rica17

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của việt nam và một số nước đông á
với các yêu cầu quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội đã tạo ra nhiều cạnh tranh ở các quốc gia trên thế giới. Tình trạng này đã đẩy mạnh đà tăng trưởng và cải thiện hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia trên thế giới. Lý do thúc đẩy nhu cầu về một hệ thống giáo dục chất lượng ngày càng cao là do sự đóng góp của giáo dục trong việc tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, cải thiện nguồn nhân lực (Glewwe et al., 2011). Vì vậy, nhiều quốc gia đã dành nhiều sự chú ý và đầu tư cho giáo dục. Ở Việt Nam, “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” (Nghị quyết 29). Trong năm 2019 khoảng 5,8% GDP hay 20% tổng chi ngân sách đã được chi cho giáo dục (MOET, 2019.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức đó, nghiên cứu về các đặc điểm người học với những đặc điểm khác biệt của cá nhân người học đã trở thành một hướng nghiên cứu quan trọng trong giáo dục thời kỳ hiện đại (El Mawas, Ghergulescu, Moldovan, & Muntean, 2018). Nhu cầu nghiên cứu này ngày càng trở nên cấp thiết khi mà môi trường học tập thông minh và các đặc điểm cá nhân hóa ngày càng trở nên rõ rệt về trình độ kiến thức, động cơ, phong cách học, sở thích và chiến lược học khác nhau. Nghiên cứu về đặc điểm người học và ảnh hưởng của đặc điểm người học đến kết quả học tập của học sinh đã thu hút nhiều nghiên cứu ở nhiều quốc gia và nhiều lĩnh vực trên thế giới. Ở Châu Á, nhiều tác giả nghiên cứu đặc điểm người học, so sánh các đặc điểm học tập của học sinh trong mối tương quan với nhiều quốc gia với nhau và so sánh với một số quốc gia phương Tây như E. S.-c. Ho (2009), Leung (2005). Theo tác giả này, nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, so sánh, lý giải nguyên nhân thành công của các quốc gia/vùng lãnh thổ đó dựa trên các đặc điểm người học Á Đông liên quan đến chiến lược học tập, giảng dạy và môi trường học tập, đặc biệt chú ý đến đặc điểm nhận thức và truyền thống văn hóa có sự thừa hưởng của các giá trị văn hóa phương Đông trong sự so sánh với các quốc gia Phương Tây. Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đó thường nghiên cứu các học sinh Châu Á trong những nghiên cứu tập trung, chưa phân biệt các nhóm khác nhau của người Châu Á (E. S.-c. Ho, 2009). Đây là một khoảng trống để các nhà nghiên cứu tiếp cận và cần lấp đầy trong tương lai.
Tham gia Chương trình Đánh giá quốc tế kết quả học tập học sinh (PISA) bắt đầu từ chu kỳ 2012 đến nay không chỉ là một trong những bước tiến của nước ta trong việc đổi mới kiểm tra kết quả học tập học sinh theo xu hướng hội nhập quốc tế mà còn là cơ hội để Việt Nam cũng như các nước đưa ra những góc nhìn về chính sách và thực tiễn giáo dục, giúp theo dõi các xu hướng trong việc chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng của học sinh giữa các nước tham gia và các nhóm dân cư khác nhau ở mỗi nước (OECD, 2013). Đây là một dữ liệu thứ cấp khổng lồ, có quy mô lớn và đáng tin cậy để kết nối, so sánh dưới góc độ quốc tế cho các quốc gia tham gia. Với sự tiến bộ của đo lường và đánh giá trong những năm gần đây về kết quả học tập của học sinh, nhiều nghiên cứu chỉ ra nhiều yếu tố liên quan đến nhà trường, gia đình, xã hội và bản thân ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh từ dữ liệu PISA. Tuy nhiên, ngoài các báo cáo phân tích chung được cung cấp bởi OECD, các nghiên cứu khai thác dữ liệu PISA Việt Nam còn rất hạn chế so với tiềm năng của nó. Do vậy, việc phân tích cơ sở dữ liệu PISA của Việt Nam để nghiên cứu các yếu tố tác động đến thành tích của học sinh Việt Nam có ý nghĩa quan trọng. Từ những lý do trên, chúng tui chọn đề tài “Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á” để thực hiện luận án Tiến sĩ.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập của người học dựa trên dữ liệu trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á; từ đó gợi mở suy nghĩ về các biện pháp hỗ trợ người học nâng cao kết quả học tập.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập của người học
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh Việt Nam và học sinh một số quốc gia Đông Á được lựa chọn tham gia PISA chu kỳ 2012, 2015.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Cần xây dựng mô hình nghiên cứu như thế nào để có thể đo lường, đánh giá một cách khoa học về mối quan hệ giữa giữa đặc điểm người học và kết quả học tập của người học?
