vnmandrake

New Member

Download miễn phí Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp





Kế toán tiền lương lập bảng kê chứng từ thanh toán BHXH để tập hợp theo từng phân xưởng, phòng ban và số tiền tổng cộng được hưởng BHXH của một người lao động.

Xí nghiệp trích lập quỹ BHXH bằng 20% quỹ lương hàng tháng trong đó xí nghiệp đóng 15%/tổng quỹ lương của người tham gia BHXH và người lao động đóng 5% trên lương cấp bậc bản thân. Hàng tháng xí nghiệp nộp hết số BHXH đó cho cơ quan bảo hiểm và cơ quan bảo hiểm ứng cho công ty 3% để thực hiện việc chi trả trong đó.

Mức độ được hưởng trợ cấp BHXH trong các trường hợp khác nhau là khác nhau.

- Với quỹ BHXH, xí nghiệp không hạch toán vào chi phí 2% tổng số tiền lương thực tế của người lao động (bao gồm cả thưởng và cấp) sau đó trích 1% nộp cho các cơ quan công đoàn cấp trên và 1% cho chi tiêu công đoàn tại cơ sở.

- Quỹ BHYT và kinh phí công đoàn ít phát sinh và không gắn trực tiếp vào thu nhập của người lao động do đó không thực hiện việc hạch toán chi tiết riêng phần này mà hạch toán cùng với phần BHXH và cùng với việc tính lương.

 

