ttv2007

New Member
LỜI TÂM HUYẾT thái san:
(thay lời nói đầu)


-TÀI NĂNG:

Trước tiên tự xét cái tài năng của mình. Bao nhiêu học vị tiến sỹ trên giấy, và còn bao nhiêu bằng cấp thi nhờ, thi vả, còn lại những người có tâm huyết với đất nước đều bị người ghen ghét đố kỵ sa thải, hay không trọng dụng. Từ đó đã mất đi cái năng lực của một Quốc gia,
[color=black lang=EN-US] [/color]
từ đó những ông, cô, thầy biến thành đồ tể theo nghĩa của kẻ được trị.

Thời này phải chữa, và cứu lại ngay chữ Y+Đức.
Khi tui khởi đầu những đoản tủn mủn này có vài ý:
1= Ghi được gì thì tùy, chính làm cho bản thân thỏa mãn, sau dành cho con cháu.
2=Có góp thêm một bàn tay xây dựng cho cuộc đời thêm tươi, và nếu có thể cho đất nước.
3= Với con cháu may ra chúng sẽ đọc đến, sờ đến, hiểu được đôi ba chút về hiện trạng.
4=Viết những truyện ngắn trong tập này mang nhiều tính chất “võ biền”.
tui khi viết vài hàng này ai cũng như thường nói, kể cả chúng:
-Một ông bố nửa điên, khùng. Cho nên những đoạn này nhiều khi cũng chẳng ai muốn hiểu.
Nói theo kiểu ông chú:
-Vì quá nhiều phản biện. thì sẽ có lẽ gần với ngụy biện:
-Với đơn sơ mộc mạc quá thành rườm ra, không đi đến được đâu. Mà phải đi sâu, sát vào lòng người. Tức là không giống ai, con giáp nào cả.
Cái đáng nói là chưa ai thấu hiểu được lòng mình. Nên có câu:
-Nói thật mất lòng
Nói ngang làng ghét.
Theo kiểu P.V

Còn nữa nếu chân chất quá thì. Có câu:
Cây xanh thì lá cũng xanh
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Ca dao

Còn theo Phạm công Thiện trong (ý thức mới văn chương và triết học) thì đừng, vì thường người ta cho mình ngang thêm nữa, và lúc đó họ lý luận phải như thế này thế nọ. Vì họ Phạm viết một câu:
-Từ vô ý thức đến ý thức là một đại sự, từ ý thức đến ý thức mới là một phép lạ như thế ý thức mới như con khủng long ngông nghênh giữa đường.
Tuy nhiên là chuyện ngoài tai, nhưng cũng lấy nó làm tự kiểm, đừng hãnh tiến. Vì trong cái dở lắm, cũng có cái đúng.
Tuy nhiên ai nói mặc ai…(đường ta ta cứ đi ruộng ta ta cứ cầy, ngày mai….)

Những đoạn sống qua, là cả một kinh nghiệm đầy rẫy mồ hôi, và nước mắt, có khi kèm cả bao xác người nữa, dành lại những gì theo bản năng sinh tồn cho đàn con. Sự so sánh vô bổ với những bản tính trời dành sẵn cả.
Thường theo suy luận thông thường chẳng muốn ai hơn mình cả (chủ quan). Ngoại trừ kẻ hiểu.
Nếu buớc qua được chữ hiểu, biết, lại có khi phải bị đối phó vì mọi cảnh như ghen, ghét, đố kỵ mà chẳng tiếp chuyện, hay nói thêm thắt ý kiến v..v…
Cái nữa trong văn chương và triết học thường song hàng, cũng chẳng thể nói lên điều gì trong chính trị được.

Chẳng hạn như âm nhạc
Dùng nhạc không phải để chơi vui,
Mà để uốn nắn lòng người, chăm lo đời sống.
Nguyễn Trãi.

Là vì ở những huống trạng sau thường không đi đôi với lời nói, lại là cái đáng nói trong văn chương. Để nhắc nhở ta rằng:
-Đừng bao giờ nghĩ đến cái thật nào ở đó.
Lý do: Ta đã chấp nhận là phe tả sẵn là phe vô tôn giáo, thì cái khó là đừng lý luận đến NHÂN. Tại sao:
-Không nhân sao dám gọi là có quả tim, tất nhiên có tim mới nói đến tâm sau đó là lương tâm được. Mà không lương tâm thì đừng nói đến NHÂN, NGHĨA chi nữa. Tiếp theo không nhân nghĩa thì cũng đừng nói đến đạo đức, hay thảng là đạo giáo. Chú em nói:
-Ai nói khỉ không có quả tim sao sống.
Có ai giám nói là được chăng hay chớ, chỉ lôi kéo người sống theo bản năng đi.
Ta tự hỏi, biết, bản năng là sao?
-Phải ăn khi đói, phải thỏa mãn khi cần.
Thế rôi phải dành giựt, bằng mọi cách, thủ đoạn.
Như anh đã có em trên cõi thế
Đoạt địa cầu đòi bá chủ không gian
Hỡi thượng đế đoái nhìn nước Việt nam
Da xáo thịt đến bao giờ mới hết
Nay đã mất hết tình người, tính người
Ta có thể thì dụ như một sinh vật khác được không?
Chính ở đây đã cho ta hiểu biết trong sự nêu lên cho ta suy nghĩ đôi nét về
BẢN NĂNG ĐỂ CỐ NÍU LẠI NHÂN BẢN.
Đúng ra tui nói câu này thì cũng quá đáng, khi người chăn dắt bao giờ cũng có một lý lẽ riêng.
Thưa rằng: cũng có nhiều người bị cuộc sống hiện tại đã đánh giá là quá tốt rồi.
(trong niềm tin cho những người có tín lý 49)

