Download miễn phí Chuyên đề Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nam Hà Nội
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
1.1.Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt .5
1.1.1.Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt .5
1.1.2.Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt .5
1.2.Vai trò và đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt . .6
1.2.1.Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt .6
1.2.2.Đặc điểm của thanh toán không dùng tiền mặt .8
1.3.Các quy định đối với các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt .9
1.4.Các thể thức thanh toán không dùng tiền mặt . .11
1.4.1.Thanh toán Uỷ nhiệm thu 11
1.4.2.Thanh toán Uỷ nhiệm chi 13
1.4.3.Thanh toán bằng séc 17
1.4.4.Thanh toán bằng thư tín dụng .22
1.4.5.Thanh toán qua thẻ .25
1.5.Các cách thanh toán không dùng tiền mặt .29
1.5.1.Thanh toán liên hàng .29
1.5.2.Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng .31
1.5.3.Thanh toán điện tử liên ngân hàng .32
1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt .33
1.6.1.Khoa học và công nghệ .33
1.6.2.Môi trường pháp lí .34
1.6.3.Kinh tế .36
1.6.4.Con người 37
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
2.1.Khái quát về NHNo&PTNT Nam Hà Nội .39
2.2.Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội . .50
2.2.1.Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội .50
2.2.2.Tình hình vận dụng các hình thức thanh toán KDTM 51
2.2.2.1.Uỷ nhiệm thu .53
2.2.2.2.Uỷ nhiệm chi 54
2.2.2.3.Séc 56
2.2.2.4.Thư tín dụng .59
2.2.2.5.Thẻ thanh toán .59
2.3.Đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo & PTNT Nam Hà Nội .60
2.3.1.Những thành công của ngân hàng .60
2.3.2.Một số hạn chế trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt 61
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
3.1.Mục tiêu và định hướng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo&PTNT Nam Hà Nội . .64
3.2.Một số giải pháp mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại NHNo &PTNT Nam Hà Nội .64
3.3.Một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, NHNo&PTNT Việt Nam và các ban ngành liên quan . .68
3.3.1.Kiến nghị chung cho hoạt động thanh toán .68
3.3.2.Kiến nghị về Uỷ nhiệm thu .64
3.3.3.Kiến nghị về Uỷ nhiệm chi .70
3.3.4.Kiến nghị về séc .71
3.3.5.Kiến nghị về thẻ thanh toán 73
KẾT LUẬN
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-14-chuyen_de_mo_rong_thanh_toan_khong_dung_tien_mat_t.cFmoOJ01Pj.swf /tai-lieu/chuyen-de-mo-rong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tai-ngan-hang-nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-nam-ha-noi-76588/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
+Người nhận: là người thụ hưởng khoản chuyển tiền trong trường hợp chuyển Có hay là người thanh toán cuối cùng trong trường hợp chuyển Nợ.
+Ngân hàng khởi tạo: là ngân hàng phục vụ người khởi tạo
+Ngân hàng nhận: là ngân hàng phục vụ người nhận.
+Trung tâm thanh toán: chịu trách nhiệm tổ chức thanh toán, kế toán nghiệp vụ thanh toán và thực hiện hạch toán quyết toán c
ác lệnh chuyển tiền điện tử của cả hệ thống.
1.5.2.Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng:
-Khái niệm: thanh toán bù trừ là hệ thống thanh toán trong đó các khoản nợ giữa các thành viên của hệ thống ngân hàng bù trừ cho nhau chỉ thực sự thanh toán với nhau phần chênh lệch cuối cùng và thực hiện bằng chuyển khoản giữa các ngân hàng. Hệ thống bù trừ hoạt động theo một cơ chế nhất định và mỗi thành viên tham gia phải chấp hành theo cơ chế đó dưới sự điều khiển của trung tâm thanh toán bù trừ.
Thanh toán bù trừ có thể tiến hành theo 2 phương pháp sau:
-Thanh toán bù trừ trực tiếp: các ngân hàng có thay mặt tại trung tâm bù trừ trao đổi chứng từ, các khoản uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi được bù trừ cho nhau và chỉ thanh toán phần chênh lệch cuối cùng. Thông qua số dư tiền gửi trên tài khoản các ngân hàng mở tại trung tâm các khoản chênh lệch cuối cùng được chuyển khoản sang ngân hàng được hưởng. Trung tâm thanh toán tổ chức cho các ngân hàng gặp gỡ nhau theo định kỳ và điều khiển toàn bộ quá trình xử lý chứng từ, hạch toán và thanh toán các khoản chênh lệch cho các ngân hàng thành viên.
-Thanh toán bù trừ điện tử: là hệ thống thanh toán mà mọi quá trình thanh toán đều được thực hiện trên mạng máy tính. Hệ thống thanh toán bù trừ điện tử chỉ có thể áp dụng được khi các ngân hàng sử dụng hệ thống mạng máy tính hiện đại.
1.5.3.Thanh toán điện tử liên ngân hàng (IBPS):
Khái niệm: thanh toán điện tử là hệ thống thanh toán mà mọi quá trình thanh toán đều được thực hiện trên mạng máy tính với sự tham gia của các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng thương mại kể cả các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh.
Hệ thống thanh toán này gồm hai tiểu hệ thống:
+Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao và khẩn: được thực hiện với các khoản thanh toán chuyển tiền có giá trị trên 500 triệu đồng và các khoản thanh toán chuyển tiền khẩn.
+Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp: áp dụng với các khoản thanh toán chuyển tiền có giá trị dưới 500 triệu đồng.
Khi thực hiện thanh toán, các ngân hàng tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng phải tuân thủ các quy định mang tính nguyên tắc sau:
+Phải có văn bản đề nghị tham gia thanh toán điện tử liên ngân hàng và cam kết chấp hành đúng các quy định trong thanh toán.
+Có văn bản giới thiệu các nhân viên có trách nhiệm đến trực tiếp giao, nhận chứng từ và làm thủ tục thanh toán. Nhân viên thanh toán phải giới thiệu chữ ký của mình với ngân hàng chủ trì và các ngân hàng thành viên khác.
+Phải thực hiện đúng giờ giao và nhận chứng từ hay truyền số liệu theo quy định chung của ngân hàng chủ trì.
+Số liệu phải đảm bảo chính xác, rõ ràng; đồng thời phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với sự hợp pháp, hợp lệ của chứng từ và chính xác về số liệu.
-Nguyên tắc số chênh lệch trong thanh toán điện tử liên ngân hàng:
+Ngân hàng chủ trì được chủ động trích tài khoản tiền gửi của các ngân hàng thành viên phải trả (nếu còn) để thanh toán cho ngân hàng thành viên được thu.
+Trường hợp tài khoản tiền gửi của ngân hàng thành viên phải trả hết số dư hay không đủ số dư để thanh toán thì vay ngân hàng chủ trì hay vay ngân hàng thành viên khác để thanh toán. Trường hợp không được vay thì ngân hàng chủ trì thanh toán hộ 1-2 lần với mức phạt cao. Sau đó vẫn tiếp diễn thì buộc phải ngừng tham gia thanh toán.
1.6.Các nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán không dùng tiền mặt:
Sự phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi ngành ngân hàng luôn đổi mới và hoàn thiện các thể thức truyền thống và ứng dụng các thể thức tiên tiến hiện đại nhằm thanh toán nhanh mọi nhu cầu của toàn xã hội đồng thời có ý nghĩa lớn lao về tăng nhanh chu chuyển vốn và tiết kiệm vốn. Song có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng tới quy mô cơ cấu của thanh toán không dùng tiền mặt, đó là: kinh tế xã hội, môi trường pháp lý, khoa học và công nghệ, con người…
1.6.1. Khoa học và công nghệ:
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, công tác thanhtoán không dùng tiền mặt đã có rất nhiều cải tiến về thời gian thanh toán, doanh số thanh toán và độ chính xác. Trong thời gian đầu, thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu dùng các chứng từ thanh toán và phải luân chuyển chứng từ qua bưu điện với món tiền thanh toán khác địa phương. Vì vậy, khi thanh toán những món có doanh số lớn thì lượng chứng từ phải luân chuyển là khá lớn và luân chuyển chứng từ cũng gặp nhiều khó khăn, thời gian thanh toán lâu, đôi khi còn sai lầm trong thanh toán.
Hiện nay với sự tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ được áp dụng vào trong quá trình thanh toán làm cho lượng chứng từ được giảm đi rất nhiều, việc luân chuyển chứng từ cũng nhanh hơn, độ chính xác cao hơn. Mặt khác, công tác thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được cải tiến dần hoàn thiện với mục đích thoả mãn mọi tiện ích của khách hàng. Nhiều công cụ mới xuất hiện như thẻ thanh toán, chuyển tiền điện tử…khi đó bất kỳ một món thanh toán nào dù nhỏ hay lớn đều sẽ được tiến hành một cách thuận tiện. ở nước ta trình độ khoa học kỹ thuật còn lạc hậu nên chưa thực sự góp phần cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Gần đây, với việc đưa vào sử dụng rộng rãi mạng máy tính và thanh toán thẻ đã thực sự tạo ra bộ mặt mới cho công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh số thanh toán và số món thanh toán qua ngân hàng ngày càng tăng và chính nó đóng góp công sức rất lớn vào sự phát triển kinh tế nước nhà trong những năm qua.
Khoa học công nghệ cũng tác động rất lớn đến quá trình kiểm soát chứng từ. Với việc đưa chữ kí điện tử vào hoạt động đã làm giảm thời gian kiểm tra, kiểm soát chứng từ kế toán nói chung và chứng từ kế toán ngân hàng nói riêng.
Khoa học công nghệ là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của công tác thanh toán không dùng tiền mặt. Có phát triển khoa học công nghệ tiên tiến thì mới tạo điều kiện cho thanh toán không dùng tiền mặt phát triển và mở rộng.
1.6.2.Môi trường pháp lý:
Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán của ngân hàng cung cấp cho các khách hàng có quan hệ và có yêu cầu thanh toán đối với ngân hàng. Việc thanh toán đó chính là việc ngân hàng thanh toán hộ cho khách hàng, vì vậy ngân hàng luôn phải đảm bảo an toàn vốn, kịp thời và chính xác cho khách hàng. Chính vì vậy mà công tác thanh toán phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, chế độ thể lệ đặt ra trong thanh toán do các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Theo các quy định đó từ việc lập, mở tài khoản giao dịch, phát hành séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thư tín dụng thì cả hai bên khách hàng đều phải đảm bảo thực hiện ...