truongkim

New Member
Lão Ban, nhân vật trong một truyện ngắn của tôi, hẹn gặp tui để trò chuyện. Biết tui là nhà giáo, nhà văn viết về lão, lão lấy làm vui vì có người hiểu lão. tui được biết chính lão đã có ý kiến với Ban biên tập đưa truyện ấy vào trang mạng. Và cũng từ đấy, tui trở thành bạn của lão.
tui đến thăm lão vào một buổi chiều tháng Ba. Ngôi nhà hai tầng nằm trong kiệt đường Nguyễn Công Trứ. Không gian vắng. Chỉ có chút nắng cuối ngày le lói trên khoảng sân nhỏ trồng ít cây cải, mồng tơi. Đứng trước cổng nhà lão, tui đưa tay bấm chuông. tui đưa mắt nhìn vào trong chẳng thấy bóng dáng ai cả. Vẫn im lặng. Lại bấm chuông. Chờ đợi. Một lát sau, có tiếng: “Ai rứa?”. tui nhướng mắt nhìn vào. Một bóng già lững chững bước ra. tui biết chính là lão. Nhưng giả đò làm im để xem lão có nhận ra tui không.
Lão mở cổng, đưa mắt nhìn tôi. tui lên tiếng trước:
- Chào bác! Bác có nhận ra tui không?
Lão cười, nụ cười vui khi lâu ngày có người ghé thăm:
- Ôi, ai đây ta? Đúng là thầy rồi. Sao bữa ni thầy mới tới - Không đợi tui trả lời, lão nói tiếp, giọng vui vui - Mời thầy vô!
tui chưa kịp dạ, lão lại nắm tay tui kéo vào nhà.
Gian phòng khách của nhà lão sáng lên khi lão bật điện. Lão lên tiếng:
- Thú thật với thầy: Ở nhà một mình, tui cũng nhác bật điện dù có hơi tối. Thường thì tui mở ti vi. Để có tiếng nói, có tiếng người, cho đỡ buồn. Nhưng mấy hôm nay, hơi mệt nên tui cũng không mở.
Quả thật như lời lão nói, có chút vắng lặng. tui nhìn kỹ phòng khách. Trên tường có treo một số hình chụp. Thấy tui nhìn những hình ấy, lão đứng lên, lại sát một tấm hình rồi nói: “Đây là hình tui chụp khi tui làm khí tượng ở Hoàng Sa”. Như có dịp ôn lại những gì đã qua, lão chỉ tiếp một bức hình, nói: “Còn đây là hình con trai tôi, thằng Vũ, đi lính hải quân đóng ở Trường Sa, mà như thầy đã biết rồi đó, nó hy sinh ở Gạc Ma năm 1988”. tui thấy mắt lão rơm rớm. Một chút trầm lắng như buổi chiều tàn ở đây. tui muốn xua cái im lặng, bèn chỉ bức hình khác, lên tiếng: “Còn đây là hình Phong, phải không bác?”. Nghe tui hỏi, lão đưa tay quẹt mắt, ra vẻ sung sướng lắm. Lão khoe: “Thằng Phong, cháu nội tui đó. Mà thầy cũng biết nó rồi mà”.
Quả thật, tui đã biết Phong trên các báo cùng những trang mạng viết về Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông… tui cũng có lần trò chuyện với Phong khi cậu ta chuẩn bị tư liệu làm đề tài nghiên cứu. tui nắm tay lão, nói:
- tui có biết Phong. Vừa rồi, cậu ta thuyết trình về đề tài Biển Đông thành công. Xin chúc mừng bác.
Lão cười hãnh diện:
- Các thầy ở Sài Gòn đánh giá cao lắm. tui cũng mừng thầy ạ.
tui nắm tay lão, niềm vui trong chúng tui như nhân đôi. tui cười, nói:
- Qua đợt hội thảo vừa rồi, nhiều đồng bào, học giả, luật sư trong nước và ngoài nước đánh giá rất cao.
Nghe tui nói như vậy, mắt lão như sáng lên. Và lão nói một mạch như thể những lời sau lão đã thuộc lòng: “Đề tài này cùng với các chứng cứ, tư liệu lịch sử khác, chắc chắn khẳng định thêm chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam mình. Thầy biết không, tui lấy làm vui khi bà Angela Merkel, thủ tướng Đức, tặng cho Tập Cận Bình bản đồ Trung Quốc mà biên giới cực nam là đảo Hải Nam. tui tin trước sau gì của Caesa phải trả lại cho Caesa thôi. Trước sau như một, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.
Nghe lão nói, tui cũng tin là vậy. Người dân Đà Nẵng cũng tin là vậy. Và tui tin ai là con Lạc, cháu Hồng, ai là người yêu nước Việt Nam cũng tin là vậy. tui tiếp lời lão:
- Bác nói thế là phải. Rõ ràng mình đầy đủ bằng chứng, pháp lý. Nhưng phải chờ thời cơ thôi.
