Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞI ĐẦU
Phát biểu khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III , Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói, lịch sử 30 năm đấu tranh của Đảng đã dạy cho chúng
ta rằng: “Thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tuyệt đối trung thành với
lợi ích của giai cấp vô sản và của dân tộc; giữ gìn sự đoàn kết nhất trí
trong Đảng và sự đoàn kết nhất trí giữa các Đảng cộng sản, giữa các
nước trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, đó là các bảo đảm chắc chắn
nhất cho cách mạng thắng lợi”. Người khẳng định: “Đại hội lần này là
Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình
thống nhất nước nhà”. Người nhắc lại ý chí sắt đá giải phóng miền Nam
của nhân dân cả nước ta: “Ngày nào mà chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra
khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng được miền Nam khỏi ách
thống trị tàn bạo của Mỹ-Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon,
ngủ yên”, và nhấn mạnh “Miền Bắc giàu mạnh là cơ sở vững chắc của
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”. Đây cũng chính là tư tưởng xuyên
suốt và được cụ thể hoá thành hai nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn
này, đó là : Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân
chủ nhân dân ở miền nam.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ
nhân dân ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, song hai cuộc
cách mạng này không độc lập với nhau mà giữa chúng có mối quan hệ
mật thiết, từng bước đi của cuộc cách mạng sẽ ảnh hưởng tới thành quả
của cuộc cách mạng kia. Với mục đích trau dồi kiến thức cũng như tìm
hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng này, em xin được
lựa chọn đề tài số 4 : “Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam”.
Trong quá trình làm bài em đã cố gắng nhiều, song với trình độ
hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết khó thể tránh khỏi những thiếu
sót. Bởi vậy, em rất mong có thể nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía
thầy cô cũng như các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank !
I. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cuộc cách mạng
dân chủ nhân dân ở miền nam
1.1. Bối cảnh lịch sử của cách mạng việt nam sau tháng 7 – 1954
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ
do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng
dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành. Miền Bắc
được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị
của thực dân và tay sai. Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền.
ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần
đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta, nên đến ngày 10-10-1954 tên lính
Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội và ngày 16-5-1955, toàn bộ quân đội
viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc. Ngay sau khi hòa bình lập
lại, nhân dân miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách
mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành
thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
Để thực hiện âm mưu nói trên, trước khi Hiệp định Giơnevơ được
ký kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ
tướng Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc. Ngày 17-7-1955, theo chỉ đạo
của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất
nước và ngày 23-10-1955 đã tổ chức cái gọi là "trưng cầu dân ý" để phế
truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ - Diệm đã liên
tiếp mở các cuộc hành quân càn quét để bình định miền Nam, áp đặt chế
độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Thực chất, đây là một
cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại nhân dân miền Nam
trong tay không có vũ khí. Với chính sách "tố cộng", "diệt cộng", loại
cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị, và với khẩu hiệu "thà giết
nhầm hơn bỏ sót", chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng chống
đối. Chỉ tính đến cuối năm 1955, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và
quần chúng cách mạng đã bị bắt và bị giết hại.
Đứng trước những biến đổi phức tạp nêu trên, lịch sử lại đặt cho
Đảng ta một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng
đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của
đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Xuất phát
từ việc nhận thức sâu sắc tình hình thế giới và đặc điểm cơ bản của tình
hình đất nước sau tháng 7-1954, trải nhiều hội nghị của Ban Chấp hành
Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước hình thành.
1.2 Nhiệm vụ đặt ra cho nước ta sau tháng 7 – 1954
Phân tích tình hình đất nước ta tạm thời bị chia làm 2 miền, có hai
chế độ khác nhau, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương đảng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 xác định:
“Nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay là:
tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa
bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, đồng thời
đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo
vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”.
Đảng ta nhận định rằng nếu trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, việc kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với
nhiệm vụ chống phong kiến có tác dụng góp phần quyết định thắng
lợi, thì trong thời kỳ mới, việc kết hợp đúng đắn giữa nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và nhiệm vụ chống Mỹ, cứu
nước cũng có tác dụng quyết định đến thắng lợi của cách mạng
miền Nam.
