoa favorite.
P/S em up hình lên flickr mà sao diễn đàn mình không nhận à????