Download miễn phí Luận văn Lợi nhuận và một số biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận tại công ty TNHH united Motor Việt Nam
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 0
Phần I: Những lý luận cơ bản về lợi nhuận của doanh nghiệp
I. Lợi nhuận và vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp: 4
1. Khái niệm về lợi nhuận: 4
2. Kết cấu của lợi nhuận:.4
3. Ý nghĩa và vai trò của lợi nhuận: 5
3.1. Đối với doanh nghiệp: 5
3.2. Đối với người lao động: 6
3.3. Đối với nền kinh tế xã hội: 6
II. Các phương pháp xác định lợi nhuận: 6
1. Phương pháp trực tiếp: 6
1.1. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: 7
1.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: 8
1.3. Lợi nhuận từ hoạt động khác: 8
2. Phương pháp gián tiếp: 9
III. Mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu và chi phí: 10
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp: 12
1. Nhân tố chủ quan: 12
2. Nhân tố khách quan: 13
V. Một số giải pháp nhằm làm tăng lợi nhuận: Error! Bookmark not defined.
1. Giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm: Error! Bookmark not defined.
2. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá, tăng sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm: Error! Bookmark not defined.
3. Quản lý vốn và tổ chức nguồn vốn có hiệu quả: Error! Bookmark not defined.
Phần II : Tình hình thực hiện lợi nhuận tại Công ty TNHH United Motor
Việt Nam 13
I. Khái quát về công ty TNHH United Motor Việt Nam: 14
1. Sự hình thành và phát triển của công ty: 14
2. Các hoạt động chính của công ty:.14
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty: 15
3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: 15
3.2. Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý: 16
4. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 16
4.1. Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán: 16
4.2. Chức năng cơ bản của bộ máy kế toán: 16
II. Tình hình thực hiện lợi nhuận tại công ty TNHH United Motor
Việt Nam.17
1. Tình hình quản lý tài sản, nguồn vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 2 năm 2003-2004: 17
1.1. Tình hình quản lý tài sản và nguồn vốn: 17
1.1.1. Về cơ cấu tài sản: 18
1.1.2. Cơ cấu nguồn vốn: 18
2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH UMV: 19
3. Tình hình chi phí trong hoạt động kinh doanh của công ty: 21
4. Tình hình lợi nhuận của công ty:.22
Phần III : Một số biện pháp góp phần làm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH United Motor Viet Nam 25
1. Đánh giá thực trạng về tình hình lợi nhuận tại công ty: 26
1.1. Những kết quả đã đạt được: 26
1.2. Một số điểm còn tồn tại: 26
2. Một số kiến nghị nhằm làm tăng lợi nhuận tại công ty UMV: 27
2.1. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá để tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm: 27
2.2. Phấn đấu để giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm: 27
2.3. Quản lý vốn và tổ chức nguồn vốn có hiệu quả: Error! Bookmark not defined.
2.4. Đẩy nhanh quá trình thu hồi tiền hàng.30
KẾT LUẬN 29
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-luan_van_loi_nhuan_va_mot_so_bien_phap_gop_phan_la.ybkjkgIQBI.swf /tai-lieu/luan-van-loi-nhuan-va-mot-so-bien-phap-gop-phan-lam-tang-loi-nhuan-tai-cong-ty-tnhh-united-motor-viet-nam-75638/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Doanh thu bán hàng, cung cấp
dịch vụ
Các khoản giảm trừ
Doanh thu hoạt động khác
Chi phí hoạt động khác
Giá vốn hàng bán
Hoạt động
tài chính
Hoạt động khác
Doanh thu thuần
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí hoạt động tài chính
Lợi nhuận
gộp hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận hoạt động tài chính
- Chi phí bán hàng
- Chi phí QLDN
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận hoạt động khác
Lợi nhuận trước thuế của
doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận
sau thuế
Hoạt động tài chính
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
Xác định lợi nhuận theo phương pháp gián tiếp cho phép người quản lý nắm bắt được quá trình hình thành lợi nhuận và tác động của từng khâu hoạt động đến kết quả hoạt động SXKD cuối cùng của doanh nghiệp, đó là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (lợi nhuận ròng). Phương pháp này giúp ta có thể lập báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu trên, nhờ đó
chúng ta có thể dễ dàng phân tích và so sánh được kết quả SXKD của doanh nghiệp kỳ trước so với kỳ này, mặt khác chúng ta có thể thấy được sự tác động của từng khâu hoạt động tới sự tăng giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó có thể giúp chúng ta tìm ra những giải pháp điều chỉnh thích hợp góp phần nâng cao lợi nhuận, nâng cao hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
III. Mối quan hệ giữa lợi nhuận, doanh thu và chi phí:
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế chất lượng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.Sau đây là một số chỉ tiêu lợi nhuận để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận
doanh thu
=
Lợi nhuận sau (trước) thuế
*
100%
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau một kỳ kinh doanh, do đó tỷ suất này càng lớn thì kết quả kinh doanh thu được càng cao và ngược lại
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí:
Tỷ suất lợi nhuận
chi phí
=
Lợi nhuận sau (trước) thuế
*
100%
Chi phí hoạt động kinh doanh
Thông qua chỉ tiêu này ta có thể thấy, để tạo ra một đồng lợi nhuận thì doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí tương ứng. Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt vì doanh nghiệp sử dụng chi phí tiết kiệm sẽ đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh:
Tỷ suất lợi nhuận
vốn kinh doanh bình quân
=
Tổng lợi nhuận sau (trước) thuế
*
100%
Vốn kinh doanh bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn kinh doanh bình quân dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng lớn, mặt khác phải sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu vốn kinh doanh, mà cụ thể vốn kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu:
Tỷ suất lợi nhuận
vốn chủ sở hữu
=
Lợi nhuận sau (trước) thuế
*
100%
Vốn chủ sở hữu bình quân
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu cho biết hiệu quả sử dụng một đồng vốn chủ sở hữu sẽ đem lại bao nhiêu bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu là tốt.