Đảng ta phải giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng
ở hai miền trong lúc trên thế giới chưa có tiền lệ giải quyết thành
công vấn đề này. Đó cũng là vấn đề quan hệ giữa hoà bình và cách
mạng nổi lên thành vấn đề lý luận và thực tiễn nóng hổi, trong lúc
chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc đang làm cho tình hình thêm
phức tạp.
Bên cạnh những khó khǎn, cách mạng Việt Nam cũng có nhiều
thuận lợi cơ bản: cách mạng nước ta đang ở thế thắng, phong trào
giải phóng dân tộc đã đánh đổ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc; lúc đó hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
đang là lực lượng hùng mạnh.
Trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, với lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, Đảng ta đã từng
bước giải quyết mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã quyết
định đường lối cách mạng chung của cả nước:
- "Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ
và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập
và dân chủ trong cả nước.
1.3. Thành quả đạt được sau hai cuộc cách mạng
Ở miền bắc, thực hiện đường lối chủ trương, chủ trương của đảng,
sau 21 năm nỗ lực phấn đấu, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
đạt được những thành tựu đáng tự hào. Một chế độ xã hội mới, chế độ xã
hội chủ nghĩa bước đầu được hình thành. Dù chiến tranh ác liệt, bị tổn
thất nặng nề về vật chất, thiệt hại lớn về người, song không có nạn đói,
dịch bệnh và sự rối loạn xã hội. Văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục không
những được duy trì mà còn có sự phát triển mạnh. Sản xuất nông nghiệp
phát triển, công nghiệp địa phương được tăng cường.
Quân dân miền bắc đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, điển hình là chiến thắng lịch sử của trận “Điện Biên Phủ trên
không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972.
Miên Bắc không chỉ chia lửa với các chiến trường mà còn hoàn thành
suất xắc vai trò căn cứ địa của cách mạng cả nước và nhiệm vụ hậu
phương lớn đối với chiến trường miền Nam.
Ở miền Nam, với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của đảng, quân dân ta
đã vượt nên mọi gian khổ hy sinh, bền bỉ và anh dũng chiến đấu, lần lượt
đánh bại các chiến lược chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ. Trong giai đoạn 1954 – 1960 đã đánh bại “chiến tranh đơn phương”
của Mỹ - Nguỵ, đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến
công; giai đoạn 1961 – 1965 đã giữ vững và phát triển thế tấn công,
đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ; giai đoạn 1965 –
1968 đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ và chư hầu,
buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm
phán với ta tại pari; giai đoạn 1969 – 1975 đã đánh bại chiến lược “Việt
Nam hoá chiến tranh” của Mỹ và tay sai mà đỉnh cao là Đại thắng Mùa
Xuân 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đập tan toàn bộ chính
quyền địch, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
II. Mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng
Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc
hai chiến lược khác nhau, song chúng có quan hệ mật thiết với
nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và đều có một mục tiêu
chung là thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc, đều nhằm giải
quyết mâu thuẫn chung là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc
Mỹ và tay sai của chúng. Để giải quyết mâu thuẫn chung, mỗi
miền Nam, Bắc, có nhiệm vụ chiến lược riêng và giữ những vị trí
khác nhau: Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là:
“nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách
mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân
ta”. Cách mạng miền Nam “có tác dụng quyết định trực tiếp đối
với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước”. Thông qua thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền mà
góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước là hoàn thành độc
lập, thống nhất đất nước.
Đường lối trên biểu hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của
Đảng ta. Lý luận cũng như thực tiễn chứng minh đường lối tiến
hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền là
đúng đắn. Hai chiến lược đó chẳng những không mâu thuẫn mà
còn hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Quá trình chỉ đạo cách mạng ở hai miền cũng là quá trình Đảng ta
cụ thể hoá thêm tư tưởng chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ III.
Trong khi đề ra nhiệm vụ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, Đảng không chỉ cǎn cứ vào tình hình miền Bắc, mà còn
cǎn cứ cả vào tình hình miền Nam. Đảng đề ra những chủ trương
chẳng những đáp ứng nguyện vọng của nhân dân miền Bắc, nhân
dân miền Nam, mà còn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của
tầng lớp trên ở miền Nam có tinh thần dân tộc, mở rộng mặt trận
dân tộc giải phóng. Bằng công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội ở
miền Bắc, vừa bảo đảm đời sống cho nhân dân miền Bắc, vừa tǎng
cường lực lượng làm hậu thuẫn và chi viện cho cách mạng miền
Nam.