NHỮNG LỜI NÓI VỚI NHỮNG KẺ TÂM HUYẾT VỚI ĐẤT NƯỚC:
-Ai biết nhớ đến chữ đất nước.
-Riêng tôi, thì mình phải làm cho mình điều thật đơn giản:
-Sống phải có nhân trước đã, đừng để vô nhân sau đó biến thành vô đạo. Thì đừng nói gì thêm nữa. Lại nữa, trong thuyết mà ít có ai thấu hiểu vì sự đối đầu với những người cầm quyền là đồng bào. Mất đồng bào là mất tất cả giữ nước mà chi. Lợi dụng vào việc quản trị này sẽ bị vay trả tức khắc.
Những kẻ có tâm huyết với nước nhà dù bất kỳ chính kiến nào, tôn giáo nào đều sẽ thung dung tự tại ngay thôi.

ĐỪNG BIẾN THÀNH KẺ ĐỐI ĐẦU.
Chiến tranh sẽ lại nổ ra dân tộc tiếp tục đắm chìm hơn. Tuy nhiên cũng đừng đã quá đĩ thành thõa, tức là lỡ chấp nhận là tả thì cuốn theo luôn là mù quáng, mà cúi mọp đầu tuân theo xu hướng của kẻ đầu đàn vì lợi quên nguồn gốc, tối mặt chẳng biết phải, trái, chính, tà, đưa dân tộc đến khốn khổ hơn thời bị trị .

NÓI VỚI CÁC THẦY CÔ:
Hủy bỏ ngay chế độ thành tích.
Chính nó, dùng nâng con ông cháu cha để tiến thân, chính vì quyền, tiền, thế, hay vì nể, hay chọn sẵn và có thể cho các em đó ngồi vào bất cứ chỗ nào và lớp nào. Làm cho học sinh chán, bỏ học.
Đừng để tiền bạc, danh vọng, làm mờ đi vị trí mô phạm. Dùng hết sức bình sinh cải hóa, dậy dỗ, hướng dẫn thế hệ hiện nay, hay hơn nữa, chuẩn bị cho thế hệ mai sau, biết đường đi, nước bước trong cuộc sống. Nhất định từ chối sai, để cho mai sau con cháu hiểu rõ: tri, tâm, nhân và cách sống đừng bị ru ngủ, mù lòa theo hướng con đầu đàn cho dễ trị. Mù, ngu, lún sâu vào yêu đương, dục bao gồm (yêu, theo giai điệu kết nối, hưởng, sanh con, lo nuôi, đừng để thời gian chặn bước tiến theo ý người của người quản trị) ….chẳng khác chi thời son, đố mì xưa cổ cũ, đã bị vấp ngã. Trong (khó ai biết son đố mì là chi)

NÓI VỚI CÁC CHÁU, CON ĐANG TUỔI HỌC:
Dù cho vật đổi sao dời, hay đói no, cũng phải kiên quyết không bao giờ rời bỏ ghế nhà trường. Đừng chán nản vì bị thiên lệch theo cơ chế hay thành tích, dành giúp, bợ đỡ con cán bộ lớn mà băng rã chuyện học.
Sau đó, nên hành và sống cuộc sống sao cho thay đổi. Vừa cho chính bản thân và còn năng lực bảo vệ non sông gấm vóc ông cha ta đã để lại. Không biêt các em có đủ ý thức này không nữa.
Các cháu phải trau dồi thêm sau khi đã mãn trường học bằng cách đọc sách, trau dồi do đời đưa đến.
Cư xử với nhau chân thật mang nhiều tính người.
Đừng để bên hàng xóm cất lên những bản nhạc ai oán:
-Nghe tim rạn vỡ tiếng nói dân tộc. Rồi sau đó đối diện nhau trên chiến trường xưa. Nay đến lúc gọi là được hòa bình vẫn còn chưa biết tha thứ cho nhau. Chấp nách chỉ vì quyền thế, chỗ ngồi, quyền cao chức trọng, tiền, nhà, xe, gái.v..v…
Trước do ý thức hệ hai miền của các đế chế điều khiển, nay cũng chẳng khác chi, kèm theo những nhục khúc bản thể.
Dù sao cũng xin cống hiến nhưng độc giả những gì đã có. Ngược lại cũng là
(NHỮNG GÌ CÒN LẠI tuyển tập hai)

MIỄN SAO CHÚNG TA ĐỪNG SỐNG NHƯ LŨ KHỈ ĐỒNG GÔC MÀ ĐỒNG HÀNG.

thái san 30 tháng ba năm 2008.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top