2. Có thể xử lý các dữ liệu nào trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á để kiểm chứng mô hình đánh giá mối quan hệ giữa người học và kết quả học tập?
3. Có thể gợi ý những suy nghĩ như thế nào về giải pháp phát triển mối quan hệ tích cực giữa đặc điểm người học và kết quả học tập?
5. Giả thuyết nghiên cứu
1) Có thể dựa vào cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng mô hình đo lường, đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập phải ánh sự ảnh hưởng của đặc điểm nhân khẩu học, đặc điểm tâm lý, xã hội của người học đối với kết quả học tập trong những lĩnh vực cụ thể.
2) Có thể xử lý, phân tích các dữ liệu trong hai chu kỳ của PISA 2012 và 2015 để kiểm chứng mô hình đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập trong lĩnh vực toán học và lĩnh vực khoa học tự nhiên.
3) Để phát triển mối quan hệ tích cực giữa đặc điểm người học và kết quả học tập cần thực hiên các giải pháp đổi mới cách giáo dục của nhà trường, cụ thể là đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo ở người học.
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Đề tài giới hạn ở việc khai thác dữ liệu PISA chu kỳ 2012, chu kỳ 2015 (hai chu kỳ Việt Nam đã tham gia PISA và công bố kết quả) và phân tích mối quan hệ của các các nhân tố đặc điểm người học với kết quả thi PISA.
Vì lĩnh vực chính của PISA chu kỳ 2012 là Toán học, chu kỳ 2015 là Khoa học, nội dung đánh giá và các thông tin liên quan đến nhà trường, học sinh trong các bộ phiếu hỏi chủ yếu liên quan đến lĩnh vực chính được đánh giá của chu kỳ đó nên Luận án giới hạn phân tích ở lĩnh vực Toán học và Khoa học.
Về các quốc gia được lựa chọn nghiên cứu, các quốc gia còn lại được lựa chọn ngẫu nhiên theo tiêu chí ở mỗi nhóm theo điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia: Nhóm 1 gồm quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội cao và có thành tích PISA cao trên trung bình chung của OECD, thuộc top các quốc gia có kết quả cao nhất, cụ thể là Nhật Bản và Hàn Quốc; nhóm 2 gồm quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội thấp và có thành tích PISA cao trên trung bình chung của OECD, cụ thể là Việt Nam; nhóm 3 gồm quốc gia có điều kiện kinh tế - xã hội thấp và có thành tích PISA dưới mức trung bình chung của OECD, cụ thể là Indonesia và Thai Lan.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Tổng quan nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng khung lý thuyết đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập.
7.2. Căn cứ khung lý thuyết, thu thập và lựa chọn dữ liệu trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á để đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập.
7.3. Xử lý các dữ liệu đã được lựa chọn của Việt Nam và một số nước Đông Á để đánh giá sự ảnh hưởng của các đặc điểm người học đến kết quả học tập.
7.4. Phân tích bối cảnh và căn cứ kết quả nghiên cứu đề xuất giải pháp nhằm nâng cao kết quả học tập, góp phần cải thiện chất lượng giáo dục phổ thông ở Việt Nam.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Thu thập các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tổng quan và phân tích các tài liệu thu được để làm rõ các khái niệm nghiên cứu, các cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu.
8.2. Phương pháp thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu thứ cấp.
Phương pháp này được sử dụng để tiếp cận, thu thập, đánh giá các dữ liệu thứ cấp trong các kỳ thi PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á. Các dữ liệu trong các kỳ thi cần được xem xét, xử lý để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy cần thiết để tiếp tục phân tích thống kê làm rõ mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập.
8.3. Phương pháp thống kê phân tích các mối tương quan và hồi quy
Phương pháp này được áp dụng xử lý dữ liệu đã lựa chọn trong các kỳ thi PISA của Việt Nam và một số nước Đông Á để phân tích mối tương quan và hồi quy của các đặc điểm người học và kết quả học tập. Phương pháp này sử dụng phần mềm SPSS 22.0 và PISA data explore để thu thập, xử lý và phân tích thống kê đối với các số liệu được lựa chọn
8.4. Phương pháp phân tích tình huống
Phương pháp này được sử dụng để xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa các đặc điểm người học với kết quả học tập trong mối quan hệ với bối cảnh của Việt Nam và một số nước Đông Á. Phương pháp này cần được áp dụng để có thể đề xuất được giải pháp phù hợp với bối cảnh cụ thể là Việt Nam, có tính đến kinh nghiệm quốc tế rút ra từ phân tích so sánh Việt Nam với một số nước Đông Á.