Đảng lãnh đạo nhân dân miền Bắc phối hợp với nhân dân miền
Nam đấu tranh chống những thủ đoạn xâm lược, chiến tranh chống
phá của đế quốc Mỹ ở miền Nam và cả ở miền Bắc. Đồng thời
giáo dục nhân dân miền Nam nhận rõ vị trí quan trọng của cách
mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là: trực tiếp làm thất bại mọi
chính sách xâm lược và nô dịch của đế quốc Mỹ và góp phần tích
cực bảo vệ miền Bắc, bảo vệ cǎn cứ địa cách mạng của cả nước,
tạo điều kiện cho miền Bắc giữ được hoà bình để tiến hành thắng
lợi sự nghiệp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong khi đề ra nhiệm vụ, phương pháp cách mạng ở miền Nam
cũng như khi quyết định mở những trận quyết chiến chiến lược,
Đảng phải cǎn cứ vào tình hình miền Nam và cả tình hình miền
Bắc, xem xét tác động của những thắng lợi sẽ giành được có ảnh
hưởng đối với miền Nam và cả đối với miền Bắc.
Tiến lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng mọi mặt của miền Bắc sẽ
được tǎng cường nhanh chóng. Đảng có thể lãnh đạo nền kinh tế
theo hướng giải quyết khéo mâu thuẫn giữa sức người, sức của có
hạn với yêu cầu ngày càng lớn của sự nghiệp cách mạng của hai
miền.
Miền Bắc xã hội chủ nghĩa có lực lượng vững mạnh mới đủ sức
làm tròn nhiệm vụ cǎn cứ địa của cả nước, đủ sức tự bảo vệ, đánh
thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại rất ác liệt của đế quốc Mỹ, có
đủ điều kiện chi viện cho cách mạng miền Nam, đồng thời làm
tròn nghĩa vụ quốc tế đối với hai nước Lào và Campuchia anh em.
Sự gắn bó chặt chẽ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam làm cho thế và lực
của cách mạng cả nước cũng như của miền Nam không ngừng tǎng
lên. Nhờ vậy, cách mạng miền Nam đã sử dụng được sức mạnh
tổng hợp của cả nước để tiến công địch, đánh bại mọi chiến lược,
chiến thuật của đế quốc Mỹ và tay sai.
Kẻ địch cũng thấy được mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Chúng đánh phá miền Bắc, đặc biệt là đánh vào các đường giao
thông, các cơ sở kinh tế; xuyên tạc và lu loa rằng miền Bắc "xâm
lược miền Nam", v.v. chính là vì chúng nhận rõ vai trò của miền
Bắc xã hội chủ nghĩa và chúng phải đối phó trong thế thua ở miền
Nam. Đảng nhận định rằng, âm mưu và hành động phá hoại miền
Bắc của địch chỉ có thể chấm dứt chừng nào miền Nam được hoàn
toàn giải phóng. Nhờ nhận định đúng đắn đó, Đảng ta luôn luôn
sáng suốt, chủ động trong mọi tình huống.
Trong quá trình chỉ đạo cách mạng, Đảng đưa ra nhiều nhận định,
trong đó có hai nhận định thể hiện sâu sắc nhất việc Đảng nắm
vững mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Một là, tháng 3-1964, trong Hội nghị chính trị đặc biệt, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã kêu gọi: "Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp
lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt".
Hai là, cuối nǎm 1965, khi quân viễn chinh Mỹ ồ ạt vào miền
Nam, Nghị quyết lần thứ 12 của Trung ương Đảng nêu cao quyết
tâm giữ vững chiến lược tiến công, giữ thế chủ động trên chiến
trường và nhất là kiềm chế và thắng địch ở miền Nam.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho phép
Đảng ta rút ra những kết luận quan trọng:
- "Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng
lợi của cả hai chiến lược cách mạng được tiến hành đồng thời và
kết hợp chặt chẽ với nhau".
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước
ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Đảng khẳng định:
"Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt mười sáu
nǎm qua, luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến
lược". Dù có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình chỉ đạo
thực hiện do hạn chế lịch sử, chúng ta vẫn thấy kết luận trên của
Đảng là thoả đáng.
