hotgay_boy90

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phân tích khái niệm dân chủ, khái niệm pháp luật để phân tích sự tương tác giữa chúng, xác định những hình thức biểu hiện cơ bản và tính chất mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, từ đó đưa ra những nhận xét về việc thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật ở Việt Nam trong những điều kiện lịch sử cụ thể, xác định những điều kiện hiện nay của Việt Nam để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện mối quan hệ này
MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Dân chủ và pháp luật đã là những giá trị tiến bộ, văn minh của nhân loại
trong lịch sử. Trong điều kiện hiện nay, quá trình dân chủ hóa và nhấn mạnh vai trò
của pháp luật trở thành xu hướng phổ biến và tất yếu của xã hội quốc gia và xã hội
toàn cầu [Huntington SP (1993, 2003); Amartya Sen (2002a, 2002b), Fukuyama F
(1989), O'donnell G (2001, 2004), Peerenboom R (2000)…] Đối với Việt Nam, dân
chủ và pháp quyền đã được đặt ra và là biến đổi có tính chất quan trọng nhất trong
lý luận và thực tế của cách mạng Việt Nam từ sau 1986 thể hiện trong cương lĩnh
phát triển đất nước và Hiến pháp 1992 sửa đổi,
Mặc dù có sự thống nhất cao về giá trị tiến bộ của dân chủ và pháp luật nhưng
nhận thức về dân chủ, pháp luật rất đa dạng và khác biệt kể cả trong lịch sử, hiện
tại thậm chí trong tương lai khi người ta bắt đầu nói đến dân chủ trong không gian
điện tử. Từ sự khác biệt trong nhận thức về dân chủ và pháp luật, sự thực hiện dân
chủ và pháp luật không chỉ là đa dạng mà còn là sự bất đồng, mâu thuẫn sâu sắc ở
mọi nơi và mọi cấp độ về việc đánh giá các điều kiện thực hiện dân chủ và pháp
luật trên trên thực tế để lựa chọn những cách thức thích hợp để thực hiện dân chủ
và pháp luật. Nếu như nhận thức và thực hiện dân chủ và pháp luật rất đa dạng và
còn nhiều bất đồng thì mối quan hệ giữa chúng ít nhất cũng bất đồng ở mức độ
tương tự bởi vì quan niệm về dân chủ và pháp luật khác nhau dẫn đến sự khác nhau
trong nhận thức về nội dung, tính chất mối quan hệ giữa chúng. Trong nhận thức,
dân chủ và pháp luật là hai khái niệm khác nhau, nhưng trên thực tế, trong nhiều
trường hợp, những hiện tượng, sự kiện diễn ra chúng ta không thể tách biệt dân chủ
và pháp luật, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật về tổ chức và thực hiện quyền lực
nhà nước.
Với cách tiếp cận chức năng, dân chủ và pháp luật cũng chính là những phương
thức quản lý của nhà nước và xã hội và vì thế những cách này không thể
triệt tiêu và loại trừ lẫn nhau trong việc đạt đến mục đích chung là giải phóng con
người. Hơn nữa, nếu coi dân chủ và pháp luật là hai phương tiện tổ chức và quản lý
xã hội nhằm giải phóng và phát triển con người thì chúng ta không thể chọn để sử
dụng một trong hai mà phải chọn cả hai. Đồng thời, việc sử dụng hai phương tiện
này không được phép xung đột, triệt tiêu hiệu quả của chúng và ảnh hưởng chung
đến sự phát triển bền vững của xã hội. Về mặt khách quan, dân chủ và pháp luật với
tư cách là những giá trị tiến bộ chúng không thể đối lập và triệt tiêu lẫn nhau và
mong muốn của nhân loại là sự hài hòa, thống nhất giữa dân chủ và pháp luật.
