daigai

Well-Known Member
Hình tượng nhân vật nữ trong Liêu trai chí dị / Đàm Thị Nguyệt. - Nghệ An: Đại học Vinh , 2007. - 58 tr. ; 19 x 27 cm. + Thu qua USB vie - 895.922 4/ ĐN 5768h/ 07

MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nhắc đến thành tựu nổi bật của văn học cổ điển Trung Quốc người ta thường nhắc đến: Tản văn trước Tần, thơ Đường, từ Tống, kịch Nguyên, Tiểu thuyết Minh Thanh. Minh Thanh là thời đại hoàng kim của tiểu thuyết. Với các bộ Tam Quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Tây du ký, Liêu Trai chí dị, Kim Bình Mai, Nho lâm ngoại sử, Hồng lâu mộng…tiểu thuyết chương hồi Trung Hoa đã đạt đến trình độ mẫu mực, bởi vậy được gọi là tiểu thuyết cổ điển.
Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, Thủy Hử hậu truyện của Trần Thầm, Thuyết Nhạc toàn truyện của Tiền Thái... là thành tựu lớn nhất của giai đoạn văn học Trung Quốc đời Thanh. Cả ba tác phẩm đều thông qua những hình tượng nghệ thuật muôn màu muôn vẻ mà phản ánh cuộc sống của nhân dân, đề cao tinh thần dân tộc, trực tiếp hay gián tiếp tái hiện cuộc sống của xã hội và hơi thở của thời đại. Nhận định về "Liêu Trai chí dị", Lỗ Tấn viết: " Dùng phương pháp truyền kỳ để chép truyện Chí quái, biến ảo khác thường mà như xảy ra trước mắt"[87,12]. Liêu Trai chịu ảnh hưởng rõ rệt tiểu thuyết Chí quái thời Ngụy Tấn và truyền kỳ đời Đường. Bởi vậy có người như Kỷ Quân (Thời Kiền long) cho đó là nhược điểm của Liêu Trai vì một tác phẩm mà hai văn phong. Nhưng thực ra, Bồ Tùng Linh đã tiếp thu chỗ mạnh, hạn chế chỗ yếu của Chí quái lẫn truyền kỳ. So với Chí quái thì miêu tả tường tận hơn, tỷ mỉ hơn, so với Truyền kỳ thì cô đọng hơn, hàm súc hơn.
Do tiếp thu thành tựu của Chí quái và Truyền kỳ. Liêu Trai khai thác toàn chuyện lạ (chí dị) đặc biệt là chuyện chung sống giữa người và hồ li tinh, với tưởng tượng huyền diệu của tác giả tạo nên màu sắc kỳ ảo của Liêu Trai, cảnh tượng dương gian và âm phủ xen kẽ nhau hầu như không có gì bức cách. Con người và yêu tinh biến hóa hàng ngày như là một sự bình thường. Mặc dù nói chuyện ma quỷ nhưng tác phẩm không gây ấn tượng rùng rợn, mà ngược lại có phần gần gũi, thân thiết. Điều đó, bắt nguồn từ việc quan sát cuộc sống, nhận thức hiện thực cuộc sống sâu sắc và thấu đáo của tác giả. Yêu quái ở đây giúp con người chiến thắng thiên tai nhân họa. Lỗ Tấn viết: “các sách chí quái thời Minh đại để đều sơ lược, lại lắm điều hoang đường quái đản chỉ có ở Liêu Trai bình dị mà thấm đậm tình người, khiến cho người đọc chuyện các loài hoa yêu quái, truyện Hồ li tinh mà không hề nghĩ rằng đó là giống khác, xét cho cùng sức hấp dẫn của Liêu Trai không phải là ở đề tài quái lạ mà vẫn ơ tính chân thật bắt nguồn từ chân lý cuộc sống”[87,12].Trong Liêu Trai chí dị, Bồ Tùng Linh xây dựng khá nhiều hình tượng nhân vật, nhưng nổi bật nhất là hình tượng nhân vật nữ. Đọc Liêu Trai, nhân vật nữ để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Nhân vật nữ thường không phải là những con người bình thường mà là hồ, cáo, tinh hoa, là quái nhưng mang lại hơi ấm của tình người, đem lại cảm xúc đặc biệt cho mỗi độc giả. Họ đều có phẩm chất tốt đẹp, luôn hướng đến tình yêu và hôn nhân tự do, không chịu sự gò bó của xã hội. Vì vậy, có những nhân vật hạnh phúc, có những nhân vật chịu bất hạnh khổ đau , nhung hầu hết đều có phẩm chất tốt đẹp. Vì thế thi sĩ Tản Đà khi dịch Liêu Trai chí dị có nhận xét: "Truyện Kiều bao nhiêu câu lục bát mà không câu nào giống câu nào. Liêu Trai chí dị bao nhiêu câu chuyện lớn nhỏ mà không truyện nào phảng phất truyện nào"{88,12]. Nếu đem so sánh với tập truyện ngắn: "Kim cổ kỳ quan" đời Minh thì về mặt kết cấu Liêu Trai chí dị phức tạp hơn, đa dạng hơn.
Liêu Trai chí dị ra đời đến nay đã hơn ba thế kỷ, Là một sáng tạo mới mẻ, hấp dẫn trong kho tàng sách chí dị Trung Quốc. Người đọc có được niềm vui nhờ sự hóa thân kỳ diệu trong chốc lát để thoát khỏi cảnh đời ngang trái để thực hiện ước mơ, khát vọng, đặc biệt là khát vọng yêu đương, khát vọng về những điều thầm kín nhất khi đọc Liêu Trai. So với tiểu thuyết chí quái chí dị, Liêu Trai cũng là tác phẩm có ý thức châm biếm xã hội một cách sâu sắc, đóng góp này của Bồ Tùng Linh đã đưa đến cho thể loại tiểu thuyết chí dị Minh Thanh một nội dung hoàn toàn mới mẻ.
Tìm hiêủ nhân vật nữ trong Liêu Trai chí dị là để hiểu một câch nhìn về người phụ nữ của Bồ Tùng Linh, vừa để khám phá những cống hiến của ông cho thể loại tiểu thuyết Trung Quốc.
2 Lịch sử vấn đề
Bồ Tùng Linh là một trong những nhà văn được giới phê bình, nghiên cứu dành cho sự ưu ái đặc biệt. Không lạ gì mà Liêu Trai chí dị có thể làm say mê tất cả những người ít học. Bởi vì trong mọi xã hội và thời đại, các yếu tố văn hóa truyền thống luôn sống cuộc sống của chúng không chỉ trong những văn hiến thư tịch hay các công trình khảo cứu của giới trí thức, mà chủ yếu và quan trọng nhất là cuộc sống thường nhật với những mối bận tâm chung nhất của đông đảo nhân dân.
Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu trong "Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc" (Nxb Giáo dục tái bản lần thứ 3) đã đưa ra nhận định “Bộ Liêu Trai này, chuyện hồ quỷ chiếm quá nửa, minh bạch là câu chuyện bịa đặt, mà cái hay cứ hay. Cái hay của Liêu Trai như ngàn vạn cảnh trạng ở nhân dân đều thu vào những phiến ảnh rất nhỏ bé, mà cảnh nào tình ấy, nhận cho kỹ thấy được rõ ràng. Lại có ý tưởng quang minh chính đại, những kiến thức khoáng đạt cao siêu, đều tùy thể chuyện mượn mồm người phát ra ngôn luận, đặt làm văn chương. Cho nên, cái hay không những chỉ là đáng yêu mà phần đáng trọng rất không ít. Cho nên, không thể coi như một bộ tiểu thuyết tầm thường, mà cũng không phải như Chức Nữ, Hằng Nga, chỉ thanh thú mà không biết đến nhân thế. Ấy là cái xác thực của Liêu Trai”[130,3].