Đảng cũng kết luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc đánh đổ ách
thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai.
Đi đôi với việc coi trọng củng cố và bảo vệ hậu phương lớn miền
Bắc, nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh,
Đảng hết sức coi trọng việc xây dựng và phát triển thực lực cách
mạng ở miền Nam.
Nhờ đường lối cứu nước đúng đắn, tinh thần hy sinh anh dũng của
đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, Đảng ta đã phát huy cao
độ nghị lực chiến đấu phi thường và sức sáng tạo vô tận của nhân
dân ta, khai thác những tinh hoa trong truyền thống bốn nghìn nǎm
của dân tộc.
Từ việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai chiến lược cách
mạng, Đảng ta đã giải quyết sáng tạo một loạt vấn đề lớn như đẩy
mạnh cách mạng và bảo vệ hoà bình thế giới, ở khu vực và hoà
bình tương đối ở ngay miền Bắc; giữa tiến công và bảo vệ ; bác
bỏ những quan điểm hữu khuynh và phiêu lưu.
Đảng ta có khả nǎng và có điều kiện giải quyết vấn đề trên do đã
từng hoạt động trong những hoàn cảnh đặc biệt. "Một Đảng thống
nhất lãnh đạo một nước tạm thời bị chia cắt làm đôi, tiến hành
đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn
nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7 nǎm
1954 đến tháng 5 nǎm 1975".
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
LỜI MỞI ĐẦU
Phát biểu khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III , Chủ tịch
Hồ Chí Minh nói, lịch sử 30 năm đấu tranh của Đảng đã dạy cho chúng
ta rằng: “Thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin, tuyệt đối trung thành với
lợi ích của giai cấp vô sản và của dân tộc; giữ gìn sự đoàn kết nhất trí
trong Đảng và sự đoàn kết nhất trí giữa các Đảng cộng sản, giữa các
nước trong đại gia đình xã hội chủ nghĩa, đó là các bảo đảm chắc chắn
nhất cho cách mạng thắng lợi”. Người khẳng định: “Đại hội lần này là
Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hoà bình
thống nhất nước nhà”. Người nhắc lại ý chí sắt đá giải phóng miền Nam
của nhân dân cả nước ta: “Ngày nào mà chưa đuổi được đế quốc Mỹ ra
khỏi miền Nam nước ta, chưa giải phóng được miền Nam khỏi ách
thống trị tàn bạo của Mỹ-Diệm, thì nhân dân ta vẫn chưa thể ăn ngon,
ngủ yên”, và nhấn mạnh “Miền Bắc giàu mạnh là cơ sở vững chắc của
cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà”. Đây cũng chính là tư tưởng xuyên
suốt và được cụ thể hoá thành hai nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn
này, đó là : Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cách mạng dân
chủ nhân dân ở miền nam.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ
nhân dân ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, song hai cuộc
cách mạng này không độc lập với nhau mà giữa chúng có mối quan hệ
mật thiết, từng bước đi của cuộc cách mạng sẽ ảnh hưởng tới thành quả
của cuộc cách mạng kia. Với mục đích trau dồi kiến thức cũng như tìm
hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng này, em xin được
lựa chọn đề tài số 4 : “Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa
ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam”.
Trong quá trình làm bài em đã cố gắng nhiều, song với trình độ
hiểu biết vấn đề còn hạn chế nên bài viết khó thể tránh khỏi những thiếu
sót. Bởi vậy, em rất mong có thể nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía
thầy cô cũng như các bạn để bài làm của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank !
I. Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc và cuộc cách mạng
dân chủ nhân dân ở miền nam
1.1. Bối cảnh lịch sử của cách mạng việt nam sau tháng 7 – 1954
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và can thiệp Mỹ
do Đảng lãnh đạo đã giành được thắng lợi, song sự nghiệp cách mạng
dân tộc dân chủ trên phạm vi cả nước vẫn chưa hoàn thành. Miền Bắc
được hoàn toàn giải phóng, song miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị
của thực dân và tay sai. Đất nước tạm thời bị chia làm hai miền.
