Download miễn phí Đề tài Lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu chè Việt Nam trên thị trường thế giới và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
1. Lợi thế cạnh tranh của chè xuất khẩu Việt Nam 3
1.1. Nhu cầu của thị trường thế giới 3
1.2. Lợi thế giá cả của chè Việt nam 4
1.3. Chất lượng của chè Việt nam 4
2. Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh của chè Việt Nam 5
2.1. Nâng cao chất lượng chè và đa dạng hoá sản phẩm: 5
2.2. Tìm kiếm thị trường 6
2.3. Cải tiến mẫu mã bao bì : 6
2.4. Củng cố thương hiệu chè Việt nam: 7
2.5. Tìm kiếm thị trường noập khẩu mới : 7
2.6. Một số biện pháp khác: 8
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-11-de_tai_loi_the_canh_tranh_cua_xuat_khau_che_viet_nam_tren_th.E4d3SsTg1X.swf /tai-lieu/de-tai-loi-the-canh-tranh-cua-xuat-khau-che-viet-nam-tren-thi-truong-the-gioi-va-giai-phap-nang-cao-loi-the-canh-tranh-79772/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Lời mở đầu
Xuất khẩu là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển nền kinh tế quốc dân nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng . Hiện nay nước ta đã xuất khẩu rất nhiều mặt hàng ra thị trường thế giới , điển hình là các loại thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su, hồ tiêu và chè. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đã “ đem chuông đi đánh xứ người ” và thu được những kết quả tốt đẹp . Một số mặt hàng đã đứng thứ hạng cao về xuất khẩu trên thế giới và góp phần tăng khối lượng GDP trong nước .
Là một nước có điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp với việc sản xuất chè. Nước ta cần có những biện pháp xuất khẩu mặt hàng này bởi vì nhu cầu chè trên thị trường thế giới là rất lớn , có nhiều thị trường dễ tính . Mặt khác sản xuất và xuất khẩu chè còn còn tạo ra một số lượng lớn GDP và tận dụng được nhiều vùng đất trung du và miền núi để phát triển trồng chè như ở Thái Nguyên, Lâm Đồng, Lạng Sơn. Vừa giải quyết được việc làm cho người lao động , lại vừa nâng cao đời sống của người dân . Để cây chè có đầu ra thì việc xuất khẩu là việc làm không thể thiếu . Muốn xuất khẩu mặt hàng chè củaViệt Nam thì chúng ta cần hiểu rõ về thực trạng của cây chè trong nước và trên thế giới những vướng mắc trong việc xuất khẩu để tìm ra giải pháp phát huy thế mạnh của cây chè .
Dưới đây là bài viết của em “Lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu chè Việt Nam trên thị trường thế giới và giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh”. Bài viết của em không thể tránh khỏi sai sót. Em rất mong được sự bổ sung góp ý của thầy cô để em hoàn thiện hơn về cái nhìn trong lĩnh vực xuất khẩu . Em xin chân thành Thank .
Nội dung
1. Lợi thế cạnh tranh của chè xuất khẩu Việt Nam
Việt Nam là một nước đứng thứ 8 trên thế giới về xuất khẩu chè. Với vị trí này nghành chè của Việt Nam thật đáng tự hào. Xuất khẩu 74,8 nghìn tấn/năm, đây là một con số không nhỏ và rất đáng mừng vì khối lượng chè xuất khẩu này đã phản ánh được thắng lợi trong xuất khẩu chè. Có rất nhiều yếu tố đóng góp vào thắng lợi này như :
+ Nhu cầu của thị trường thế giới
+ Giá cả của chè Việt Nam
+ Khối lượng và nguồn cung cấp
1.1. Nhu cầu của thị trường thế giới :
Nhu cầu chè của thế giới là rất lớn. Rất nhiều thị trường có nhu cầu nhập khẩu chè vì trong nước họ không có khả năng sản xuất nhưng do phong tục, tập quán và thị hiếu, nhu cầu sử dụng của người dân rất lớn nên họ phải nhập khẩu chè với số lượng cao. Đây là yếu tố rất quan trọng đối với việc xuất khẩu chè , thị trường có nhu cầu sử dụng thì xuất khẩu mới có đầu ra. Những thị trường nhập khẩu chè lớn là :
Thị trường EU ( Anh , ý , Hà Lan , Thổ Nhĩ Kỳ , Thuỵ Điển , Ailen..)
Thị trường Hoa Kỳ
Thị trường Trung Đông ( Iran,Irăc, các nước ả Rập ..)
Thị trường Châu á ( Đài Loan , Nhật Bản , Trung Quốc ..)
