daigai

Well-Known Member
Tải miễn phí tài liệu ôn tập vật lý

I. TĨNH ĐIỆN
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Hai loại điện tích
+ Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-).
+ Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.
+ Đơn vị điện tích là culông (C).
2. Sự nhiễm điện của các vật
+ Nhiễm điện do cọ xát: hai vật không nhiễm điện khi cọ xát với nhau thì có thể làm chúng nhiễm điện trái dấu nhau.
+ Nhiễm điện do tiếp xúc: cho thanh kim loại không nhiễm điện chạm vào quả cầu đã nhiễm điện thì thanh kim loại nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại vẫn còn nhiễm điện.
+ Nhiễm điện do hưởng ứng: đưa thanh kim loại không nhiễm điện đến gần quả cầu nhiễm điện nhưng không chạm vào quả cầu, thì hai đầu thanh kim loại sẽ nhiễm điện. Đầu gần quả cầu hơn nhiễm điện trái dấu với điện tích của quả cầu, đầu xa hơn nhiễm điện cùng dấu với điện tích của quả cầu. Đưa thanh kim loại ra xa quả cầu thì thanh kim loại trở về trạng thái không nhiễm điện như lúc đầu.
3. Định luật Culông
+ Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên tỉ lệ thuận với tích các độ lớn của hai điện tích đó và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
F = k. ; k = 9.109 ;  là hằng số điện môi của môi trường; trong chân không (hay gần đúng là trong không khí) thì  = 1.
+ Véc tơ lực tương tác giữa hai điện tích điểm:
Có điểm đặt trên mỗi điện tích;
Có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích;
Có chiều: đẩy nhau nếu cùng dấu, hút nhau nếu trái dấu;
Có độ lớn: F = .
+ Lực tương tác giữa nhiều điện tích điểm lên một điện tích điểm:

4. Thuyết electron
+ Bình thường tổng đại số tất cả các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hoà về điện.
+ Nếu nguyên tử mất bớt electron thì trở thành ion dương; nếu nguyên tử nhận thêm electron thì trở thành ion âm.
+ Khối lượng electron rất nhỏ nên độ linh động của electron rất lớn. Vì vậy electron dễ dàng bứt khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay di chuyển từ vật này sang vật khác làm các vật bị nhiễm điện.
+ Vật nhiễm điện âm là vật thừa electron; vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron.
+ Vật dẫn điện là vật chứa nhiều điện tích tự do. Vật cách điện (điện môi) là vật chứa rất ít điện tích tự do.
Giải thích hiện tượng nhiễm điện:
- Do cọ xát hay tiếp xúc mà các electron di chuyển từ vật này sang vật kia.
- Do hưởng ứng mà các electron tự do sẽ di chuyển về một phía của vật (thực chất đây là sự phân bố lại các electron tự do trong vật) làm cho phía dư electron tích điện âm và phía ngược lại thiếu electron nên tích điện dương.
5. Định luật bảo toàn điện tích
+ Một hệ cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác thì, tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.
+ Khi cho hai vật tích điện q1 và q2 tiếp xúc với nhau rồi tách chúng ra thì điện tích của chúng sẽ bằng nhau và là q = q = .
6. Điện trường
+ Điện trường là môi trường vật chất tồn tại xung quanh các điện tích.
+ Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
+ Điện trường tĩnh là điện trường do các điện tích đứng yên gây ra.
+ Véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm:
Có điểm đặt tại điểm ta xét;
Có phương trùng với đường thẳng nối điện tích với điểm ta xét;
Có chiều: hướng ra xa điện tích nếu là điện tích dương, hướng về phía điện tích nếu là điện tích âm;
Có độ lớn: E = .
+ Đơn vị cường độ điện trường là V/m.
+ Nguyên lý chồng chất điện trường: .
+ Lực tác dụng của điện trường lên điện tích: = q .
+ Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho hướng của tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường sức cũng trùng với hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
+ Tính chất của đường sức:
- Tại mỗi điểm trong điện trường ta có thể vẽ được một đường sức điện và chỉ một mà thôi. Các đường sức điện không cắt nhau.
- Các đường sức điện trường tĩnh là các đường không khép kín.
- Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó sẽ được vẽ mau hơn (dày hơn), nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện ở đó sẽ được vẽ thưa hơn.
+ Một điện trường mà cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau gọi là điện trường đều.
Điện trường đều có các đường sức điện song song và cách đều nhau.


Link download cho các bạn:



Xem thêm
Lý thuyết và bài tập vật lý lớp 11 chương 4,5, 6,7
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D giáo trình lý thuyết xác suất và thống kê ứng dụng Xác Suất Thống kê 0
D Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Lý thuyết và bài tập Luận văn Kinh tế 0
D Ebook Mở đầu về lý thuyết xác suất và các ứng dụng Khoa học Tự nhiên 0
D Lý thuyết của Keynes vai trò kinh tế của Nhà nước và sự vận dụng ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0
D Lý thuyết cơ bản về anten và anten vi dải Khoa học kỹ thuật 0
G Trình bày lý thuyết về tuần hoàn và chu chuyển tư bản. ý nghĩa thực tiễn rút ra khi nghiên cứu lý thuyết này đối với việc quản lý các doanh nghiệp của nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Kiến trúc, xây dựng 0
R Một số vấn đề lý thuyết của địa chính trị (lý luận cơ bản và thực tiễn việt nam) Văn hóa, Xã hội 0
L Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Kinh tế 2
O Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con ngươì và sự vận dụng vào các quan hệ doanh ngiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Lựa chọn linh kiện thiết kế và một số lý thuyết về chuyển đổi A/D Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top