Trong thực tế lịch sử, không phải lúc nào mối quan hệ này cũng tốt đẹp. Việc thực
hiện pháp luật đôi khi lại trói buộc và kìm hãm dân chủ và thực hiện dân chủ chưa
đồng bộ có thể dẫn đến sự phá vỡ trật tự pháp luật. Nếu thực hiện quá trình dân chủ
hóa nhà nước, xã hội và quản lý xã hội bằng pháp luật không có sự tương thích và
đồng bộ, thì thực hiện chúng trong mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại tích cực
với nhau lại càng khó khăn hơn.
Đối với Việt Nam, chúng ta đã thực hiện dân chủ và thực hiện dân chủ bằng
pháp luật hơn 60 năm và cũng nằm trong điều kiện phát triển dân chủ chung của thế
giới nhưng dường như kết quả đạt được chưa đáng để tự hào vì nhiều nơi, nhiều lúc
vẫn còn hiện tượng mất dân chủ nghiêm trọng. Đồng thời, quá trình xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật dân chủ, tiến bộ để quản lý xã hội cũng như hội nhập
quốc tế vẫn cần cố gắng nhiều hơn. Nguyên nhân của vấn đề phải chăng xuất
phát từ nhận thức và thực hiện dân chủ và pháp luật cũng như mối quan hệ giữa
chúng ?. Tín hiệu tích cực là Đảng cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh việc thực hiện
dân chủ song song với việc thiết lập chế độ pháp quyền và điều này đã được cụ thể
hóa trong Hiến pháp 1992 sửa đổi. Tuy nhiên, tầm quan trọng của việc xác định tính
chất, nội dung mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật vẫn chỉ mới bắt đầu hơn là
một kết quả và việc thực hiện mối quan hệ này một cách toàn diện trên thực tế cần
phải có sự tìm tòi khám phá nhiều hơn nữa.
Tóm lại, mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật là sự cần thiết khách quan
với những ai mong muốn thực hiện dân chủ và pháp luật. Với ý những ý nghĩa như
trên, mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật có ý nghĩa lý thuyết và thực tiễn sâu
sắc, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam hiện nay.
2/ Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Dân chủ là một chủ đề được quan tâm từ rất lâu trong lịch sử. Thời kỳ cổ đại,
những triết gia nổi tiếng như Xôcrat, Platon, Aristôtle.. đã phân tích rất kỹ về các chế độ trong đó có chế độ dân chủ và đã có những đóng góp nhất định trong việc
xác định khái niệm dân chủ và bước đầu định hình những chế độ dân chủ, mặc dù,
theo Arixtôtle và Platon, chế độ dân chủ không phải là tối ưu. Trong thời kỳ trung
cổ, những phân tích về dân chủ bắt đầu đặt nền móng cho quan niệm về dân chủ cận
đại thể hiện dưới dạng những học thuyết, quan điểm của chủ nghĩa tự do và chống
lại thế lực của nền quân chế với những học thuyết nhằm chế ngự quyền lực chuyên
chế ra đời như thuyết phân quyền, chủ nghĩa lập hiến, quyền tự nhiên….Với cách
mạng tư sản, dân chủ đã có sự thay đổi rất lớn và đã đặt nền móng cơ bản cho nền
dân chủ hiện đại, thể hiện trong thuyết chủ quyền thuộc về nhân dân, khế ước xã
hội, chế độ đại diện….
