Bạn nên kiểm tra từng cái như sau:
1- Lỗi do bộ cấp nguồn:
- Nếu trong lần tắt máy ngay trước đó, bạn lắp đặt thêm một phần cứng mới, thì rất có thể phần cứng vừa lắp đặt không tương thích với bo mạch chủ và công suất của bộ nguồn không đủ cung cấp cho phần cứng mới. Điều đó làm dẫn đến hiện tượng quá tải bộ nguồn và làm máy tính khởi động lại. Bạn hãy tháo phần cứng đó ra khỏi hệ thống, và khởi động lại máy tính. Nếu máy tính hoạt động bình thường trở lại, thì nguyên nhân đã rõ, và bạn đừng cắm lại thiết bị hay phụ kiện ấy.
- Có thể do bộ cấp nguồn bị bẩn. Bụi bẩn hay ẩm ướt làm chạm mạch sẽ dẫn đến hiện tượng đoản mạch tạm thời và làm máy tính khởi động lại hay tắt hẳn. Bạn hãy tháo bộ nguồn ra ngoài để làm sạch, kể cả chiếc quạt làm mát bộ nguồn.
2- Lỗi do bộ nhớ:
Bạn cần kiểm tra lại và vệ sinh toàn bộ các thanh RAM: dùng một cục tẩy học sinh để tẩy sạch lớp rỉ đồng trên bản mạch, dùng khăn khô lau sạch rồi lắp lại cho chính xác.
3- Lỗi do bo mạch chủ:
- Rất khó phát hiện xem lỗi tự khởi động lại máy tính có phải do bo mạch chủ hay không. Vì bạn chỉ có cách duy nhất là thay thế bo mạch chủ hiện tại bằng một cái khác mà thôi.
Do đó, ngoài thao tác vệ sinh, thì một số lỗi trên bo mạch chủ là do BIOS, bạn cần tiến hành cập nhât phiên bản mới nhất của bo mạch sẽ giải quyết được các lỗi không mong muốn.
- Có thể do CPU không được làm mát do trục trặc quạt, khô keo tản nhiệt...
4. Lỗi do card màn hình:
Kiểm tra, vệ sinh cạc, dây cáp và cắm lại chắc chắn.