ở miền Bắc, mặc dù thực dân Pháp rất ngoan cố, nhưng do tinh thần
đấu tranh kiên quyết của nhân dân ta, nên đến ngày 10-10-1954 tên lính
Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội và ngày 16-5-1955, toàn bộ quân đội
viễn chinh Pháp đã phải rút khỏi miền Bắc. Ngay sau khi hòa bình lập
lại, nhân dân miền Bắc khẩn trương khôi phục kinh tế, hàn gắn vết
thương chiến tranh và tiến hành thực hiện các nhiệm vụ còn lại của cách
mạng dân tộc dân chủ nhằm tạo tiền đề đưa miền Bắc từng bước quá độ
lên chủ nghĩa xã hội.
ở miền Nam, lợi dụng sự thất bại và khó khăn của thực dân Pháp, đế
quốc Mỹ đã nhảy vào để thay chân Pháp nhằm biến miền Nam thành
thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
Để thực hiện âm mưu nói trên, trước khi Hiệp định Giơnevơ được
ký kết, ngày 7-7-1954, Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm về Sài Gòn làm Thủ
tướng Chính phủ bù nhìn thay Bửu Lộc. Ngày 17-7-1955, theo chỉ đạo
của Mỹ, Diệm tuyên bố không hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất
nước và ngày 23-10-1955 đã tổ chức cái gọi là "trưng cầu dân ý" để phế
truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống.
Sau khi dựng lên chính quyền Ngô Đình Diệm, Mỹ - Diệm đã liên
tiếp mở các cuộc hành quân càn quét để bình định miền Nam, áp đặt chế
độ thực dân kiểu mới, chia cắt lâu dài đất nước ta. Thực chất, đây là một
cuộc chiến tranh đơn phương đẫm máu chống lại nhân dân miền Nam
trong tay không có vũ khí. Với chính sách "tố cộng", "diệt cộng", loại
cộng sản ra ngoài vòng pháp luật để trừng trị, và với khẩu hiệu "thà giết
nhầm hơn bỏ sót", chúng thẳng tay đàn áp tất cả các lực lượng chống
đối. Chỉ tính đến cuối năm 1955, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và
quần chúng cách mạng đã bị bắt và bị giết hại.
Đứng trước những biến đổi phức tạp nêu trên, lịch sử lại đặt cho
Đảng ta một yêu cầu bức thiết là phải vạch ra đường lối chiến lược đúng
đắn để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình mới của
đất nước và phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Xuất phát
từ việc nhận thức sâu sắc tình hình thế giới và đặc điểm cơ bản của tình
hình đất nước sau tháng 7-1954, trải nhiều hội nghị của Ban Chấp hành
Trung ương và Bộ Chính trị, chủ trương chiến lược cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn mới của Đảng đã từng bước hình thành.
1.2 Nhiệm vụ đặt ra cho nước ta sau tháng 7 – 1954
Phân tích tình hình đất nước ta tạm thời bị chia làm 2 miền, có hai
chế độ khác nhau, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung
ương đảng trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 xác định:
“Nhiệm vụ cách mạng của nhân dân ta trong giai đoạn hiện nay là:
tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa
bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa miền Bắc, đồng thời
đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực
hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng
một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu
mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo
vệ hoà bình ở Đông Nam Á và thế giới”.
Đảng ta nhận định rằng nếu trong giai đoạn cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân, việc kết hợp đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc với
nhiệm vụ chống phong kiến có tác dụng góp phần quyết định thắng
lợi, thì trong thời kỳ mới, việc kết hợp đúng đắn giữa nhiệm vụ xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và nhiệm vụ chống Mỹ, cứu
nước cũng có tác dụng quyết định đến thắng lợi của cách mạng
miền Nam.
Đảng ta phải giải quyết mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ cách mạng
ở hai miền trong lúc trên thế giới chưa có tiền lệ giải quyết thành
công vấn đề này. Đó cũng là vấn đề quan hệ giữa hoà bình và cách
mạng nổi lên thành vấn đề lý luận và thực tiễn nóng hổi, trong lúc
chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa dân tộc đang làm cho tình hình thêm
phức tạp.
Bên cạnh những khó khǎn, cách mạng Việt Nam cũng có nhiều
thuận lợi cơ bản: cách mạng nước ta đang ở thế thắng, phong trào
giải phóng dân tộc đã đánh đổ từng mảng lớn hệ thống thuộc địa
của chủ nghĩa đế quốc; lúc đó hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa
đang là lực lượng hùng mạnh.
Trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, với lợi ích dân tộc và nghĩa vụ quốc tế, Đảng ta đã từng
bước giải quyết mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (9-1960) đã quyết
định đường lối cách mạng chung của cả nước:
- "Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc.
- Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ
và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập
và dân chủ trong cả nước.
1.3. Thành quả đạt được sau hai cuộc cách mạng
Ở miền bắc, thực hiện đường lối chủ trương, chủ trương của đảng,
sau 21 năm nỗ lực phấn đấu, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đã
đạt được những thành tựu đáng tự hào. Một chế độ xã hội mới, chế độ xã
hội chủ nghĩa bước đầu được hình thành. Dù chiến tranh ác liệt, bị tổn
thất nặng nề về vật chất, thiệt hại lớn về người, song không có nạn đói,
dịch bệnh và sự rối loạn xã hội. Văn hoá, xã hội, y tế, giáo dục không
những được duy trì mà còn có sự phát triển mạnh. Sản xuất nông nghiệp
phát triển, công nghiệp địa phương được tăng cường.
Quân dân miền bắc đã đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, điển hình là chiến thắng lịch sử của trận “Điện Biên Phủ trên
không” trên bầu trời Hà Nội cuối năm 1972.
Miên Bắc không chỉ chia lửa với các chiến trường mà còn hoàn thành
suất xắc vai trò căn cứ địa của cách mạng cả nước và nhiệm vụ hậu
phương lớn đối với chiến trường miền Nam.
Ở miền Nam, với sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của đảng, quân dân ta
đã vượt nên mọi gian khổ hy sinh, bền bỉ và anh dũng chiến đấu, lần lượt
đánh bại các chiến lược chiến lược chiến tranh xâm lược của đế quốc
Mỹ. Trong giai đoạn 1954 – 1960 đã đánh bại “chiến tranh đơn phương”
của Mỹ - Nguỵ, đưa cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến
công; giai đoạn 1961 – 1965 đã giữ vững và phát triển thế tấn công,
đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ; giai đoạn 1965 –
1968 đã đánh bại chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ và chư hầu,
buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấp nhận ngồi vào bàn đàm
phán với ta tại pari; giai đoạn 1969 – 1975 đã đánh bại chiến lược “Việt
Nam hoá chiến tranh” của Mỹ và tay sai mà đỉnh cao là Đại thắng Mùa
Xuân 1975 với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đập tan toàn bộ chính
quyền địch, buộc chúng phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
II. Mối quan hệ giữa hai cuộc cách mạng
Hai nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và ở miền Nam thuộc
hai chiến lược khác nhau, song chúng có quan hệ mật thiết với
nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và đều có một mục tiêu
chung là thực hiện hoà bình thống nhất Tổ quốc, đều nhằm giải
quyết mâu thuẫn chung là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc
Mỹ và tay sai của chúng. Để giải quyết mâu thuẫn chung, mỗi
miền Nam, Bắc, có nhiệm vụ chiến lược riêng và giữ những vị trí
khác nhau: Nhiệm vụ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là:
“nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách
mạng nước ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà của nhân dân
ta”. Cách mạng miền Nam “có tác dụng quyết định trực tiếp đối
với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc
Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà, hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả
nước”. Thông qua thực hiện nhiệm vụ cách mạng ở mỗi miền mà
góp phần thực hiện nhiệm vụ chung của cả nước là hoàn thành độc
lập, thống nhất đất nước.
Đường lối trên biểu hiện tinh thần độc lập tự chủ, sáng tạo của
Đảng ta. Lý luận cũng như thực tiễn chứng minh đường lối tiến
hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền là
đúng đắn. Hai chiến lược đó chẳng những không mâu thuẫn mà
còn hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển.
Quá trình chỉ đạo cách mạng ở hai miền cũng là quá trình Đảng ta
cụ thể hoá thêm tư tưởng chiến lược của Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ III.
Trong khi đề ra nhiệm vụ cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc, Đảng không chỉ cǎn cứ vào tình hình miền Bắc, mà còn
cǎn cứ cả vào tình hình miền Nam. Đảng đề ra những chủ trương
chẳng những đáp ứng nguyện vọng của nhân dân miền Bắc, nhân
dân miền Nam, mà còn tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ của
tầng lớp trên ở miền Nam có tinh thần dân tộc, mở rộng mặt trận
dân tộc giải phóng. Bằng công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội ở
miền Bắc, vừa bảo đảm đời sống cho nhân dân miền Bắc, vừa tǎng
cường lực lượng làm hậu thuẫn và chi viện cho cách mạng miền
Nam.