Lão gật đầu. Chợt tui nghe tiếng thở dài của lão:
- tui thú thật với thầy, tuổi gần đất xa trời, tui lại nhớ đảo lắm, nhớ Hoàng Sa lắm. tui mong có ngày về lại Hoàng Sa. Giờ, chỉ biết buồn thôi thầy ạ.
tui gật đầu đồng tình. tui thấy lão nhìn thẳng vào mắt tôi. Lão không nói, nhưng qua ánh mắt lão, tui như nghe tiếng từ trái tim của người từng ở Hoàng Sa. tui nghe rõ nhịp đập của trái tim lão. tui cũng nghe rõ nhịp đập của tim tui như hòa cùng nhịp đập của bao anh hùng, chiến sĩ, của bao ngư dân, bao đồng bào thôi thúc lòng mình: “Phải về lại Hoàng Sa. Đó là lẽ tất nhiên”.
tui nhớ lại, rất nhiều lần thì phải. Khi học sinh hỏi về Hoàng Sa, tui đã nói rõ cho các em biết đó là một phần máu thịt của Tổ quốc. Đó là đất đảo, biển trời của dân tộc Việt Nam. tui cũng nói rõ cho các em biết từ xưa cha ông ta từng trấn giữ xứ này. Hoàng Sa vẫn mãi ngời ngời trong lịch sử dân tộc. Máu cha ông, xương cốt cha ông còn nằm ở Hoàng Sa. Biết là vậy. Nhưng không thể không đau xót khi quê hương của mình bị kẻ khác cưỡng chiếm.
Chợt điện thoại rung. tui xin phép lão nghe. tui lấy điện thoại từ túi quần ra nghe. Biết là ở Nhà xuất bản gọi điện. Họ xin lỗi tui về việc họ đặt cho tui một bút danh khác vào truyện ngắn “ ” của tôi. tui chủ động tắt máy khi họ xin lỗi xong.
Cất điện thoại vào túi, tui nghe lão ho. Lão nói trong cơn ho:
- Càng ngày tui thấy mình càng yếu. Nhiều điều muốn làm cho xong, nhưng vẫn chưa xong. tui thấy lo lo, thầy ạ.
Vừa nói lão vừa đưa tay che miệng. tui chú ý từng cử chỉ của lão. Quả là lão già, lại yếu nữa. tui động viên lão:
- Sống thọ như bác là quý lắm rồi. Mà bác còn lo chuyện chi nữa?
Lão lại ho. Rồi thở. Lão gắng tiếp chuyện:
- Không phải tui lo cho cái mạng sống của tôi. tui lo là lo chưa làm tròn với lời tự hứa của mình.
tui an ủi:
- Bác cứ nghỉ cho khỏe. Chuyện chi rồi cũng sẽ qua thôi.
tui đứng lên, lại ngồi sát lão, nắm tay lão, tâm tình:
- Xin lỗi bác. Bác có thể cho tui hỏi bác hứa chuyện chi rứa?
Lão cười buồn:
- Như tui đã tâm sự là mong có ngày tui sẽ về lại Hoàng Sa, nơi tui làm việc trước đây. Không biết tui có về được không?
tui vẫn nắm tay lão như muốn nói rằng lão cứ tin là có ngày ấy. Lão bỏ tay tui ra, đưa tay chống xuống ghế, đứng lên. Lão tiếp lời:
- Thầy có rảnh không? tui muốn thầy xem cái ni, chắc thầy sẽ hiểu tui hơn.
tui cười gật đầu:
- Dạ, nếu bác cho phép.
Rồi lão lọ mọ vào trong. Một lát trở ra. Trên tay lão là chiếc chìa khóa. Lão lại tủ sách. Tra chìa vào ổ khóa, mở tủ. tui chú ý thấy lão lấy cuốn album. Lão lên tiếng:
- Đây, tất cả ở trong cuốn ni đó thầy. Xin thầy bằng lòng nghe tui kể nghe.
Nghe lão nói thế, tui lấy làm vui.
Ngồi cạnh lão, tui xem từng bức ảnh. Những bức ảnh đen trắng, có chỗ nhòe. Lão khoe. Nào là chỗ làm việc của lão ở trạm khí tượng. Này là lão đang múc nước ở giếng được chụp lại. Có vài bức ảnh lão chụp chung với lính. Lão nói với tôi, những người ấy là bạn thân của lão ở đảo. Giờ họ đã yên phận của họ rồi. tui thấy lão như muốn khóc. Lão kể, máu của những người ấy đã hòa vào đất đảo Hoàng Sa trong cuộc Hải chiến 1974. Lão kể. lúc ấy lão chỉ biết muốn hét thật to muốn gào thật lớn trước họng súng của quân thù. Nhưng lão không chết. Lão bị bắt. Sau đó được trao trả.