Hai tác giả: Nguyễn Khắc Phi, Lương Duy Thứ (giáo trình văn học Trung Quốc( tập 2), Nxb Giáo dục, 1988), đã tập trung nghiên cứu về nội dung trong bộ truyện Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Các ông đã đưa ra nhận xét: "Liêu Trai tập hơn 400 truyện ngắn viết về nhiều đề tài, đề cập đến nhiều nội dung khác nhau nhưng chung quy có thể chia làm ba loại chính: vạch trần chế độ chính trị đen tối, đả kích tham quan ô lại, cường hào ác bá, bênh vực những người lương thiện bị áp bức, bị oan ức, bị chà đạp và tệ hại của chế độ khoa cử, cùng với đề tài tình yêu hôn nhân"[73,7]
Trung Quốc tiểu thuyết từ điển ( tác giả xuất bản xã, Bắc Kinh, 1991) Liêu Trai chí dị là tập truyện ngắn văn ngôn kiệt xuất đời Thanh. Tác giả là Bồ Tùng Linh, sách hoàn thành trong đời Khang Hy chia làm 12 quyển, gồm 491 truyện, năm 1962 Trung Hoa thư mục đã sắp xếp xuất bản. Truyện trong sách phần lớn là lấy đề tài tiên ma quỷ, có nhiều màu sắc chủ nghĩa hiện thực sâu sắc. Nội dung nói chung là tố cáo bọn tham quan ô lại, cường hào ác bá và chế độ khoa cử mục nát, nhiệt tình ca ngợi tình yêu và hôn nhân chân chính của thanh niên nam nữ, ngoài ra còn có một ít truyện cổ loại ngụ ngôn có ý nghĩa giáo dục. Nội dung chủ yếu là vạch trần sự đen tối và mục nát của xã hội phong kiến đồng thời nói lên sự mong mỏi, ngợi ca của tác giả về thế giới lý tưởng và những con người tốt đẹp. Tập truyện đầy ắp những sự tưởng tượng lạ lùng đẹp đẽ, nhân vật được sáng tạo sống động chân thực, tình tiết bất ngờ, biến ảo. Lời lẽ gọt giũa hàm súc, văn chương trôi chảy linh hoạt “Tả quỷ, tả ma cao bậc nhất, châm tham, châm bạo thấu xương” [14,11]. Đều có phong cách độc đáo đặc biệt, chiếm địa vị rất cao trong lịch sử truyện ngắn của nước ta. Nhưng trong sách cũng còn tồn tại quan niệm luân lý phong kiến và màu sắc phong kiến”.
Nhận định về truyện ngắn viết cho trẻ em của nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen(1805-1875), có người đã nói đại ý là trong mỗi truyện ngắn của Andersen có hai câu chuyện, một dành cho trẻ em và một dành cho người lớn. Cũng có thể đưa ra một nhận định tương tự về Liêu Trai chí dị của Bồ Tùng Linh, vì quả thật nhiều truyện trong tác phẩm - đặc biệt là những truyện có lời bình cũng hàm chứa trong hai câu chuyện, một là chuyện thần tiên hồ quỷ, một là chuyện người. Những truyện Tiền lưu, Long hý thù, Điểu ngữ trong quyển X, Hồng mao chiên, Đạo hộ trong quyển XII, Tư huấn, Mạ áp trong quyển XIII... Là những ví dụ khá tiêu biểu. Ý đồ bành trướng thế lực- chiếm đoạt thuộc địa của tư bản Phương Tây đối với Trung Quốc lúc bấy giờ còn chưa rõ ràng, song hình ảnh tấm nệm Hồng Mao có thể mau lẹ “ mở rộ ra hơn một mẫu” trong Hồng mao chiên đã thể hiện nhận thức và dự cảm về tai hoạ tới từ Phương Tây tư bản của một bộ phận trí thức và nhân dân Trung Quốc thời Bồ Tùng Linh. Ý nghĩa hiện thực của Liêu Trai chí dị do đó nhiều khi trở nên sắc nét và có tác động mạnh mẽ lạ thường, vì yếu tố thần kỳ đã nâng cánh cho trí tưởng tượng không chỉ của tác giả mà còn cả người đọc khi tiếp xúc với tác phẩm. Về phía Bồ Tùng Linh , danh hiệu “Dị Sử thị” cuối lời bình gần 200 truyển trong Liêu Trai chí dị còn ít nhiều cho thấy ông mong muốn bộ sách nay trở thành một bộ “Sử lạ”, một bộ sách phản ảnh hiện thực thông qua thi pháp “ thuật kỳ ký dị”[22,11] (thuật chuyện hay, chép chuyện lạ) của dòng truyện truyền kỳ. Có thể nghĩ rằng những truyện chỉ có phần “chí dị” cũng được Bồ Tùng Linh thu thập để biên soạn theo đường hướng nói trên, điều này khiến yếu tố thần kỳ ở đây mang một nội dung chức năng phức hợp.
Phùng Trấn Loan nhà nghiên cứu đời Thanh đã đưa ra nguyên tắc đọc Liêu Trai chí dị: “phải lấy con mắt đọc tả truyện mà đọc sách này, vì tả truyện rộng, lớn mà Liêu Trai khéo, kỹ.... phải lấy con mắt đọc Trang Tử mà đọc sách này vì trang tử chờn vờn, tưng tửng mà Liêu Trai khát khao, chặt chẽ....phải lấy con mắt đọc sử ký mà đọc sách này vì sử ký hơi văn cường thịnh mà Liêu Trai thì hơi văn sâu kín ..... phải lấy con mắt đọc ngữ Lục của họ Trình, họ Chu mà đọc sách này, vì Trình, Chu lý tinh mà Liêu Trai tình đúng”. Dùng những giá trị tưởng chừng đối lập, Phùng Trấn Loan đã khẳng định tiếng nói đa nghĩa hiếm có của tác phẩm. Muốn hiểu Liêu Trai phải thấy tác phẩm vừa có chất phóng đại, chất ngụ ngôn, chất phúng thế và cả chất tiết luận.{105,9}. Các nhận định của những nhà nghiên cứu trên đều đề cập, khẳng định giá trị của Liêu Trai song về hình tượng nhân vật nữ thì dường như chưa có một công trình riêng lẻ nào, cũng chưa được nghiên cứu một cách hệ thống.


3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về nhân vật nữ trong Liêu Trai chí dị chúng tui nhằm chỉ ra những đặc điểm, của nhân vật, cùng những biện pháp nghệ thuật được sử dụng để thể hiện nhân vật nữ. Trong một chừng mực nào đó tìm hiểu ý nghĩa của hình tượng nhân vật này.
4 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát 432 truyện trong bộ Liêu Trai chí dị được tập hợp trong bộ Liêu Trai (Nxb Văn hóa Sài Gòn, Sài Gòn, 2005).
5 Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu nhân vật nữ trong Liêu Trai chí dị, chúng tui vận dụng phương pháp hệ thống gồm các thao tác thống kê, phân tích tổng hợp. Ngoài ra, chúng tui còn thực hiện phương pháp so sánh - đối chiếu.
6 Cấu trúc luận văn : Luận văn gồm 3 phần chính
+ Mở đầu
+ Nội dung: có 3 chương
Chương 1: Nhân vật nữ trong văn xuôi Trung Quốc cổ trung đại.
Chương 2: Đặc điểm của nhân vật nữ trong Liêu Trai chí dị
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ trong Liêu Trai chí dị
+ Kết luận
Ngoài ra còn có danh mục
+ Tài liệu tham khảo
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top