Đảng lãnh đạo nhân dân miền Bắc phối hợp với nhân dân miền
Nam đấu tranh chống những thủ đoạn xâm lược, chiến tranh chống
phá của đế quốc Mỹ ở miền Nam và cả ở miền Bắc. Đồng thời
giáo dục nhân dân miền Nam nhận rõ vị trí quan trọng của cách
mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam là: trực tiếp làm thất bại mọi
chính sách xâm lược và nô dịch của đế quốc Mỹ và góp phần tích
cực bảo vệ miền Bắc, bảo vệ cǎn cứ địa cách mạng của cả nước,
tạo điều kiện cho miền Bắc giữ được hoà bình để tiến hành thắng
lợi sự nghiệp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong khi đề ra nhiệm vụ, phương pháp cách mạng ở miền Nam
cũng như khi quyết định mở những trận quyết chiến chiến lược,
Đảng phải cǎn cứ vào tình hình miền Nam và cả tình hình miền
Bắc, xem xét tác động của những thắng lợi sẽ giành được có ảnh
hưởng đối với miền Nam và cả đối với miền Bắc.
Tiến lên chủ nghĩa xã hội, lực lượng mọi mặt của miền Bắc sẽ
được tǎng cường nhanh chóng. Đảng có thể lãnh đạo nền kinh tế
theo hướng giải quyết khéo mâu thuẫn giữa sức người, sức của có
hạn với yêu cầu ngày càng lớn của sự nghiệp cách mạng của hai
miền.
Miền Bắc xã hội chủ nghĩa có lực lượng vững mạnh mới đủ sức
làm tròn nhiệm vụ cǎn cứ địa của cả nước, đủ sức tự bảo vệ, đánh
thắng hai cuộc chiến tranh phá hoại rất ác liệt của đế quốc Mỹ, có
đủ điều kiện chi viện cho cách mạng miền Nam, đồng thời làm
tròn nghĩa vụ quốc tế đối với hai nước Lào và Campuchia anh em.
Sự gắn bó chặt chẽ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc
và cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam làm cho thế và lực
của cách mạng cả nước cũng như của miền Nam không ngừng tǎng
lên. Nhờ vậy, cách mạng miền Nam đã sử dụng được sức mạnh
tổng hợp của cả nước để tiến công địch, đánh bại mọi chiến lược,
chiến thuật của đế quốc Mỹ và tay sai.
Kẻ địch cũng thấy được mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Chúng đánh phá miền Bắc, đặc biệt là đánh vào các đường giao
thông, các cơ sở kinh tế; xuyên tạc và lu loa rằng miền Bắc "xâm
lược miền Nam", v.v. chính là vì chúng nhận rõ vai trò của miền
Bắc xã hội chủ nghĩa và chúng phải đối phó trong thế thua ở miền
Nam. Đảng nhận định rằng, âm mưu và hành động phá hoại miền
Bắc của địch chỉ có thể chấm dứt chừng nào miền Nam được hoàn
toàn giải phóng. Nhờ nhận định đúng đắn đó, Đảng ta luôn luôn
sáng suốt, chủ động trong mọi tình huống.
Trong quá trình chỉ đạo cách mạng, Đảng đưa ra nhiều nhận định,
trong đó có hai nhận định thể hiện sâu sắc nhất việc Đảng nắm
vững mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.
Một là, tháng 3-1964, trong Hội nghị chính trị đặc biệt, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã kêu gọi: "Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp
lại cho đồng bào miền Nam ruột thịt".
Hai là, cuối nǎm 1965, khi quân viễn chinh Mỹ ồ ạt vào miền
Nam, Nghị quyết lần thứ 12 của Trung ương Đảng nêu cao quyết
tâm giữ vững chiến lược tiến công, giữ thế chủ động trên chiến
trường và nhất là kiềm chế và thắng địch ở miền Nam.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước cho phép
Đảng ta rút ra những kết luận quan trọng:
- "Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là thắng
lợi của cả hai chiến lược cách mạng được tiến hành đồng thời và
kết hợp chặt chẽ với nhau".
