Constantinos

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng luôn đạt ở mức cao và có sự mở rộng của nhiều thành phần kinh tế. Các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt rất phát triển,đã và đang tạo ra được những thị trường sôi nổi trong hầu hết các ngành nghề kinh doanh.
Khi nền kinh tế thị trường càng phát triển, tạo ra sự khác biệt giữa quyền sở hữu và quyền quản lý tài sản. Sự cách biệt đó tạo nên một mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau, phát sinh những mối quan tâm bên ngoài cũng như trong đơn vị về công việc kinh doanh của đơn vị. Từ đó, yêu cầu đặt ra đối với sự minh bạch của các thông tin tài chính đối với toàn bộ nền kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp là hết sức cần thiết.
Ngành kiểm toán là một ngành mới ra đời ở Việt Nam, tuy nhiên nó lại có tác dụng to lớn trong thực tiễn. Kiểm toán đã khẳng định được vai trò to lớn của mình trong nền kinh tế các nước. Kiểm toán đảm bảo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán được chấp hành nghiêm chỉnh, thông tin tài chính được trình bày một cách trung thực và hợp lý…Từ đó giúp các nhà quản lý hiểu rõ công ty mình hơn rồi đi đến các quyết định chiến lược kinh doanh hợp lý hay nó giúp nhà đầu tư có cái nhìn khách quan, đúng đắn về công ty mình định đầu tư...
Yếu tố làm nên sự thành công của một cuộc kiểm toán là nhận định chính xác rủi ro kiểm toán và thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán cả về mặt chất lượng và số lượng làm cơ sở cho kiểm toán viên đưa ra ý kiến đúng đắn. Trên thực tế, rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán có mối quan hệ mật thiết với nhau, rủi ro kiểm toán quyết định bằng chứng kiểm toán. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đó, em chọn đề tài “Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam” với hy vọng tìm hiểu chi tiết hơn về rủi ro và bằng chứng kiểm toán cũng như mối quan hệ giữa rủi ro và bằng chứng kiểm toán.
Tuy đây là một đề tài tương đối rộng nhưng dưới sự hướng dẫn của cô Tạ Thu Trang cộng với sự hiểu biết, tìm tòi cá nhân em đã hoàn thành sơ lược về đề án này.
Đề án của em gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán
Chương 2: Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán
Chương 3: Nhận xét và giải pháp

















CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ RỦI RO KIỂM TOÁN VÀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Lý luận chung về rủi ro kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng trong kiểm toán báo cáo tài chính
1.1.1 Khái niệm rủi ro kiểm toán
Rủi ro luôn tồn tại trong kinh doanh. Không nằm ngoài quy luật đó, kiểm toán cũng là một nghề mà trong đó chứa đựng những loại rủi ro khác nhau. Cụ thể trong kiểm toán tài chính, do những hạn chế về mặt pháp lý đối với kiểm toán viên hay hạn chế của hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ hay do những hành vi thông đồng của nhà quản lý và nhân viên …mà gian lận và sai sót luôn tồn tại ở các mức độ khác nhau. Chính điều này là nguyên nhân tạo ra các loại rủi ro khác nhau trong kiểm toán nói chung cũng như trong kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng.
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 (VSA 400), rủi ro kiểm toán là rủi ro do kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu.
Rủi ro kiểm toán, theo cách tiếp cận của Alvin. Arens (Auditing – An integrated approach), là rủi ro mà kiểm toán viên kết luận báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý và do đó một ý kiến chấp nhận toàn phần được đưa ra trong khi thực tế báo cáo tài chính vẫn còn có những sai phạm trọng yếu.
Cả hai khái niệm về kiểm toán đều cho thấy rủi ro kiểm toán là yếu tố rất quan trọng mà kiểm toán viên phải xem xét trước mỗi cuộc kiểm toán. Rủi ro kiểm toán luôn luôn tồn tại, ngay cả khi cuộc kiểm toán được lập kế hoạch chu đáo và được thực hiện một cách thận trọng bởi đội ngũ kiểm toán viên lành nghề. Trên thế giới đã có không ít những trường hợp các công ty kiểm toán lớn phải đối mặt với nguy cơ phá sản do thất bại trong việc đưa ra ý kiến đúng đắn về sự trung thực và hợp lý trong việc trình bày các báo cáo tài chính.
Do đối tượng kiểm toán là những thông tin được kiểm toán qua nhiều giai đoạn bằng các bộ máy kiểm toán khác nhau nên rủi ro kiểm toán cũng được xác định tương ứng với đối tượng kiểm toán từng loại: Rủi ro tiềm tàng (IR), rủi ro kiểm soát (CR), rủi ro phát hiện (DR).
1.1.2 Các thành phần của rủi ro kiểm toán
1.1.2.1 Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hay tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.
Rủi ro tiềm tàng trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác của mô hình rủi ro kiểm toán là một trong những khái niệm quan trọng nhất của kiểm toán. Điều này thể hiện ở việc kiểm toán viên nên cố gắng đoán sai sót dường như có nhiều khả năng xảy ra nhất hay hiếm khi xảy ra trong các phần hành khác nhau của các báo cáo tài chính. Thông tin về rủi ro tiềm tàng ảnh hưởng đển số lượng bằng chứng kiểm toán viên cần thu thập và cách thức cũng như nỗ lực của kiểm toán viên trong việc thu thập đầy đủ các bằng chứng cần thiết với các phần hành khác nhau.
Khi lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán chi tiết, kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán và từ đó xác định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư hay loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu. Mức độ đánh giá rủi ro tiềm tàng là căn cứ quan trọng để dự kiến các công việc, thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện cho các nghiệp vụ, các khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính, hay các nghiệp vụ, các khoản mục mà kiểm toán viên đánh giá là có rủi ro tiềm tàng cao.
Trong thực tế, kiểm toán viên dựa vào các xét đoán chuyên môn của mình khi đánh giá rủi ro tiềm tàng trên các phương diện báo cáo tài chính và số dư tài khoản hay loại nghiệp vụ.
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
Kiểm toán đã và đang khẳng định được vai trò quan trọng của mình trên nền kinh tế các nước. Việc nghiên cứu mối quan hệ của rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán là vô cùng quan trọng; nó như là tiền đề, cơ sở để kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn sao cho hợp lý, từ đó lên kế hoạch cho việc thu thập bằng chứng trong quá trình kiểm toán. Qua đề án trên, chúng ta hiểu khái quát và chi tiết hơn về rủi ro và bằng chứng kiểm toán:
_Khái niệm rủi ro kiểm toán, rủi ro kiểm toán gồm những thành phần nào, mô hình rủi ro kiểm toán và cách xác định được rủi ro kiểm toán mong muốn…
_Khái niệm bằng chứng kiểm toán, các loại bằng chứng kiểm toán và các phương pháp xác định-giải pháp giảm thiểu rủi ro…
Từ đó, ta hiểu biết thêm về mối quan hệ giữa chúng để những kiến thức nhất định khi tiến hành một cuộc kiểm toán.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập tại Việt Nam

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Tính tích cực nhận thức và mối quan hệ của nó với kết quả học tập của sinh viên Luận văn Sư phạm 0
R Mối quan hệ giữa đặc điểm người học và kết quả trong các chu kỳ đánh giá PISA của Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ giữa giá chứng khoán và tỷ giá hối đoái – Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và giá chứng khoán Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu đặc điểm giải phẫu hệ thống cân cơ nông vùng mặt và mối liên quan với thần kinh mặt Y dược 0
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp và tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top