tuan_da

New Member
Bài làm 1

Nếu ai có hỏi “Cậu thương bố nhất hay mẹ nhất?” Có thể mình sẽ không trả lời câu hỏi ấy một cách rành mạch được. Mẹ hay bố của mình đều tuyệt vời cả. Nhưng có điều này, mình nói nhỏ với các bạn. “Nếu cả bố vồ cả mẹ đều đi công tác xa thì mình thường mong mẹ về trước bố. Mình nói vậy không biết có đúng với tâm trạng của các bạn không, còn mình thì vậy đó”.

Mẹ mình là một công chức nhà nước làm việc ở một phòng kinh doanh thuộc Công ti may mặc Phương Đông. Năm nay mẹ ngoài ba mươi tuổi. Nghe các cô các chú bạn của mẹ nói chuyện với nhau rằng: hồi còn học ở phổ thông trung học, mẹ mình là một hoa khôi của trường. Rồi đến thời sinh viên, mẹ lại rực rỡ như một đóa hồng nhung giữa vườn hoa khôi của Trường Đại học Kinh tế Tài chính. Và bây giờ tuy đã ngoài ba mươi, nhưng trên khuôn mặt của mẹ mình vẫn còn in đậm nét xuân sắc của thời con gái. Có lần mình hỏi mẹ: “Sao mẹ không đi thi hoa hậu hở mẹ?” Mẹ mình xoa nhẹ vào đầu mình rồi nói nhỏ: “Mẹ chỉ chú tâm vào học hành chứ mẹ không để ý đến hoa khôi, hoa hậu gì cả. Hồi ấy mẹ sợ thi rớt tốt nghiệp ông bà ngoại la rầy. Vả lại, con gái vùng quê như mẹ lên thị thành sánh làm sao được với họ. Mẹ nói vậy chắc con hiểu!” Đôi mắt của mẹ vừa trong sáng, vừa hiền từ. Ẩn chứa trong đôi mắt ấy là cả một biển trời yêu thương. Có lẽ từ khi mình ý thức được mọi việc trong cuộc sống xung quanh, nhất là về tình cảm gia đình thì mình chưa bao giờ nghe bố mẹ mình nặng lời vởi nhau. Bố mẹ thường nói chuyện với nhau rất thoải mái, thậm chí còn trêu đùa nhau cười chảy cả nước mắt. Mình nhớ có một hôm mẹ mình vội vàng đến cơ quan mà quên cả trang điểm. Bố mình chạy theo kéo mẹ vào nhà, bắt mẹ ngồi vào bàn trang điểm. Mẹ bảo “Tưởng chuyện gì quan trọng lắm, hóa ra là việc làm đẹp. Người ta đã đẹp sẵn rồi cần gì phải làm đẹp”. Nói xong, mẹ nhìn bố mỉm cười rồi lên xe nhấn ga đi. Bố con mình nhìn theo bóng mẹ khuất dần…

Đối với mình và công việc nhà thì mẹ mình hết sức chu toàn. Ngoài việc chăm lo cho mình học thêm, mình chưa bao giờ thấy mẹ mình ngồi không cả. Về đến nhà là thấy mẹ làm việc liền. Hết lau nhà lại đến lo cơm nước… Nhiều lúc, thấy mẹ vất vả khó nhọc, mình tranh thủ học xong bài cùng mẹ làm một số việc vặt trong nhà. Mẹ vừa cười vừa nói: “Con gái của mẹ ngoan lắm! Con hãy tập dần đi những việc làm được, lớn lên con sẽ thấy nó bổ ích cho con nhiều đấy. Hồi bé, mẹ cũng thường giúp ngoại của con làm những việc như thế này đấy!” Trong những bữa cơm trưa, tối, mẹ thường chọn những thức ăn ngon nhất gắp cho mình và cho bố, rồi bố lại gắp cho mẹ. Không khí gia đình mình thật đầm ấm, hạnh phúc. Bố mình thường nói với mình:

“Bố con mình được hạnh phúc như thế này là nhờ mẹ con đấy!” Mẹ của mình là vậy đấy. Bây giờ thì mình có thể nói với các bạn rằng. Mình yêu mẹ mình hơn bố mình một chút — một chút xíu thôi. 

Bài làm 2

Ngoài hiên những giọt mưa rơi mỗi lúc như một mạnh hơn, bên ngọn đèn dầu, mẹ vẫn đang cặm cụi với công việc. Năm nay mẹ đã ngoài ba mươi tuổi, cái tuổi đã bước qua thời xuân xanh.

Mẹ em người dong dỏng cao và có phần hơi ốm. Gương mặt hình trái xoan với những nét thanh tú, hiền dịu, dễ thương, nhất là đôi môi đỏ luôn như đang mỉm cười. Hai hàng lông mày hình cánh cung ôm gọn đôi mắt to tròn hiền dịu. Mái tóc mẹ dài đen mịn buông xõa xuống ngang lưng. Những lúc làm việc, mái tóc được cuốn tròn thành hình đỉnh tháp trông vừa đẹp, vừa gọn. Nước da mẹ hơi rám nắng, đôi cánh tay tròn trịa, bàn tay nhỏ nhắn, có chỗ đã chai sần bởi công việc đồng áng quá vất vả.

Có những đêm em thiu thỉu ngủ, chợt nhớ tới mẹ, nhìn ra bên ngọn đèn dầu mờ ảo thấy mẹ vẫn đang cặm cụi để may cho em chiếc áo đi học. Thấy chiếc chăn tuột khỏi người em, mẹ lại cẩn thận kéo lên ra rồi đắp lại cho em. Lúc này, em như được tiếp thêm hơi ấm của em. Khi em bị bệnh, mẹ bỏ cả ăn cả ngủ, ngồi cạnh em, dỗ dành em ăn và uống thuốc. Em cảm động không nói được gì chỉ mong sao mau lành bệnh cho mẹ đỡ khổ. Buổi sáng, mẹ dậy sớm nấu cơm, giặt giũ quần áo cho cả nhà sau đó mẹ chở em đi học và thường ghé qua chợ mua đồ ăn rồi mới đi làm. Buổi tối tuy đi làm về mệt nhưng mẹ vẫn kèm cặp hướng dẫn em học bài, kể những chuyện vui cho em nghe. Mẹ em vất vả làm sao! Em thương mẹ em vô cùng!. “Mẹ ơi, mẹ làm gì nhiều cho vất vả?”. Có một lần em hỏi mẹ như thế. Mẹ mỉm cười rồi đáp: “Hôm nay mẹ vất vả để ngày mai con sung sướng thì khổ cực bao nhiêu mẹ cũng chịu đựng được”. Qua câu nói của mẹ, em thấy mẹ đã dành hết tình thương yêu cho em. Em tự hứa với lòng mình “hãy học thật giỏi thật nhiều điểm mười để không phụ lòng thương yêu chăm sóc nuôi dưỡng của mẹ”.

Mỗi khi mẹ ôm em vào lòng âu yếm, em thấy bàn tay mẹ nham nhám những vết chai sần. Bây giờ, em mới thấy hết sự ấm áp và tình thương bao la của mẹ qua những vết chai sần trên bàn tay thân yêu của mẹ.

Bài làm 3

“Két… Két…” tiếng xe đạp thắng trước cửa làm em giật mình ngẩng lên. A! Mẹ về. Em vội chạy ra xách giỏ vào và tíu tít hỏi: “Hôm nay, mẹ cho chúng còn ăn gì thế?” Mẹ mỉm cười hiền hậu: “Tí nữa rồi biết. Nào, mẹ con ta cùng vào làm cơm nhé!”



Mẹ là hình ảnh đẹp nhất trên đời

Vào bếp, mẹ nhanh tay xếp thức ăn ra rổ mang xuống sàn nước. Em giúp mẹ lấy thau, thớt, dao. Mẹ mở vòi nước cho đầy các thau rồi bắt tay vào việc. Mẹ tất bật và nhanh nhẹn trong với công việc quen thuộc hàng ngày. Mái tóc dài đã điểm bạc của mẹ được bới cao. Tay áo cũng đã được xắn lên để lộ cánh tay gầy gầy, rám nắng. Đôi bàn tay nhỏ nhắn của mẹ làm việc nhanh thoăn thoắt. Rau, cà phút chốc đã nằm gọn trong thau nước. Em giúp mẹ rửa rau còn mẹ thì quay sang làm cá. Vừa làm, mẹ vừa chỉ cho em cách làm cá. Đặt chú cá lên thớt, tay trái giữ lấy cá, tay phải mẹ cầm dao, đánh vảy, móc mang, chặt vẩy, đuôi, mổ bụng rồi rửa sạch, cho vào đĩa. Mấy chú cá bây giờ đã sạch sẽ, nằm phơi mình trong chiếc đĩa kiểu tráng men. Em mang lên bếp để sẵn rồi xuống giúp mẹ thái cà. Bây giờ mẹ rửa thịt, băm nhuyễn để lát nữa làm món chiên. Xong hết, mẹ lên bếp nấu nướng. Mẹ nhóm lửa hai bếp để vừa nấu cơm vừa chiên cá. Gương mặt trái xoan của mẹ ửng hồng vì hơi lửa. vầng trán cao đã lấm tấm mồ hôi nhưng mẹ vẫn luôn chăm chú với công việc. Cá vừa vàng là mẹ đã trở qua mặt khác. Những chú cá vàng ruộm, thơm nức đã được bày lên đĩa. Chiên cá xong mẹ lại tiếp tục nấu canh, hấp thịt. Nhìn dáng mẹ lom khom dưới bếp không nghỉ tay, em thấy thương mẹ vô cùng. Vậy mà có lúc em mải chơi chẳng biết giúp mẹ. Nay vào bếp cùng mẹ mới thấy nỗi vất vả của công việc bếp núc. Chiếc áo sơ mi mẹ mặc hàng ngày đã thấm ướt một mảng lưng. Em vội pha li nước mang xuống mời mẹ. Mẹ nhìn em âu yếm mỉm cười. “Cám ơn con. Bây giờ con giúp mẹ dọn cơm nhé! Trưa rồi đấy”.