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ quyết định
nhất đối với sự phát triển của toàn bộ sự nghiệp cách mạng nước
ta, đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Đảng khẳng định:
"Không thể nào có thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước nếu không có miền Bắc xã hội chủ nghĩa, suốt mười sáu
nǎm qua, luôn luôn cùng một lúc phải làm hai nhiệm vụ chiến
lược". Dù có những sai lầm, khuyết điểm trong quá trình chỉ đạo
thực hiện do hạn chế lịch sử, chúng ta vẫn thấy kết luận trên của
Đảng là thoả đáng.
Đảng cũng kết luận cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
Nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với việc đánh đổ ách
thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai.
Đi đôi với việc coi trọng củng cố và bảo vệ hậu phương lớn miền
Bắc, nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh,
Đảng hết sức coi trọng việc xây dựng và phát triển thực lực cách
mạng ở miền Nam.
Nhờ đường lối cứu nước đúng đắn, tinh thần hy sinh anh dũng của
đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân, Đảng ta đã phát huy cao
độ nghị lực chiến đấu phi thường và sức sáng tạo vô tận của nhân
dân ta, khai thác những tinh hoa trong truyền thống bốn nghìn nǎm
của dân tộc.
Từ việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai chiến lược cách
mạng, Đảng ta đã giải quyết sáng tạo một loạt vấn đề lớn như đẩy
mạnh cách mạng và bảo vệ hoà bình thế giới, ở khu vực và hoà
bình tương đối ở ngay miền Bắc; giữa tiến công và bảo vệ ; bác
bỏ những quan điểm hữu khuynh và phiêu lưu.
Đảng ta có khả nǎng và có điều kiện giải quyết vấn đề trên do đã
từng hoạt động trong những hoàn cảnh đặc biệt. "Một Đảng thống
nhất lãnh đạo một nước tạm thời bị chia cắt làm đôi, tiến hành
đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau, đó là đặc điểm lớn
nhất và cũng là nét độc đáo của cách mạng nước ta từ tháng 7 nǎm
1954 đến tháng 5 nǎm 1975".
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: tại sao đường lối miền bắc và nam có mối quan hệ mật thiét với nhau, mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chiến lược do Đảng Lao động Việt Nam đề ra trong giai đoạn 1954-1975: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam., 4. Mối quan hệ giữa CMGPDT với CMXHCN., Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng DTDCND ở miền Nam giai đoạn 1954-1975?, cách mạng xphân tích vai trò và nhiệm vụ của cách mạng miền bắc trong sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất nước nhà hội chủ nghĩa ở miền Bắc có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của cách mạng cả nước, Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện mối quan hệ giữa đường lối chung của cách mạng cả nước với đường lối cách mạng ở 2 miền Nam, Bắc thời kỳ 1954 - 1975?, tính đúng đắng sáng tạo thực hiện 2 đường lối cmxhcn ở miền bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền nam, nêu biểu hiện của em về mối quan hệ giữa việt nam với các nc xhcn, . Mối quan hệ giữa cách mạng của hai miền Nam Bắc sau năm 1954, Phân tích những sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng giải phóng miền Nam từ 1954 đến 1969., tại sao Đảng xác định cách mạng miền Bắc và miền Nam có mối quan hệ mật thiết với nhau, tại sao Đảng xác định cách mạng miền Bắc và miền Nam có mối quan hệ mật thiết với nhau, Mối quan hệ giữa cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc miền Nam giai đoạn 1954-1975, lý luận chính trị bài học kinh nghiệm của đảng trong xây dựng căn cứ địa và hậu phương vững chắc trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân 1930-1975, Phân tích vị trí và mối quan hệ giữa hai chiến lược cách mạng, phân tích biện chứng kamf rõ mối quan hệ cách mạng việt nam giữa hai miền nam bắc năm 1954- 1975, Hãy phân tích nhiệm vụ cách mạng 2 miền Nam - Bắc và mối quan hệ cách mạng ở 2 miền được thông qua tại đường lối chung của cách mạng Việt Nam tại Đại hội III (9/1960), tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng quan hệ chặt chẽ với nhau: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Phân tích vị trí và mối quan hệ của chiến lược cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam trong đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?, mối quan hệ của miền nam với miền bắc, chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền.