Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I
LÝ THUYẾT LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
I. Lạm phát
1, Khái niệm lạm phát.
- Lạm phát: là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
- Tỷ lệ lạm phát:là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nó được xác định theo công thức:
Gp(%)=
Trong đó: gp là tỷ lệ lạm phát (%)
Ip1 là chỉ số giá cả của kỳ nghiên cứu
Ip0 là chỉ số giả cả của kỳ được chọn làm gốc để so sánh
2, Phân loại lạm phát.
Căn cứ vào mức độ lạm phát:
• Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát dưới 10%. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không tăng cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn…Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý yên tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro.
• Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với 2 hay 3 con số một năm. Ở mức này lạm phát làm cho giá cả tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế. Điều này sẽ làm người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc và không cho vay tiền ở mức lãi suất thông thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
• Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng rất nhanh, tiền lương thực tế giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn.
Căn cứ vào định tính:
• Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng :
* Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền kinh tế nói chung.
* Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động. Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra .
• Lạm phát đoán trước được và lạm phát bất thường:
* Lạm phát đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống, đến kinh tế .
* Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện. Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút.
3, Nguyên nhân gây ra lạm phát
Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ-tín dụng-ngân hàng, bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hay tăng hay giảm tỉ lệ lạm phát.
Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan khác như chính trị xã hội, thiên tai bão lụt, tìnhtrạng thất nghiệp, nền sản xuất…
II. Thất nghiệp
1, Khái niệm
- Thất nghiệp: là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp: là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
Cách tính tỷ lệ thất nghiệp
u = =
trong đó: U là số người thất nghiệp
L là lực lượng lao động
s là tỷ lệ mất việc
f là tỷ lệ tìm được việc
2, Phân loại thất nghiệp
2.1: Theo loại hình thất nghiệp
• Thất nghiệp chia theo giới tính.
• Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ
• Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
• Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…
2.2: Theo lý do thất nghiệp
• Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.
• Bỏ việc: người lao động tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan.
• Nhập mới: những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm.
• Tái nhập: những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
2.3: Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
• Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hay công việc làm khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình.
• Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối cung và cầu cục bộ trên thị trường lao động.
• Thất nghiệp thiếu cầu (thất nghiệp chu kỳ): xảy ra khi cầu chung về lao động giảm xuống.
• Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: do các yếu tố ngoài thị trường gây ra.
2.4: Theo phân tích hiện đại về thất nghiệp:
• Thất nghiệp tự nguyện: là những người tự nguyện không muốn làm việc do công việc và mức tiền công tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình.
• Thất nghiệp không tự nguyện: là những người muốn làm việc ở mức tiền công hiện hành nhưng vẫn không có việc làm.
• Thất nghiệp tự nhiên: là thất nghiệp khi thị trường lao động đạt cân bằng.
III.Tăng trưởng kinh tế và công cụ phản ánh
1.Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ mỗi giai đoạn của một quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này so với thời kỳ trước.
gt =
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hay bằng số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng) – đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hay kỳ gốc.
Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới góc độ chất lượng. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm sau:
+Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài.
+Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế trong mỗi thời kỳ.
+Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao.
+Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống kinh tế xã hội.
+Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
2.Các công cụ phản ánh
Để phản ánh tăng trưởng kinh tế , các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP – một chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế .
Để phản ánh rõ hơn về tăng trưởng kinh tế, người ta thiết lập mô hình tăng trưởng kinh tế có tên là: “ mô hình solow “ . Mô hình solow chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng. Mô hình còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống giữa các nước. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước không phải lúc nào cũng dương mà trong thời kì khủng hoảng , nền kinh tế suy thoái thì mức tăng trưởng kinh tế sẽ đạt giá trị âm.
Chương III.
GIẢI PHÁP
CHO THẤT NGHIỆP, LẠM PHÁT
I. Giải pháp chống lạm phát.
1. Chống lạm phát bằng cách hạn chế sức cầu tổng gộp.
Chống lạm phát bằng cách giảm cầu chúng ta thực hiện chính sách tài khóa chặt và tiền tệ chặt hay cùng một lúc sử dụng kết hợp cả hai chính sách. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể bổ sung hỗ trợ thông qua chính sách thu nhập, bằng cách kiểm soát giá và lương. Thực chất là làm giảm tổng cầu, đẩy đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, kết quả là giá giảm và sản lượng giảm. Nhưng dịch chuyển đường tổng cầu cũng rất thận trọng để tránh việc chống lạm phát lại đưa đất nước vào tời kỳ suy thoái, công ăn việc làm ít đi.
2.Gia tăng sức cung tổng gộp.
Chống lạm phát bằng giải pháp tăng cung có thể thực hiện theo hai hướng, giảm chi phí sản xuất, hay tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, làm dịch chuyển đường AS sang phải, kết quả là sản lượng tăng và giá cả giảm.
3. Một số biện pháp của chính phủ.
1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
2. Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
4. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.
5. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông.
6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản.
7. Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.
II. Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.
Theo quan điểm của Keynes là thực hiện các giải pháp chống suy thoái như: sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tiền tệ mở rộng. Khi các chính sách này phát huy tác dụng, tổng cầu sẽ tăng. Kết quả là công ăn việc làm tăng, thất nghiệp giảm. Ngoài ra còn một số giải pháp sau:
1. tăng cường hoạt động của dịch vụ về giới thiệu việc làm.
2. tăng cường đào tạo và đạo tạo lại nguồn nhân lực.
3. tạo thuận lợi cho di cư lao động.
4. giảm thuế suất biên đối với thu nhập.
5. cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.
6. khuyến khích đầu tư tư nhân.
7. giảm việc can thiệp trực tiếp của Chính phủ về các chính sách phi thị trường lao động.
Một số giải pháp hạn chế tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam:
- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.
- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
- Hạn chế tăng dân số.
Nhà nước:
Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở rộng sản xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn luôn gắn liền với năng suất ngày càng cao. Cùng với đó là quá trình đầu tư, thay đổi cong nghệ sản xuất.
Nước ta với ngành nông nghiệp là ngành chiếm người lao động cao nhất. Do đó cần phát triển hơn nữa kinh tế nông nghiệp nông thôn, mở rộng các vùng chuyên canh có qui mô lớn nhằm thu hút được nhiều lao đông hơn.
Xây dựng và phục hồi các làng nghề truyền thống để tạo việc làm cho nhân dân địa phương.
Tăng cường xuất khẩu lao động. Hiện nay số lượng người Việt Nam đi xuất khẩu lao động là khá lớn, hầu hết đều tập trung ở khu vực nông thôn.
Nhà nước hay các tổ chức xã hội cũng thường xuyên có những chương trình nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, hay những chương trình dạy nghề, đào tạo lại hay tạo việc làm cho sinh viên khi ra trường. Đồng thời nhà nước cũng cần hoàn chỉnh hệ thống giáo dục hơn nữa để tăng tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề cao phục vụ tốt cho công việc.
Luật bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng, hỗ trợ những người đi làm và bị cho nghỉ ngoài ý muốn.
Chính phủ sẽ cho vay ưu đãi lãi suất thấp đối với những người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm nhất là đối với thanh niên chưa có việc làm. Cùng với đó Chính phủ cũng hỗ trợ các hoạt động khai thác, mở thị trường tiếp nhận lao động, hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các đối tượng chính sách vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Chương I
LÝ THUYẾT LẠM PHÁT, THẤT NGHIỆP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
I. Lạm phát
1, Khái niệm lạm phát.
- Lạm phát: là sự tăng lên liên tục của mức giá trung bình theo thời gian.
- Tỷ lệ lạm phát:là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ tăng thêm hay giảm bớt của mức giá chung kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Nó được xác định theo công thức:
Gp(%)=
Trong đó: gp là tỷ lệ lạm phát (%)
Ip1 là chỉ số giá cả của kỳ nghiên cứu
Ip0 là chỉ số giả cả của kỳ được chọn làm gốc để so sánh
2, Phân loại lạm phát.
Căn cứ vào mức độ lạm phát:
• Lạm phát vừa phải còn gọi là lạm phát một con số, chỉ số lạm phát dưới 10%. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động tương đối. Trong thời kỳ này, nền kinh tế hoạt động bình thường, đời sống của người dân ổn định. Sự ổn định đó được biểu hiện là giá cả tăng chậm, lãi suất tiền gửi và tiền vay không tăng cao, không xảy ra tình trạng mua bán và tích trữ hàng hóa với số lượng lớn…Có thể nói lạm phát vừa phải tạo tâm lý yên tâm cho người lao động chỉ trông chờ vào thu nhập. Trong thời gian này các hãng kinh doanh có khoản thu nhập ổn định, ít rủi ro.
• Lạm phát phi mã xảy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với 2 hay 3 con số một năm. Ở mức này lạm phát làm cho giá cả tăng lên nhanh chóng, gây biến động lớn về kinh tế. Điều này sẽ làm người dân tích trữ hàng hóa, vàng bạc và không cho vay tiền ở mức lãi suất thông thường. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
• Siêu lạm phát xảy ra khi lạm phát tăng lên với tốc độ cao vượt xa lạm phát phi mã, tốc độ lưu thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng rất nhanh, tiền lương thực tế giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn.
Căn cứ vào định tính:
• Lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng :
* Lạm phát cân bằng: Tăng tương ứng với thu nhập thực tế của người lao động, tăng phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống hàng ngày của người lao động và đến nền kinh tế nói chung.
* Lạm phát không cân bằng: Tăng không tương ứng với thu nhập của người lao động. Trên thực tế loại lạm phát này cũng thường hay xảy ra .
• Lạm phát đoán trước được và lạm phát bất thường:
* Lạm phát đoán trước: là loại lạm phát xảy ra hàng năm trong một thời kì tương đối dài và tỷ lệ lạm phát ổn định đều đặn. Loại lạm phát này có thể đoán trước được tỷ lệ của nó trong các năm tiếp theo. Về mặt tâm lý, người dân đã quen với tình trạng lạm phát đó và đã có sự chuẩn bị trước. Do đó không gây ảnh hưởng đến đời sống, đến kinh tế .
* Lạm phát bất thường: xảy ra đột biến mà có thể từ trước chưa xuất hiện. Loại lạm phát này ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống người dân vì họ chưa kịp thích nghi. Từ đó mà loại lạm phát này sẽ gây ra biến động đối với nền kinh tế và niềm tin của nhân dân vào chính quyền có phần giảm sút.
3, Nguyên nhân gây ra lạm phát
Thứ nhất là lạm phát có thể xảy ra do tác động chủ quan của hệ thống tiền tệ-tín dụng-ngân hàng, bất cứ một sự biến đổi nhỏ nào của hệ thống này đều có tác động hay tăng hay giảm tỉ lệ lạm phát.
Thứ hai là lạm phát cũng chịu ảnh hưởng của một số điều kiện khách quan khác như chính trị xã hội, thiên tai bão lụt, tìnhtrạng thất nghiệp, nền sản xuất…
II. Thất nghiệp
1, Khái niệm
- Thất nghiệp: là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm.
- Tỷ lệ thất nghiệp: là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.
Cách tính tỷ lệ thất nghiệp
u = =
trong đó: U là số người thất nghiệp
L là lực lượng lao động
s là tỷ lệ mất việc
f là tỷ lệ tìm được việc
2, Phân loại thất nghiệp
2.1: Theo loại hình thất nghiệp
• Thất nghiệp chia theo giới tính.
• Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ
• Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
• Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…
2.2: Theo lý do thất nghiệp
• Mất việc: người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó.
• Bỏ việc: người lao động tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan.
• Nhập mới: những người lần đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm.
• Tái nhập: những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm.
2.3: Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp
• Thất nghiệp tạm thời: xảy ra khi người lao động đang trong thời gian tìm kiếm việc làm hay công việc làm khác tốt hơn, phù hợp với nhu cầu riêng của mình.
• Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự thay đổi cơ cấu kinh tế làm mất cân đối cung và cầu cục bộ trên thị trường lao động.
• Thất nghiệp thiếu cầu (thất nghiệp chu kỳ): xảy ra khi cầu chung về lao động giảm xuống.
• Thất nghiệp theo lý thuyết cổ điển: do các yếu tố ngoài thị trường gây ra.
2.4: Theo phân tích hiện đại về thất nghiệp:
• Thất nghiệp tự nguyện: là những người tự nguyện không muốn làm việc do công việc và mức tiền công tương ứng chưa phù hợp với mong muốn của mình.
• Thất nghiệp không tự nguyện: là những người muốn làm việc ở mức tiền công hiện hành nhưng vẫn không có việc làm.
• Thất nghiệp tự nhiên: là thất nghiệp khi thị trường lao động đạt cân bằng.
III.Tăng trưởng kinh tế và công cụ phản ánh
1.Tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là một trong những vấn đề cốt lõi của lý luận về phát triển kinh tế. Tăng trưởng và phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu của tất cả các nước trên thế giới, là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ mỗi giai đoạn của một quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này so với thời kỳ trước.
gt =
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập hay sản lượng được tính cho toàn bộ nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). Tăng trưởng kinh tế có thể biểu thị bằng số tuyệt đối (quy mô tăng trưởng) hay bằng số tương đối (tỷ lệ tăng trưởng) – đó là tỷ lệ phần trăm giữa sản lượng tăng thêm của thời kỳ nghiên cứu so với mức sản lượng của thời kỳ trước đó hay kỳ gốc.
Tăng trưởng kinh tế còn được xem xét dưới góc độ chất lượng. Chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện ở sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế, thể hiện qua các đặc điểm sau:
+Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài.
+Cơ cấu chuyển dịch kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn nền kinh tế trong mỗi thời kỳ.
+Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao.
+Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống kinh tế xã hội.
+Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái.
2.Các công cụ phản ánh
Để phản ánh tăng trưởng kinh tế , các nhà kinh tế sử dụng số liệu về GDP – một chỉ tiêu phản ánh tổng thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế .
Để phản ánh rõ hơn về tăng trưởng kinh tế, người ta thiết lập mô hình tăng trưởng kinh tế có tên là: “ mô hình solow “ . Mô hình solow chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng. Mô hình còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống giữa các nước. Sự tăng trưởng kinh tế của các nước không phải lúc nào cũng dương mà trong thời kì khủng hoảng , nền kinh tế suy thoái thì mức tăng trưởng kinh tế sẽ đạt giá trị âm.
Chương III.
GIẢI PHÁP
CHO THẤT NGHIỆP, LẠM PHÁT
I. Giải pháp chống lạm phát.
1. Chống lạm phát bằng cách hạn chế sức cầu tổng gộp.
Chống lạm phát bằng cách giảm cầu chúng ta thực hiện chính sách tài khóa chặt và tiền tệ chặt hay cùng một lúc sử dụng kết hợp cả hai chính sách. Bên cạnh đó chúng ta cũng có thể bổ sung hỗ trợ thông qua chính sách thu nhập, bằng cách kiểm soát giá và lương. Thực chất là làm giảm tổng cầu, đẩy đường tổng cầu dịch chuyển sang trái, kết quả là giá giảm và sản lượng giảm. Nhưng dịch chuyển đường tổng cầu cũng rất thận trọng để tránh việc chống lạm phát lại đưa đất nước vào tời kỳ suy thoái, công ăn việc làm ít đi.
2.Gia tăng sức cung tổng gộp.
Chống lạm phát bằng giải pháp tăng cung có thể thực hiện theo hai hướng, giảm chi phí sản xuất, hay tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, làm dịch chuyển đường AS sang phải, kết quả là sản lượng tăng và giá cả giảm.
3. Một số biện pháp của chính phủ.
1. Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.
2. Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách. Đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước và đầu tư của doanh nghiệp nhà nước hiện chiếm khoảng 45% tổng đầu tư xã hội. Cắt giảm nguồn đầu tư này sẽ làm giảm áp lực về cầu, giảm nhập siêu, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
3. Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
4. Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.
5. Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông.
6. Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản.
7. Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.
II. Giải pháp hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp.
Theo quan điểm của Keynes là thực hiện các giải pháp chống suy thoái như: sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tiền tệ mở rộng. Khi các chính sách này phát huy tác dụng, tổng cầu sẽ tăng. Kết quả là công ăn việc làm tăng, thất nghiệp giảm. Ngoài ra còn một số giải pháp sau:
1. tăng cường hoạt động của dịch vụ về giới thiệu việc làm.
2. tăng cường đào tạo và đạo tạo lại nguồn nhân lực.
3. tạo thuận lợi cho di cư lao động.
4. giảm thuế suất biên đối với thu nhập.
5. cắt giảm trợ cấp thất nghiệp.
6. khuyến khích đầu tư tư nhân.
7. giảm việc can thiệp trực tiếp của Chính phủ về các chính sách phi thị trường lao động.
Một số giải pháp hạn chế tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam:
- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của họ bị thu hồi thì có thể dể dàng chuyển sang làm những ngành nghề khác.
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.
- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
- Hạn chế tăng dân số.
Nhà nước:
Xây dựng và phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, mở rộng sản xuất tạo nhiều việc làm tốt, thu nhập khá và ổn định luôn luôn gắn liền với năng suất ngày càng cao. Cùng với đó là quá trình đầu tư, thay đổi cong nghệ sản xuất.
Nước ta với ngành nông nghiệp là ngành chiếm người lao động cao nhất. Do đó cần phát triển hơn nữa kinh tế nông nghiệp nông thôn, mở rộng các vùng chuyên canh có qui mô lớn nhằm thu hút được nhiều lao đông hơn.
Xây dựng và phục hồi các làng nghề truyền thống để tạo việc làm cho nhân dân địa phương.
Tăng cường xuất khẩu lao động. Hiện nay số lượng người Việt Nam đi xuất khẩu lao động là khá lớn, hầu hết đều tập trung ở khu vực nông thôn.
Nhà nước hay các tổ chức xã hội cũng thường xuyên có những chương trình nhằm tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, hay những chương trình dạy nghề, đào tạo lại hay tạo việc làm cho sinh viên khi ra trường. Đồng thời nhà nước cũng cần hoàn chỉnh hệ thống giáo dục hơn nữa để tăng tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề cao phục vụ tốt cho công việc.
Luật bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng, hỗ trợ những người đi làm và bị cho nghỉ ngoài ý muốn.
Chính phủ sẽ cho vay ưu đãi lãi suất thấp đối với những người thất nghiệp, người thiếu việc làm, các hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trang trại, làng nghề có khả năng tạo nhiều việc làm nhất là đối với thanh niên chưa có việc làm. Cùng với đó Chính phủ cũng hỗ trợ các hoạt động khai thác, mở thị trường tiếp nhận lao động, hỗ trợ cấp bù chênh lệch lãi suất đối với các đối tượng chính sách vay vốn đi làm việc ở nước ngoài.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links