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp:
1. Nhân tố chủ quan:
Nhóm nhân tố này bao gồm các yếu tố về con người, khả năng về vốn của doanh nghiệp, cơ cấu mặt hàng kinh doanh, chất lượng sản phẩm hàng hoá... Đây là nhóm nhân tố mà bản thân doanh nghiệp có thể tự kiểm soát được, và dựa vào đó doanh nghiệp có thể xây dựng các phương án, kế hoạch kinh doanh để phát huy tối đa các nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp
Nhân tố con người: Đây là nhân tố quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Con người với khả năng tư duy, chuyên môn cũng như tay nghề... luôn đóng vai trò trung tâm và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Khả năng về vốn của doanh nghiệp: Vốn là tiền đề vật chất và liên quan đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường như hiện nay, các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với nhau, doanh nghiệp nào có nhiều vốn thì sẽ dễ dàng chiến thắng các đối thủ cạnh tranh của mình, đồng thời có thể nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ và chủ động trong việc mở rộng quy mô kinh doanh. Để có một nguồn vốn dồi dào và vững chắc thì doanh nghiệp sẽ phải sử dụng vốn thật hiệu quả bằng những cách khác nhau với mục đích kiếm được nhiều lợi nhuận hơn, để đồng vồn được quay vòng nhanh hơn, tránh tình trạng ứ đọng vốn
Chất lượng hàng hoá và cơ cấu mặt hàng kinh doanh: Nâng cao chất lượng hàng hóa là một biện pháp để cạnh tranh và tăng uy tín, dẫn đến tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một cơ cấu mặt hàng kinh doanh hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp không bị rơi vào tình trạng tồn đọng hay thiếu hàng khi có những biến động về nhu cầu thị trường
Tổ chức tốt việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trên thị trường: Sau khi hàng hoá đã được sản xuất thì vấn đề đặt ra phải tổ chức bán hết, bán nhanh, bán với giá hợp lý để sớm thu hồi vốn, tạo điều kiện để quay vòng vốn kinh doanh nhanh, mở rộng sản xuất. Việc tổ chức tốt quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ làm doanh thu tăng, chi phí tiêu thụ giảm do đó sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên
Giá thành sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tiêu hao lao động sống và lao động vật hoá để sản xuất một loại sản phẩm nhất định. Nếu giá thành sản phẩm thấp sẽ tạo được sức cạnh tranh, giúp đẩy mạnh khối lượng hàng hoá tiêu thụ, trực tiếp làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp
2. Nhân tố khách quan:
Đây là nhóm nhân tố mà bản thân doanh nghiệp không thể tự kiểm soát được mà chỉ có thể thích nghi hay có những biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận doanh nghiệp.
Quan hệ cung cầu trên thị trường: Quan hệ này phản ánh sức mua của thị trường và mức cung của doanh nghiệp. Nếu hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng vượt quá nhu cầu thị trường thì sẽ xảy ra hiện tượng cung vượt cầu, tức sức mua có khả năng thanh toán thấp sẽ đẩy giá cả hàng hoá hạ xuống hay hàng hoá sẽ không bán được, dẫn đến doanh thu giảm làm lợi nhuận giảm. Ngược lại, nếu nhu cầu của người tiêu dùng về mặt hàng mà doanh nghiệp cung cấp vượt quá số lượng hàng hoá bán ra, thì giá cả hàng hoá có thể sẽ tăng lên, thúc đẩy doanh thu tăng và lợi nhuận từ đó cũng tăng lên
Chính sách của Nhà nước:
Mỗi doanh nghiệp là một phần của nền kinh tế quốc dân, hoạt động của doanh nghiệp không chỉ chịu tác động của các quy luật kinh tế thị trường mà còn chịu sự c...