Hiện nay, những kết quả nghiên cứu về dân chủ rất đồ sộ và đa dạng. Dân
chủ xã hội chủ nghĩa được phân tích rất kỹ trong tập 37 của Lê nin, trong Tuyển tập
Mác – Ăngghen. Dân chủ của các học giả Mácxít nhấn mạnh tính chất giai cấp và
dân chủ cho đa số nhân dân lao động, thực hiện chuyên chính đối với giai cấp bóc
lột và xóa bỏ bóc lột nên dân chủ luôn gắn với chuyên chính vô sản. Dân chủ được
các học giả tư sản hiện đại nghiên cứu khá chi tiết và rất đa dạng. Tiếp cận dân chủ
dưới góc độ chính trị và xã hội học có những tác giả nổi tiếng như Robert A Dalh
trong cuốn On Democracy, David Beetham với cuốn Democracy and Humman
right hay Armatya Sen với cuốn Phát triển là quyền tự do. Tiếp cận dân chủ về
mặt lịch sử có Sorensen Geore trong cuốn Democracy and democratization
proccess and prospect in changing world. Thậm chí có những tác giả nghiên cứu
thực chứng về dân chủ như: Adam Przeworski MA và Fernando Limongi trong
công trình What Makes Democracies Endure. Những tác giả này đã chỉ ra dân chủ
xuất hiện và bền vững gắn với mức thu nhập bình quân đầu người cụ thể. Xu hướng
phổ biến nghiên cứu về dân chủ của các tác giả theo quan điểm tư sản hiện nay là
gắn dân chủ với kinh tế, xã hội và văn hóa. Ví dụ, Larry Diamon, Francis
Fukuyama, Robert Putnam, Suri Ratanapala, Samuel Hutington… Những tác giả
này đã tìm hiểu dân chủ trong mối quan hệ với xã hội dân sự, các loại vốn xã hội,
vốn con người, vốn đạo đức và văn hóa. Thậm chí những học giả còn quá tôn sùng
dân chủ tư sản đến mức cho rằng mô hình dân chủ tự do kiểu Mỹ là tận cùng của
lịch sử (Fukuyama, The end of history). Cũng có những quan điểm tuy không đối
lập với dân chủ nhưng cổ vũ cho một thể chế trật tự, tập trung quyền lực và cho
rằng đó là điều kiện để phát triển. Người đề xuất quan điểm về “giá trị Châu Á” nổi
tiếng này là cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu. Dù các nhà chính trị học đã
đề cập đến sự liên hệ giữa dân chủ và pháp luật và xem xét pháp luật là phương
tiện, điều kiện thực hiện dân chủ (David Beetham, Robert A Dahl…) nhưng vẫn
chưa cho thấy chưa thấy vai trò của dân chủ đối với pháp luật và sự liên hệ chặt chẽ
giữa dân chủ với pháp luật.
Tình hình nghiên cứu về pháp luật cũng giống với dân chủ đã có một lịch sử
phát triển rất lâu đời với những quan điểm, trường phái chính như: Pháp trị ở Trung
Quốc, Pháp luật tự nhiên ở Tây Âu, Chủ nghĩa pháp luật thực định, quan điểm của
chủ nghĩa bình quyền về pháp luật, chủ nghĩa pháp lý thực dụng. Những công trình
nghiên cứu mang tính chất lý luận về pháp luật rất phong phú như: Lý thuyết về nhà
nước và pháp luật của Hankelsen; Khái niệm pháp luật của L A Hart; Triết lý pháp
luật của Raymon Wark, Coleman…Về cơ bản, các học giả pháp lý tư sản chia thành
hai trường pháp chính là trường phái Pháp luật tự nhiên, Pháp luật thực định với
cách tiếp cận khác nhau về nguồn gốc và chức năng của pháp luật. Mặc dù dân chủ
được các luật gia xem xét như là một tính chất, một yêu cầu hay một giá trị của xã
hội hay của hệ thống pháp luật mà thể hiện trong những nghiên cứu về Nhà nước
pháp quyền, các học giả như: O'Donnell G, Peerenboom R, Allan TRS…gắn với
tính chất dân chủ và đưa ra khái niệm về mô hình Nhà nước pháp quyền dân chủ.
Các nhà khoa học pháp lý như trên đã tìm hiểu dân chủ như là một giá trị, một tính
chất của pháp luật nhưng chưa phân tích vai trò thể chế của dân chủ đối với pháp
luật hay sự tương tác hai chiều, thống nhất giữa dân chủ và pháp luật. Nói cách
khác, dù sự nghiên cứu về dân chủ và pháp luật rất đồ sộ, nhưng những nghiên cứu
về mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật chưa thực sự phổ biến và toàn diện.