Ngồi xem một lúc, lão lên tiếng:
- Thầy biết không, tui như thuộc những dòng chữ của thằng Vũ viết trong nhật ký: “Biển đảo là biển đảo của quê hương do cha ông để lại cho con cháu đời sau. Phải giữ để khỏi có tội với tiền nhân, với con cháu…”.
Lão đứng lên, lại tủ, lấy ra một cuốn tập, nói với tôi:
- Đây là cuốn nhật ký của Vũ. Những gì còn lại của nó.
- Bác có thể cho tui coi được không?
- Được thôi. Nếu thầy muốn coi.
tui lật từng trang nhật ký. Nét chữ đẹp, cứng rắn. Chỉ là tình cảm của Vũ. Nào là nhớ vợ, nhớ con khi làm nhiệm vụ ở Trường Sa. Nào là đối đầu với sóng to, bão dữ. Nào là thiếu nước. Nào là yêu đảo, coi đảo là nhà. Không biết bao nhiêu thứ nào là… Tất cả chỉ là lòng của người lính đảo.
Trong nhật ký, tui thấy có một trang, dưới những hàng chữ gạch chân bằng mực đỏ có ghi lại lời mà lão vừa nhắc lại khi nãy. tui mở tiếp, lại thấy trang vẽ bản đồ Việt Nam và vùng biển Đông có hai trái tim. Một trái tim ghi Hoàng Sa. Còn lại ghi Trường Sa. Và ở dưới ghi câu: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”.
Đang xem, tui nghe điện thoại rung. tui xin lỗi lão, rồi mở nghe. Phước gọi điện nói là có Khiêm và một số bạn mời tui uống cà phê vào chủ nhật đến. Chả là có chút tiền nhuận bút, gặp anh em văn nghệ cho vui. tui nói là sẽ đến.
Bỏ điện thoại vào túi quần, tui nhìn đồng hồ, trò chuyện với lão cũng đã lâu, tui bèn chào lão ra về. Lão tiễn tui ra tận cổng.
Lão nhắc lại:
- Khi nào rảnh, thầy nhớ lại nhà tui chơi nghe!
tui đưa hai tay lắc lắc tay lão, nói:
- Dạ, tui sẽ ghé thăm bác mà.
tui tạm biệt lão. Ra về mà lòng những vấn vương những gì lão kể…
Được nghỉ hè, tui có rảnh đôi chút. tui không bận giữ cháu, cũng không bận dạy hè. Đang đọc sách, có điện thoại. tui mở máy. Lão Ban gọi. Lão mời tui đến nhà lão chơi. tui hẹn là sẽ đến thăm lão.
Đúng hẹn, tui đến thăm lão. Lão mừng ra mặt. tui thấy lão khỏe hơn đợt trước.
Lão rót trà mời tui uống. Thực sự tui chẳng ghiền trà, nhưng khi nghe lão nói trà ni là do Phong, cháu nội lão mới gửi về. Lão được dịp khoe với tui là Phong đang qua Pháp, rồi sau đó sang Mỹ nói chuyện về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Có lẽ người già thường hay kể về quá khứ của mình. Và lão cũng thế. Như mọi lần, lão kể những gì lão nhớ. Lão kể, hai tuần trước lão sốt li bì, tưởng chết đi được.tui nghe thế, xin lỗi lão là không biết lão ốm, nên không thể đến thăm. Lão cười chọc tôi: “Không biết thì không có lỗi mà thầy”. tui cũng cười vui khi nghe lão nói thế.
Rồi lão kể giấc mơ về lại Hoàng Sa. Lão nhớ đâu kể đó. Kể hồi ra đảo khi làm công tác khí tượng. Kể thằng Vũ biết cười khi có con ốc mà lão mang về từ Hoàng Sa. Rồi lão kể lão mơ về lại Hoàng Sa trong niềm vui khôn tả. Lão như thấy lại cái giếng nước, nhớ lại bạn bè thuở nọ ở Hoàng Sa.
Lão kể ngày ấy sẽ đến. Dẫu mai này, lão từ giã cõi đời này, thì con cháu lão cũng sẽ thay lão về lại Hoàng Sa. Lão khoe với tui là con cháu lão sẽ đưa lão, có thể là di ảnh của lão về lại cái giếng ngày xưa, về lại mảnh đất lão làm khí tượng ngày nào.
tui nghe lão kể, thấy trước mắt tui không chỉ có lão, con cháu lão, và kể cả tôi, mà thấy cả gần trăm triệu người Việt về lại Hoàng Sa.
tui thầm gọi: Hoàng Sa ơi, hẹn ngày về lại Hoàng Sa!

Năm 2014
Phan Trang Hy

nguồn
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top