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Phần 1: Lý luận chung về hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp
I. Bản chất của tiền lương trong các doanh nghiệp
Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm tác động biến các vật tự nhiên thành các vật phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu sinh tồn của con người.
Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất không tách rời lao động. Lao động là điều kiện đầu tiên, cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của xã hội, là yếu tố cơ bản có tác dụng quyết định trong quá trình sản xuất.
Tiền lương là khoản tiền công trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng và kết quả lao động.
Tiền lương là nguồn thu nhập của công nhân viên chức.
Tiền lương là một phạm trù kinh tế phức tạp mang tính lịch sử và có ý nghĩa chính trị – xã hội to lớn và ngược lại tiền lương cũng chịu tác động mạnh mẽ của xã hội, của tư tưởng chính trị.
Trong xã hội TBCN, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động.
Trong XHCN, tiền lương không phải là giá cả của sức lao động mà là một phần giá trị vật chất trong tổng sản phẩm xã hội dùng để phân phối cho người lao động theo nguyên tắc: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
ở Việt Nam, trong thời kỳ bao cấp, một phần thu nhập quốc dân được tách ra làm quĩ lương và phân phối cho người lao động theo kế hoạch tiền lương, chịu tác động của quy luật phát triển qua các chế độ chính sách tiền lương do hội đồng Bộ trưởng ban hành. Tiền lương cụ thể bao gồm phần trả bằng tiền dựa trên hệ thống tháng lương, bảng lương và phần trả bằng hiện vật thông qua hệ thống tem phiếu, sổ . . . (chiếm tỉ lệ lớn). Theo cơ chế này tiền lương không gắn chặt với số lượng và chất lượng lao động, không đảm bảo một cuộc sống ổn định cho nhân dân. Vì vậy nó không tạo ra được một động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
Trong cơ chế thị trường, sức lao động có giá cả như những loại hàng hóa khác, có thể biến động ( ) phụ thuộc vào qua hệ cung cầu sức lao động. Nếu cung lớn hơn cầu sức lao động thì tiền lương giảm xuống. Ngược lại nếu cung nhỏ hơn cầu sức lao động thì tiền lương sẽ được nâng lên. Tiền lương trong cơ chế thị trường chịu sự điều tiết của Nhà nước, hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động dựa trên số lượng và chất lượng lao động.
Mặc dù căn cứ vào giá trị sức lao động để xác định mức tiền lương nhưng tiền lương mà người lao động nhận được lại căn cứ vào mức lao động đóng góp. Số đo chất lượng và số lượng lao động tiêu hao là thời lượng sản phẩm được sản xuất ra. Như vậy, ai làm được việc nhiều, tạo ra được nhiều sản phẩm thì người đó sẽ nhận được nhiều tiền lương.
Hiểu rõ được bản chất tiền lương chúng ta sẽ đưa ra được chính sách ngày càng hoàn thiện hơn để giúp người lao động yên tâm hơn trong công tác và tạo điều kiện để tiền lương phát huy hết chức năng của nó.
Chức năng của tiền lương
+ Chức năng thước đo giá trị
+ Chức năng tái sản xuất sức lao động.
+ Chức năng kích thích sức lao động bảo đảm cho người lao động làm việc có hiệu quả, khuyến khích tăng năng suất lao động.
+ Chức năng giám sát lao động.
+ Chức năng điều hòa lao động.
+ Chức năng tích luỹ đảm bảo tiền lương cho người lao động.
Nguyên tắc tính trả lương
Theo điều 55 – Bộ luật lao động thì tiền lương của người lao động do 2 bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định (144.000 đ - được thực hiện từ 1/1/1997).
Việc thực hiện chế độ tiền lương phải đảm bảo những nguyên tắc được chỉ ra trong nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ.
- Hưởng lương theo chức vụ và công việc.
- Để tính lương cho người lao động làm thêm giờ hay làm việc vào ban đêm dựa vào điều 61 – Bộ luật lao động mà doanh nghiệp có thể đưa ra các chỉ tiêu phù hợp.
Đối với người lao động làm thêm giờ:
- Ngày thường trả ít nhất bằng 150% tiền lương giờ của ngày làm việc bình thường.
- Ngày nghỉ hàng tuần hay ngày lễ được trả lương ít nhất bằng 200% tiền lương giờ của ngày làm bình thường.
II. Các hình thức trả lương và nội dung của quĩ lương
Các hình thức trả lương
Theo nghị định số 197/CP ngày 31/12/1994 của chính phủ có 3 hình thức trả lương sau đây:
2.2.1. Trả lương theo thời gian
- Trả lương theo thời gian giản đơn.
- Trả lương theo thời gian có thưởng.
2.1.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
- Trả lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế.
- Trả lương theo sản phẩm gián tiếp.
- Trả lương theo sản phẩm có phạt, có thưởng.
- Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến.
Hình thức trả lương khoán
Một số chế độ khác khi tính lương
2.2.1. Chế độ trả lương khi ngừng việc
Do những nguyên nhân khách quan như bão lụt, mưa to, mất điện, máy hỏng, thiếu nhiên liệu . . . được áp dụng thông tư số 11/LĐ - TT ngày 14/4/1992 của Bộ lao động.
2.2.2. Trả lương khi làm ra sản phẩm hỏng, sản phẩm xấu:
Theo thông tư số 97/TTg ngày 29/9/1992 của Thủ tướng chính phủ được áp dụng trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng xấu quá quy định.
2.1.3. Chế độ phụ cấp lương
2.1.4. Chế độ tiền thưởng
Những quỹ lương của doanh nghiệp
2.3.1. Các khoản lương
Theo nghị định số 235/HĐBT ngày 19/9/1985 của hội đồng Bộ trưởng (nay là chính phủ), quỹ tiền lương bao gồm các khoản sau:
- Lương tháng ngày theo hệ thống các thang, bảng lương của nhà nước.
- Tiền lương trả theo sản phẩm.
- Tiền lương công nhật cho lao động ngoài biên chế.
Về mặt hạch toán, quỹ lương của doanh nghiệp chia thành:
Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian không làm nhiệm vụ đã quy định cho họ, bao gồm tiền lương cấp bậc, các khoản phụ cấp thường xuyên và tiền thưởng trong sản xuất.
Tiền lương phụ là tiền trả cho người lao động trong thời gian nghỉ phép. Cách phân loại trên giúp doanh nghiệp phân biệt được tiền lương chính và tiền lương phụ, đặc biệt là tiền lương công nhân sản xuất.
2.3.2. Đơn giá tiền lương
- Đơn giá tiền lương tính trên đơn vị sản phẩm.
- Đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu – tổng chi phí.
- Đơn giá tiền lương tính trên lợi nhuận.
III. Nội dung các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp.
3.1. Bảo hiểm xã hội
- Là một trong những chính sách kinh tế xã hội quan trọng của Nhà nước.
- Chức năng: khi người lao động và gia đình họ gặp rủi ro xã hội như: ốm đau, thai sản, tuổi già, tai nạn lao động, thất nghiệp . . .
3.2. Bảo hiểm y tế
Thực chất là sự bảo trợ y tế cho người tham gia bảo hiểm, giúp họ một phần nào đó trang trải tiền khám, chữa bệnh, tiền viện phí, tiền thuốc thang . . .
3.3. Kinh phí công đoàn
Tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp theo chế độ hiện hành kinh phí công đoàn được tính theo tỉ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và người lao động phải chịu.
IV. Tổ chức h

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top