Trong đó EU tiêu thụ 30.000 tấn hàng năm, nhưng Việt Nam mới chỉ cung cấp được 1-1,5% nhu cầu của thị trường này. Hoa Kỳ phải nhập khẩu 94.000 tấn hàng năm trong đó nhập khẩu của Việt Nam 1.886 tấn , chỉ chiếm 2% lượng chè nhập khẩu vào Hoa Kỳ . Italia, Phần Lan, Bồ Đào Nha cũng nhập khẩu rất nhiều chè . Qua những số liệu trên cho ta thấy nhu cầu chè của các nước là rất lớn và Việt Nam mới chỉ đáp ứng được một số lượng rất nhỏ . Chúng ta phải biến những thị trường đầy tiềm năng này thành những thị trường chè chính để tăng khối lượng xuất khẩu
Chè của Việt Nam mới chỉ thâm nhập được vào thị trường Trung Đông mà chủ yếu là thị trường Irăc . Đây là thị trường dễ tính thu hút được nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam vì giá nhập cao , mua với khối lượng lớn , tổng khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này là 14,3 ngàn tấn trong năm 2002 . Ngoài ra còn có các thị trường khác như Nhật Bản , Nga cũng là những thị trường chè đang được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm .
1.2. Lợi thế giá cả của chè Việt nam :
Thị trường tiêu thụ đa dạng nhu cầu lớn đã là một lợi thế cho xuất khẩu chè nhưng giá cả cũng là một yếu tố không kém phần quan trọng để tạo ra thế mạnh cạnh tranh cho chè Việt Nam . Với giá nhân công rẻ do xã hội có nhiều lao động dôi dư , đặc biệt là ở những vùng trung du miền núi và giá nguyên liệu không cao do các nhà máy có đồi chè riêng hay các nhà máy thu mua nguyên liệu của người dân với giá so với thị trường thế giới là thấp nên giá thành phẩm chè là thấp . Gần đây giá che nguyên liệu đâng có xu hướng giảm dần . Cuối kỳ năm 2002 giá chè là 1800-2000/kg hiện nay chỉ còn 800-1300/kg ở yên bái . Với giá thành rẻ chè có khả năng tìm được những thị trường phù hợp như ở Trung Đông , thị trường Châu á . Đây là những thị trường không đòi hỏi cao về chất lượng nên dễ chấp nhận chè Việt Nam , giá cả và chất lượng đều phải chăng . Giá thành rẻ là một lợi thế rất lớn của chè Việt Nam để có thể cạnh tranh với các nước khác vì trên thực tế ta chưa thể cạnh tranh với họ về chất lượng .
1.3. Chất lượng của chè Việt nam :
Nước ta là một nước nhiệt đới gió mùa lại có những vùng trung du đồi núi rộng lớn rất thuận lợi cho việc trồng trọt chè . Cây chè thích hợp với khí hậu nhiệt đới vì cần nhiều ánh sáng và đặc biệt là có khả năng thích nghi với sương muối không như cà phê nên có thể phát triển ở các vùng có độ cao trên 100 mét so với mực nước biển như Hà Giang , Tuyên Quang , Thái Nguyên , Lào Cai, Yên Bái , Hoà Bình, Bắc Thái , Phú Thọ , Thanh Hoá , Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng . ở những vùng này đã cho phát triển nhiều loại chè đặc sản, cao sản ổn định cả về chất lượng cũng như số lượng . Từ lâu một số vùng như Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lâm Đồng đã nổi tiếng về cây chè vì chè ở những vùng này mang hương vị thơm ngon , một phần là do công nghệ phơi sấy nhưng yếu tố tự nhiên ảno hưởng tới cũng không phải là nhỏ . Nhà nông thường có câu “ nhất nước nhì phân , tam cần tứ giống ” đối với cây chè không phải là một ngoại lệ . Giống chè quy định năng xuất sản lượng và chất lượng chè là cơ sở để đa dạng hoá sản phẩm chè . Ngoài một số giống chè truyền thống có chất lượng tốt như PH1,IA,777,BT75,OL93, KX94, LDP1-2,OD93,KX94,LDP1-2,BT11-14..Hiện nay nước ta còn nhập một số giống chè ở Đài Loan, Nhật Bản,Trung Quốc..Phải tạo ra được sản phẩm chè có chất lượng tốt , giá trị cao, mẫu mã đa dạng , tạo uy tín với khách hàng thì mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế .Tại thời điểm này chè Việt Nam đã tạo ra một thế mạnh cho mình. Chè đặc sản san tuyết , chè hữu cơ, chè hương đặc biệt là chè đen cao cấp túi lọc của Việt Nam đang được nhiều thị trường yêu thích.Như thị trường Nga nhu cầu về chè đen rất lớn mà Việt Nam chưa đáp ứng được thoả mãn thị trường bạn . Các công ty chè Việt Nam còn tăng uy tín của mình bằng cách phối hợp với các cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ về chất lượng chè để nâng cao sức cạnh tranh . Tự tạo ra sức mạnh cho mình để nâng cao vị thế cạnh tranh là một điểm rất đáng hoan nghênh và cần phát huy . Đ...