kelbin_lei

New Member
Hạt hướng dương lấy từ cây hướng dương còn được gọi là thiên quỳ tử, quỳ tử, quỳ hoa tử. Loại cây này có nguồn gốc ở Mexico, được nhập trồng nhiều nơi để làm cảnh, lấy hạt làm thuốc và làm thực phẩm. Khi quả chín, người ta nhổ toàn cây và tách riêng các phần, đem sấy khô để dùng.



Trong 100g hạt hướng dương rang chín, có chứa các chất sau : Protid 24,6g, lipid 54,4g glucid 9,9g, các chất khoáng: Ca 45mg, P 354mg, Fe 4,3mg, Caroten 0,1mg, vitamin B1 0,88mg, vitamin B2 0,2mg, vitamin PP 5,1mg, cung cấp 628 Kcal.



Ngoài ra, hạt hướng dương còn có albumin 13,50g, nuclein 0,51g, lecithin 0,23g, pentosan 2,74g. Qua nghiên cứu, người ta ghi nhận chất phosphatide trong hạt hướng dương có tác dụng dự phòng các chứng cao mỡ máu cấp và chứng tăng cholesterol máu mạn tính. Chất acid linolenic trong hạt hướng dương có tác dụng chống hình thành huyết khối.



Theo đông y, hạt hướng dương có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, cầm máu, sát trùng, thúc phát ban. Thường dùng chữa kiết lỵ, ra máu, sốt phát ban, bổ dưỡng cơ thể, chữa chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu do suy nhược thần kinh.



Người ta còn dùng hạt để chế biến dầu hướng dương, là một loại dầu ăn tốt vì có chứa nhiều acid béo.



Để chữa kiết lỵ, đại tiện xuất huyết, dùng hạt hướng dương (đã bóc vỏ) 30 g, hãm với nước sôi trong 1 tiếng, pha thêm chút đường phèn uống trong ngày. Trường hợp bị chứng ù tai, mỗi ngày nên dùng vỏ hạt hướng dương 15 g, sắc lấy nước uống.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top