Những nghiên cứu về pháp luật hay dân chủ đã có sự liên hệ nhất định nhưng chưa
đặt dân chủ và pháp luật là các bên trong mối quan hệ có sự tương tác qua lại với
nhau. Những nghiên cứu chỉ tìm hiểu mối liên hệ, không phải là quan hệ giữa dân
chủ và pháp luật theo những nội dung cụ thể và trong một phạm vi nhất định, chưa
đặt dân chủ trong môi trường thể chế pháp lý và ngược lại. Chưa nhấn mạnh việc
thực hiện dân chủ cần pháp luật gắn kết với việc xây dựng và thực hiện pháp luật
phải theo những cách dân chủ. Chính vì vậy, Neal Tate C giáo sư khoa học
chính trị Mỹ đã cho rằng: “Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật, từ trước đến nay
vẫn chưa được coi trọng” (30, tr. 24-29).
Các học giả Việt Nam cũng đã có những nghiên cứu về Nhà nước pháp
quyền và dân chủ như: Giáo sư, tiến sỹ Đào Trí Úc, PGS Nguyễn Đăng Dung, Giáo
sư Hòang Văn Hảo, PGS Lê Minh Thông, GS Hoàng Chí Bảo, PGS Hoàng Thị Kim
Quế….Đồng thời có rất nhiều công trình cấp nhà nước như Nhà nước pháp quyền
của Trung tâm Khoa học xã hội nhân văn, Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa của
Viện nghiên cứu Chủ nghĩa xã hội khoa học…Những nghiên cứu này đã ít nhiều đề
cập đến sự liên hệ giữa dân chủ và pháp luật. Nhưng trong lĩnh vực khoa học pháp
lý, chưa có một công trình nào tìm hiểu một cách toàn diện và hệ thống về mối quan
hệ giữa dân chủ và pháp luật, đặt dân chủ và pháp luật như là các bên trong mối
quan hệ thống nhất, hài hòa với nhau.
3/ Mục đích và nhiệm vụ của luận án
Chính vì tính cấp thiết và tình hình nghiên cứu về mối quan hệ giữa dân chủ
và pháp luật như trên cho nên, mục đích của luận án tập trung phân tích khái niệm
dân chủ và pháp luật, sự cần thiết của mối quan hệ giữa chúng, những hình thức
biểu hiện quan trọng nhất và sự tương tác qua lại giữa dân chủ và pháp luật và đối
chiếu với việc thực hiện và những điều kiện để thực hiện trên thực tế mối quan hệ
này ở Việt Nam. Từ đó đưa ra những giải pháp hoàn pháp lý căn bản nhằm hoàn
thiện việc thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trên cơ sở các điều kiện
kinh tế xã hội cụ thể của Việt Nam.
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ đặt ra là phân tích khái niệm dân
chủ, khái niệm pháp luật để có thể phân tích sự tương tác giữa chúng. Một nhiệm vụ
cũng rất quan trọng khác là xác định cho được những hình thức biểu hiện cơ bản và
tính chất của mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật. Dựa vào hình thức biểu hiện
cơ bản và nội dung tương tác giữa dân chủ và pháp luật, luận án đánh giá, nhận xét
việc thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật ở Việt Nam trong những điều
kiện lịch sử cụ thể và xác định những điều kiện hiện nay của Việt Nam. Trên cơ sở
đó, đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện việc thực hiện mối quan hệ giữa dân chủ
và pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

vinnycoi

New Member
Re: Mối quan hệ giữa dân chủ và pháp luật trong điều kiện Việt Nam hiện nay : Luận án TS. Luật: 62 38 01 01

Mình xin link bản full với admin,
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top