phuonghathien
New Member
Download miễn phí Đề tài Liệu vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã tương xứng với vai trò của nó chưa
Trong năm 2005, “chỉ tiêu kế hoạch” mà bộ giao thông đặt ra sẽ rút xuống chỉ thực hiện 89 dự án (hầu hết là các dự án chuyển tiếp), báo cáo chính phủ cho phép triển khai 26 dự án; các dự án không được bố trí vốn đều phải đình hoãn và không khởi công mới nhằm tập trung sớm hoàn thành các dự án quan trọng đưa vào khai thác và không để phát sinh nợ đọng. Bộ nhanh chóng giao kế hoạch cho các đơn vị để tạo điều kiện chủ động triển khai, dứt khoát không để tình trạng chạy vốn, xin-cho gây phiền hà cho các doanh nghiệp. Các hộ kế hoạch khác như tổng công ty hàng không, tổng công ty hàng hải, tổng công ty đường sắt.cần lên kế hoạch cân đối vốn (bao gồm vốn của doanh nghiệp, vốn tự huy động và vốn ngân sách cấp) với các dự án đầu tư của đơn vị để tránh tình trạng đầu tư tràn lan, mất cân đối vốn và ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Trong quá trình lập kế hoạch vốn đầu tư cần tính đến các yếu tố ảnh hưởng, rủi ro có thể xảy ra như: giá nguyên vật liệu sắt, thép, xăng dầu, ximăng.tăng cao làm tăng chi phí đầu tư, thời tiết làm hư hỏng các công trình cần có chi phí để khắc phục, do đối tác không tích cực cung cấp vốn, giải ngân vốn chậm trễ ảnh hưởng đến tiến độ thi công.Nếu khâu kế hoạch làm tốt, thì việc triển khai dự án sẽ nhanh chóng vì nguồn vốn đảm bảo trong suốt quá trình thi công.
Muốn lập kế hoạch tốt cần có một đội ngũ cán bộ đủ kinh nghiệm, trình độ năng lực cao và có tầm nhìn xa, đặc biệt yêu cầu đối với việc lập kế hoạch dài hạn. Vì vậy, công tác đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ lập kế hoạch cũng rất quan trọng. Nhà nước cần tiến hành đào tạo lại và đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ lập kế hoạch ở các cấp, các ngành để nâng cao chất lượng kế hoạch.
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-11-de_tai_lieu_von_dau_tu_phat_trien_ket_cau_ha_tang_giao_thong.qa2E8UZc5n.swf /tai-lieu/de-tai-lieu-von-dau-tu-phat-trien-ket-cau-ha-tang-giao-thong-da-tuong-xung-voi-vai-tro-cua-no-chua-80020/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Nhìn chung, vốn đầu tư được phân bổ cho xây dựng KCHT từng loại hình giao thông theo một cơ cấu không cân đối, lệch hẳn về phía đường bộ. Đây cũng là một đặc điểm nổi bật của hoạt động đầu tư phát triển KCHT ở những nước đang phát triển, khi mà cơ sở hạ tầng đường bộ còn nhiều thiếu sót, chưa đủ điều kiện để phát triển các loại hình giao thông khác.
2.2.Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển KCHT GTVT trong từng ngành giao thông
2.2.1. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ
Ngành đường bộ trong những năm qua thu hút khối lượng vốn đầu tư lớn với nhiều dự án các loại, có dự án vốn đầu tư lớn như dự án đường Hồ Chí Minh hay đường tránh Huế kéo dài nhiều năm, cũng có những dự án vốn đầu tư nhỏ chỉ xây dựng trong vài tháng đến một năm; có dự án xây dựng mới cũng có dự án cải tạo nâng cấp. Vì vậy trong phân loại vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đường bộ sẽ phân chia theo đặc điểm, tính chất, hình thức công trình giao thông đường bộ: đường, cầu, hầm. Trong đường có nhiều loại: đường quốc lộ, đường tỉnh lộ và đường nông thôn...
Biêủ 5: vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ
giai đoạn 2001-2004
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
VĐT phát triển KCHTGT đường bộ
1000 tỷ
4.682
6.517
6.125
11.19
1. Đường
1000 tỷ
3.521
5.237
4.739
5.619
Tốc độ gia tăng liên hoàn
%
100
48.74
-9.51
18.57
Xây dựng mới
1000 tỷ
1.356
3.195
3.025
2.256
Cải tạo nâng cấp
1000 tỷ
2.165
2.042
1.714
3.363
2. Cầu
1000 tỷ
0.781
1.025
1.116
4.364
Tốc độ gia tăng liên hoàn
%
100
31.24
8.878
291
Xây dựng mới
1000 tỷ
0.698
0.886
1.113
4.214
Cải tạo nâng cấp
1000 tỷ
0.083
0.139
0.03
0.15
3. Hầm
1000 tỷ
0.38
0.255
0.27
1.202
Tốc độ gia tăng liên hoàn
%
100
-32.89
5.882
345.2
Nguồn: Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Nhìn chung vốn đầu tư phát triển hạ tầng đường bộ phân theo từng loại công trình : đường, cầu, hầm tăng trưởng không đều qua các năm, có năm tăng, có năm giảm. Vốn đầu tư xây dựng đường năm 2002 tăng hơn năm 2001 là 1,716 nghìn tỷ (tức là tăng 48,7%) song năm 2003 lại giảm 9,51% so với năm 2002. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư cho xây dựng cầu có xu hướng tăng và đặc biệt tăng cao nhất trong năm 2004 là 291%. Còn vốn đầu tư cho xây dựng hầm năm 2002 giảm song đến năm 2003 có dấu hiệu tăng lên và năm 2004 tăng mạnh 345,2%. Có thể đi vào xem xét tình hình đầu tư cụ thể từng loại công trình này theo mức độ xây dựng mới và cải tạo nâng cấp trong giai đoạn 2001- 2004.
Trong những năm qua, nhiều dự án xây dựng đường được thực hiện cả xây mới và cải tạo nâng cấp. Vốn đầu tư cho xây dựng mới các tuyến đường tăng nhanh, năm 2001 là 1,35 nghìn tỷ đồng, năm 2002 vốn đầu tư gấp hơn hai lần năm 2001 và năm 2003 tăng 1,23 lần năm 2001. Ngược lại, vốn đầu tư cho cải tạo, nâng cấp hệ thống đường bộ giảm dần: năm 2002 giảm 5,7% so với năm 2001, năm 2003 giảm 16,1% so với năm 2002. Tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng mới chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu vốn đầu tư xây dựng đường: năm 2001 là 38,5%, năm 2002 là 61% và năm 2003 là 63,8%. Năm 2004, tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng mới giảm xuống còn 40,15%, tỷ trọng vốn đầu tư cải tạo và nâng cấp tăng lên từ 36,17% năm 2003 đến 59,85% năm 2004. Có sự thay đổi chiều hướng này là do: nhiều tuyến đường do mưa bão, sụt đất, lở đất làm hư hại cho nên trong năm nhà nước đã chỉ đạo thực hiện nhiều dự án nâng cấp cải tạo mạng lưới đường bộ.
Bên cạnh đầu tư xây dựng các tuyến đường nối liền các huyết mạch quốc qia, đầu tư xây dựng cầu cũng thu hút một khối lượng vốn không nhỏ và ngày càng tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Nếu lấy năm 2001 làm gốc thì tốc độ tăng liên tục trong các năm là: năm 2002 tăng 31,24% (tương đương với 0,244 nghìn tỷ), năm 2003 tăng 42,9% (0,335 nghìn tỷ) và năm 2004 tăng 459% (3,583 nghìn tỷ). Năm 2004, một số dự án xây dựng cầu được tăng cường vốn như dự án 38 cầu trên quốc lộ 1 (GĐ1), cầu Bãi Cháy, cầu Cần Thơ, Cầu Thanh Trì...giúp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và thi công. Vốn đầu tư xây dựng mới cầu chiếm tỷ trọng cao trên 85% trong cơ cấu vốn dành cho xây dựng cầu và có xu hướng ngày càng tăng. Năm 2002 tăng 31,2% tức là tăng 0,118 nghìn tỷ so với năm 2001, năm 2004 tăng 3,101 nghìn tỷ tương đương với 278% so với năm 2003. Bên cạnh đầu tư gia tăng số lượng các cây cầu trong cả nước phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, có khoảng 50 dự án nhỏ và vừa cải tạo, nâng cấp cầu, khắc phục cầu yếu với tổng số vốn 0,402 nghìn tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,5% so với vốn đầu tư xây dựng cầu.
Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân khởi công từ năm 1999 đến nay đang trong giai đoạn hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng. Ngoài ra, hầm đường bộ Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A khởi công tháng 5/2003 và hoàn thành tháng 8/2004. Vốn đầu tư xây dựng hầm giao thông trong 4 năm là 2,107 nghìn tỷ. Đây là loại công trình mở ra khả năng cải tạo hướng tuyến, khắc phục được đường cong, đèo dốc, thường gây sụt lở và tai nạn, rút ngắn đường đi, hạ giá thành vận tải.
Cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCHT đường bộ theo các loại công trình giao thông đường, cầu, hầm là một cơ cấu không cân đối. Trong 4 năm, tỷ trọng vốn đầu tư cho xây dựng đường là 19,116 nghìn tỷ chiếm tỷ trọng lớn nhất 67,05%, xây dựng cầu là 7,286 nghìn tỷ chiếm tỷ trọng 25,56% và vốn dành cho xây dựng hầm là 2,107 nghìn tỷ chiếm 7,39%. Trong xây dựng đường, vốn chủ yếu đầu tư vào các công trình đường quốc lộ chiếm khoảng 80 -90%, còn vốn cho giao thông nông thôn và tỉnh lộ chỉ chiếm 10 - 20%. Có thể tham khảo sơ đồ sau để thấy rõ cơ cấu vốn này:
Nhìn chung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ có xu hướng ngày càng tăng và phân bổ cho các loại công trình tương đối hợp lý. Hạ tầng đường bộ có thuận lợi hơn các lĩnh vực khác, được tập trung đầu tư với khối lượng vốn lớn, thu hút được nhiều nguồn vốn, kể cả nguồn vốn trong dân cư (chỉ đầu tư duy nhất vào hạ tầng đường đường bộ). Vốn dân cư thường được huy động xây dựng giao thông nông thôn: đường làng, đường xã và xây mới hay sửa chữa cầu dưới dạng tiền mặt hay ngày công lao động.
2.2.2 Vốn và cơ cầu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường sắt.
Đường sắt là một loại hình giao thông có tính kinh tế cao: vận chuyển trên bộ với khối lượng lớn, không chiếm dụng diện tích nhiều như đường bộ...song vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng lại nhỏ bé. Vốn được sử dụng để đầu tư phát triển mạng lưới đường sắt, cầu sắt, hầm sắt và hệ thống nhà ga, thông tin tín hiệu đường sắt.
Biểu 6: vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường sắt giai đoạn 2001-2004.
Chỉ tiêu
Đơn vị
2001
2002
2003
2004
VĐT phát triển KCHTGT đường sắt
1000 tỷ
0.312
0.361
0.341
0.417
1. Xây dựng đường sắt
1000 tỷ
0.15
0.12
0.11
0.16
...