9. Những đóng góp mới của Luận án
Về mặt lý luận, Luận án đóng góp những hiểu biết có tính khoa học, hệ thống về các khái niệm, các cách tiếp cận lý thuyết và phương pháp nghiên cứu, đánh giá mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập. Luận án đóng góp khung lý thuyết/ khung phân tích làm cơ sở khoa học cho việc thu thập, lựa chọn, đánh giá, xử lý, phân tích các dữ liệu cần thiết cho việc kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu đặt ra.
Về mặt thực tiễn, Luận án cung cấp các dữ liệu, các thông tin và các kết quả nghiên cứu là căn cứ và tài liệu khoa học cần được tham khảo trong việc đề xuất và thực thi các giải pháp nâng cao kết quả học tập của người học ở Việt Nam; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Luận án cung cấp cách tiếp cận lý thuyết, các dữ liệu, các thông tin và các giải pháp cho những người quan tâm đến lĩnh vực giáo dục phổ thông tham khảo, sử dụng trong hoạch định và thực thi chính sách giáo dục và trong quản trị trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Luận án đóng góp những vấn đề mới, tri thức mới và phương pháp mới góp phần phát triển lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục. tri thức và phương pháp đo lường, đánh giá trong giáo dục. Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy và người học quan tâm lĩnh vực đo lường, đánh giá trong giáo dục và nâng cao kết quả học tập và chất lượng giáo dục.
10. Cấu trúc của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, cấu trúc của luận án bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tổng quan nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập
Chương 2. Cơ sở lý luận và khung nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA
ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI HỌC VÀ KẾT QUẢ HỌC TẬP

1.1. Tổng quan nghiên cứu lý thuyết về mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập
1.1.1. Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)
Học tập là một loại hành vi có kế hoạch, do vậy có thể áp dụng cách tiếp cận lý thuyết hành vi có kế hoạch để nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả học tập (KQHT). Trong trường hợp này, đặc điểm người học có thể bao gồm đặc điểm thái độ, chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi. Đồng thời “hành vi” ở đây có thể được hiểu là hành vi học tập và được đo lường, đánh giá qua KQHT.
1.1.2. Lý thuyết tự quyết (Self – determination theory)
Lý thuyết tự quyết xuất hiện lần đầu tiên từ những năm 1970 trong các nghiên cứu so sánh liên quan đến động cơ bên trong, động cơ bên ngoài, và từ phát triển sự hiểu biết về vai trò ảnh hưởng của động cơ bên trong chi phối hành vi của một cá nhân (Lepper, Greene, & Nisbett, 1973).
1.1.3. Lý thuyết quy kết (Attribution theory)
ệc giải quyết vấn đề ảnh hưởng tích cực đến thành tích Toán ở Việt Nam và Hàn Quốc.
Về tỷ lệ giải thích của tổng hợp các nhân tố, tỷ lệ giải thích khá tương đương ở mô hình các nhân tố đặc điểm người học đến thành tích Khoa học (khoảng 21 – 31%) thì tỷ lệ giải thích ở mô hình các nhân tố đặc điểm người học đến thành tích Toán học chênh lệch hơn (28 – 44%). Hàn Quốc và Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ giải thích cao nhất ở môn Toán (lần lượt là 48%, 44%).
4. Một số hạn chế. Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp là kết quả của chu kỳ PISA 2012- 2015 do vậy kết quả xử lý, phân tích bị phụ thuộc vào mục đích và chất lượng của các dữ liệu này. Đặc biệt, các đặc điểm tâm lý, xã hội chủ yếu được đo lường, đánh giá một cách chủ quan theo cách học sinh tự đánh giá và khó tránh khỏi yếu tổ định tính chủ quan của người đánh giá. Hạn chế khác liên quan tới người học là học sinh trung học mà thiếu nhóm người học khác như học sinh trung học phổ thông, sinh viên đại học. Hạn chế nữa là kết quả học tập của nghiên cứu này chỉ giới hạn ở lĩnh vực toán học, lĩnh vực khoa học tự nhiên. Trong khi người học có thể học tập nhiều lĩnh vực khác và kết quả học tập có thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Do vậy, để bổ sung cho hạn chế của dữ liệu thứ cấp và tính chất chủ quan có thể có của phương pháp tự đánh giá, rất cần những nghiên cứu khác với quy mô lớn bao quát nhiều người học thuộc các cấp bậc giáo dục và dựa vào phương pháp đo lường, đánh giá khách quan về đặc điểm tâm lý, xã hội và kết quả học tập của trong các lĩnh vực khác nhau.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top