Em lăng xăng bên mẹ, vừa làm vừa hỏi. Mẹ chỉ cho em cách dọn một bữa cơm như thế nào cho đẹp mắt. Chẳng mấy chốc, những món ăn được bày lên trên một chiếc mâm bằng kim loại trông thật khéo. Kia là đĩa rau luộc còn xanh màu diệp lục và đây là chén nước chấm đĩa cá chiên, thịt hấp và rau cà, cải chua, trông thật hấp dẫn.

Nhìn bữa cơm ngon lành, tinh tươm, em thầm cám ơn mẹ đã đem lại hạnh phúc cho gia đình. Bàn tay mẹ đã cho em bữa cơm ngon, li nước mát… Em yêu mẹ biết chừng nào! Em tự nhủ mình không những sẽ cố gắng học giỏi mà còn phải biết phụ giúp mẹ, đỡ đần cho mẹ lúc tuổi già, sức yếu để mẹ bớt nhọc nhằn, sống lâu, hạnh phúc.

Bài làm 4

Tôi không hiểu vì sao ba má tôi lại chia tay nhau mỗi người mỗi ngả. Thỉnh thoảng, ba tôi ghé nhà thăm tôi một chút rồi lại ra đi. Tôi chỉ nghe má tôi nói lại là ba má sống không hợp nên đành phải chia tay. Ba tôi cũng không lấy vợ, còn má tôi, không hiểu sao cũng ở vậy nuôi tôi.

Hoàn cảnh gia đình như thế nên tôi cũng không có được một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc như những đứa bạn khác, Những ngày lễ hội, thấy những đứa bạn cùng lứa được ba má cầm tay dẫn đi chơi mà tôi buồn lắm. Đi đâu, tôi cũng chỉ có má. Mọi tình thương của má đều dành hết cho tôi. Má đã qua tuổi ba mươi làm và học ở một trường trung học phổ thông. Ngoài giờ dạy ở trường chính, má còn dạy thêm giờ ở một trường bán công, tuy không phải vất vả lắm về kinh tế nhưng thấy má thức hôm dậy sớm, tất bật tối ngày, tôi thương má lắm. Nhiều lần, tôi nói với má, sao ba má không đoàn tụ để con được có ba có má, vả lại ba má có thể đỡ đần cho nhau những công việc nhà không tốt hơn sao! Những lúc như thế, tôi thấy má tôi buồn lắm. Đôi mắt má to, sâu vốn đã chứa đựng những nỗi buồn vì mất mát trong hạnh phúc lại càng buồn hơn khi thấy má trầm ngâm nhìn về một điểm nào đó rất xa… Nhiều đêm, thấy má ngồi soạn giáo án dưới bóng đèn nê-ông, thỉnh thoảrg má lại buông bút, hai bàn tay lồng vào nhau đặt ngang trước bàn rồi gục đầu xuống. Mái tóc đen mịn màng buỏng xuống che kín cả gương mặt. Trông má thật buồn. Mỗi lần, như thế, tôi lại chạy đến ôm chầm lấy má, kể chuyện trường, chuyện lớp cho má tôi nghe. Má nhìn tôi, tủm tỉm cười rồi má nói: “Con đưa các quyển tập sáng mai học, trả bài cho má!”

Trong sinh hoạt và dạy dỗ con cái, má rất nghiêm khắc và nề nếp. Khi tôi mắc phải lỗi lầm gì, má đều gọi tôi đến đứng trước mặt má khoanh tay trước ngực nghe má giảng giải phân tích cái lợi, cái hại, cái sai, cái trái. Trong học tập cũng vậy, má giảng giải rất cẩn thận phương pháp làm một bài văn, hay cách thức giải một bài toán. Được má dạy thêm, tôi càng hiểu sâu hơn. Chưa có một bài toán nào, kể cả những bài “toán sao” tôi đều tự mình giải được cả. Tôi học đều tất cả các môn vì vậy năm lớp Bốn, tôi đạt danh hiệu là học sinh xuất sắc. Và năm học lớp Năm này, tuy chưa sơ kết học kì I, nhưng tôi nghĩ mình cũng sẽ đạt được danh hiệu học sinh xuất sắc. Kết quả ấy một phần nhờ công dạy bảo của má tôi. Đối với bạn bế đồng nghiệp và bà con xóm giềng má cư xử rất hợp tình đẹp nghĩa. Có chuyện gì trong xóm cần phân xử, các cụ thường hay đến hỏi má cách giải quyết. Có nhiều lúc, nhà tôi là nơi tụ họp của cả xóm.

Má của tôi là vậy đó, một con người độ lượng, bao dung luôn mang đến cho mọi người niềm vui và hạnh phúc.

Bài làm 5

Như bao trẻ thơ khác, tôi cũng có một gia đình. Một gia đình luôn luôn tràn trề hạnh phúc. Trong ngôi nhà ấy luôn vọng ra những tiếng cười hồn nhiên, trong sáng, những lời hát ru ngọt ngào tình cảm. Và cũng ở ngôi nhà ấy, tôi và em tôi được sống cùng bố mẹ. Mẹ tôi là người mẹ tuyệt vời nhất.

Năm nay, mẹ đã ngoài ba mươi, nhưng trong cái tuổi ấy, mẹ vẫn còn đẹp và duyên dáng. Không cao như các cô người mẫu, dáng mẹ vừa và cân đối. Thường ngày, mẹ hay bận chiếc quần âu và chiếc áo sơ mi ngắn tay kẻ ô để đi chợ hay đưa bé Thảo đi học… Còn những giờ lên lớp mẹ mặc những chiếc áo dài thật mềm mại và duyên dáng. Những chiếc áo màu mây, màu ngọc bích, màu cá vàng, màu tím cà, tím Huế… làm cho mẹ trẻ ra đến mười tuổi. Mái tóc đen buông xõa đến ngang lưng rất hợp với khuôn mặt trái xoan của mẹ. Đôi mắt bồ câu long lanh luôn chan chứa một tình yêu thương vô hạn. Đặc biệt nụ cười của mẹ tươi như đóa hồng nở buổi sớm mai, để lộ hàm răng trắng đều. Các cô trong trường mẹ, thường trêu mẹ “có một nụ cười chết người và làn da trắng mịn đến mê hồn”. Mỗi lần ngồi bên mẹ, tôi thường mân mê bàn tay của mẹ. Năm ngón tay thon dài như búp măng, mềm mại và mỏng mảnh không khác gì ngón tay của các cò gái mười tám đôi mươi. Bàn tay trắng trẻo, xinh xinh ấy đã chàm sóc, dìu dắt chị em tôi trong một tình thương bao la khống bờ bến. Có lần bố tôi hỏi nửa đùa nửa thật. “Sao em không làm nghề khác mà chọn nghề giáo?”. Mẹ mím cười rồi nhìn thẳng vào bố nói vẻn vẹn một câu: “Bởi vì em yêu nghề giáo, yêu anh và yêu hai đứa con của em”. Quả thật vậy, mẹ rất yêu nghề, tận tâm với nghề và rất thương yêu chồng con. Trong quan hệ vởi mọi người, mẹ cư xử rất đúng mực. Đối với đồng nghiệp, mẹ sống chan hòa, trung thực và khiêm tốn. Mẹ luôn học hỏi những kinh nghiệm hay của các thầy, các cô đi trước và luôn tỏ ra độ lượng bao dung với các thầy cô trẻ. Chính vì vậy mà các thầy cô trong trường đều rất quý mến mẹ. Đối với con cái, mẹ rất yêu thương và ân cần chăm,sóc. Những đêm tôi hay bé Thảo lên cơn sốt, mẹ cứ ngồi thao thức, hết sờ tay lên trán, lại phe phẩy chiếc quạt nan, thay khăn đắp trán. Đến lúc tỉnh dậy vẫn thấy mẹ đang ngồi bên cạnh… Còn đối với bố, mẹ quan tâm nhiều lắm. Có những lần bố tôi về trễ, chả thiết ăn uống vào giường đi ngủ. Mẹ tôi bưng cơm vào, đỡ bố dậy, năn nỉ bố ăn. ông bà tôi nội đã già, trong cái tuổi như đèn treo trước gió, vẫn luôn tự hào vì có một người con hiếu thảo như mẹ. Quả thật vậy, mẹ rất quan tâm, cố gắng đền đáp phần nào công sức nuôi dạy của ông bà nội. Từ nhỏ, bố tôi hay đi công tác xa nhà, vì vậy chị em tôi một bàn tay mẹ nuôi nấng, chăm sóc.

Từng ngày, từng giờ, chúng tôi sống trong sự ân cần, chăm sóc của mẹ. Mẹ đối với chị em tôi là tất cả.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top