Link tải luận văn miễn phí cho ae
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu quan hệ văn hóa Tày-Việt qua truyện kể dân gian. Trình bày mối quan hệ văn hóa Tày-Việt qua khảo sát so sánh kiểu truyện người anh hùng kiến tạo thế giới, kiến tạo vũ trụ và kiểu truyện người anh hùng văn hóa, người anh hùng chiến trận chống giặc ngoại xâm, qua đó phác họa nét tương đồng và dị biệt giữa văn hóa-văn học dân gian Tày và văn hóa-văn học dân gian Việt, nhằm lý giải nguyên nhân tương đồng, dị biệt giữa hai nền văn hóa bằng các cứ liệu lịch sử, văn hóa, xã hội
Luận án TS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Giá trị thời sự của đề tài:
1.1.1. Cuộc sống hiện đại trong sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh như
vũ bão đã làm cho nhu cầu nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc và văn hoá tộc người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Coi trọng văn
hoá truyền thống chính là coi trọng nền tảng sức mạnh tinh thần của dân tộc. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khoá VIII đã nêu rõ: "Di sản văn hoá là
tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để
sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. cần hết sức coi trọng, bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hoá truyền thống" [13, tr.63]. Xu thế trở về cội nguồn để
khẳng định những giá trị văn hoá truyền thống là hướng đi mang tính tất yếu của
thời đại.
1.1.2. Trong bối cảnh toàn cầu hoá của thời đại mới, việc khẳng định giá trị
văn hoá truyền thống từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau vừa là yêu cầu và vừa là
thách thức đối với nhiều nhà nghiên cứu. Nhà thơ Cù Huy Cận đã khẳng định trong
buổi toạ đàm về tuyên ngôn toàn cầu hoá về đa dạng văn hoá của Unesco vào ngày
23/8/2002: "Việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống hiện nay là một vấn đề
cực kỳ quan trọng trước nguy cơ đồng dạng văn hoá, áp đặt các nền văn hoá của các
nước phát triển với những quốc gia nhỏ bé. Điều này sẽ làm cho bản sắc văn hoá bị
biến dạng và mất đi nét đặc trưng của nó…"[161]. Một trong những vấn đề mang
tính thời sự của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là ủng hộ đa dạng văn hoá và
chống lại nguy cơ đồng dạng văn hoá. Muốn làm được điều đó, trước tiên mỗi dân
tộc phải tự khẳng định được bản sắc văn hoá đặc thù của chính dân tộc mình trên
con đường tiếp xúc hội nhập. Với cái nhìn tổng thể, văn hoá được hiểu là một phạm
trù rất năng động với đủ các khía cạnh về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm…
Với cách hiểu đó, văn hoá đã khắc hoạ nên sắc thái diện mạo của mỗi vùng, miền,
mỗi quốc gia dân tộc. Đúng như nhận định của Trần Quốc Vượng, "Việt Nam là
một quốc gia nhưng là một quốc gia đa tộc… song nền văn hoá Việt Nam lại rất đa
dạng, theo thời gian diễn triển, theo không gian gia đình - làng xã, vùng miền - tộc
người… theo các mối giao lưu rồi giao thoa, hỗn chủng, đan xen, hỗn dung, tiếp
xúc biến đổi, biến dạng nhưng cuối cùng vẫn hội tụ - kết tinh và định hình một nền
văn hoá Việt Nam" [305, tr.199]. Như vậy, hướng nghiên cứu mối quan hệ văn hoá
tộc người trong cộng đồng Việt Nam thống nhất cần được sự quan tâm đặc biệt của
nhiều ngành nghiên cứu.
1.1.3. Nói như Tô Ngọc Thanh, nền văn hoá Việt Nam “là nền văn hoá kết
tinh những giá trị văn hoá các tộc người, đồng thời lại là cơ sở cho quá trình giao
lưu giữa các nền văn hoá tộc người để trở nên mạnh hơn, rộng hơn, nhanh hơn
khiến cho văn hoá mỗi tộc người giàu có hơn và phát triển nhanh hơn" [196, tr.37].
Nghiên cứu quan hệ văn hoá giữa tộc người chủ thể Kinh (Việt) với các tộc người
khác sẽ làm sáng tỏ quy luật phát triển theo hướng trao đổi, tiếp thu văn hoá bằng
hoà hợp dân tộc để xây dựng nền văn hoá thống nhất nhưng lại mang phong cách
độc đáo của mỗi tộc người. Cái độc đáo trong văn hoá của từng tộc người đã góp
phần tạo nên diện mạo chung của văn hoá Việt Nam, có những yếu tố riêng mang
tính đặc thù bên cạnh những yếu tố chung mang tính phổ quát.
Trong đại gia đình các tộc người Việt Nam, tộc người Tày là tộc người có số
dân đông thứ hai sau người Kinh (Việt), có quan hệ gắn bó với người Kinh theo
suốt chiều dài của lịch sử từ thời mở nước đến tận ngày nay. Mối quan hệ văn hoá
Tày - Việt là mối quan hệ đặc biệt, cần được bảo lưu và phát triển.
1.2. Giá trị lý luận của đề tài:
1.2.1. Kho tàng văn học dân gian cổ truyền, nhất là kho tàng truyện kể dân
gian của các tộc người Việt Nam chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống vô
giá đã được truyền giao qua nhiều thời đại. Qua truyện kể dân gian chúng ta có thể
nhận diện được nguồn gốc các loại hình văn hoá với đặc trưng vùng, địa phương rõ
nét cùng với phong tục tập quán, tôn giáo của một tộc người hay của cả một dân
tộc. Vì thế, khai thác, giải mã truyện kể dân gian để tìm ra những giá trị văn hoá
truyền thống tiềm ẩn qua nhiều lớp nghĩa là lý do mang tính học thuật đầu tiên.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu quan hệ văn hóa Tày-Việt qua truyện kể dân gian. Trình bày mối quan hệ văn hóa Tày-Việt qua khảo sát so sánh kiểu truyện người anh hùng kiến tạo thế giới, kiến tạo vũ trụ và kiểu truyện người anh hùng văn hóa, người anh hùng chiến trận chống giặc ngoại xâm, qua đó phác họa nét tương đồng và dị biệt giữa văn hóa-văn học dân gian Tày và văn hóa-văn học dân gian Việt, nhằm lý giải nguyên nhân tương đồng, dị biệt giữa hai nền văn hóa bằng các cứ liệu lịch sử, văn hóa, xã hội
Luận án TS. Văn học dân gian -- Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1.1. Giá trị thời sự của đề tài:
1.1.1. Cuộc sống hiện đại trong sự hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh như
vũ bão đã làm cho nhu cầu nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn
hoá dân tộc và văn hoá tộc người trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Coi trọng văn
hoá truyền thống chính là coi trọng nền tảng sức mạnh tinh thần của dân tộc. Nghị
quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ V khoá VIII đã nêu rõ: "Di sản văn hoá là
tài sản vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để
sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hoá. cần hết sức coi trọng, bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hoá truyền thống" [13, tr.63]. Xu thế trở về cội nguồn để
khẳng định những giá trị văn hoá truyền thống là hướng đi mang tính tất yếu của
thời đại.
1.1.2. Trong bối cảnh toàn cầu hoá của thời đại mới, việc khẳng định giá trị
văn hoá truyền thống từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau vừa là yêu cầu và vừa là
thách thức đối với nhiều nhà nghiên cứu. Nhà thơ Cù Huy Cận đã khẳng định trong
buổi toạ đàm về tuyên ngôn toàn cầu hoá về đa dạng văn hoá của Unesco vào ngày
23/8/2002: "Việc bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống hiện nay là một vấn đề
cực kỳ quan trọng trước nguy cơ đồng dạng văn hoá, áp đặt các nền văn hoá của các
nước phát triển với những quốc gia nhỏ bé. Điều này sẽ làm cho bản sắc văn hoá bị
biến dạng và mất đi nét đặc trưng của nó…"[161]. Một trong những vấn đề mang
tính thời sự của nhiều quốc gia trên thế giới hiện nay là ủng hộ đa dạng văn hoá và
chống lại nguy cơ đồng dạng văn hoá. Muốn làm được điều đó, trước tiên mỗi dân
tộc phải tự khẳng định được bản sắc văn hoá đặc thù của chính dân tộc mình trên
con đường tiếp xúc hội nhập. Với cái nhìn tổng thể, văn hoá được hiểu là một phạm
trù rất năng động với đủ các khía cạnh về tinh thần, vật chất, tri thức, tình cảm…
Với cách hiểu đó, văn hoá đã khắc hoạ nên sắc thái diện mạo của mỗi vùng, miền,
mỗi quốc gia dân tộc. Đúng như nhận định của Trần Quốc Vượng, "Việt Nam là
một quốc gia nhưng là một quốc gia đa tộc… song nền văn hoá Việt Nam lại rất đa
dạng, theo thời gian diễn triển, theo không gian gia đình - làng xã, vùng miền - tộc
người… theo các mối giao lưu rồi giao thoa, hỗn chủng, đan xen, hỗn dung, tiếp
xúc biến đổi, biến dạng nhưng cuối cùng vẫn hội tụ - kết tinh và định hình một nền
văn hoá Việt Nam" [305, tr.199]. Như vậy, hướng nghiên cứu mối quan hệ văn hoá
tộc người trong cộng đồng Việt Nam thống nhất cần được sự quan tâm đặc biệt của
nhiều ngành nghiên cứu.
1.1.3. Nói như Tô Ngọc Thanh, nền văn hoá Việt Nam “là nền văn hoá kết
tinh những giá trị văn hoá các tộc người, đồng thời lại là cơ sở cho quá trình giao
lưu giữa các nền văn hoá tộc người để trở nên mạnh hơn, rộng hơn, nhanh hơn
khiến cho văn hoá mỗi tộc người giàu có hơn và phát triển nhanh hơn" [196, tr.37].
Nghiên cứu quan hệ văn hoá giữa tộc người chủ thể Kinh (Việt) với các tộc người
khác sẽ làm sáng tỏ quy luật phát triển theo hướng trao đổi, tiếp thu văn hoá bằng
hoà hợp dân tộc để xây dựng nền văn hoá thống nhất nhưng lại mang phong cách
độc đáo của mỗi tộc người. Cái độc đáo trong văn hoá của từng tộc người đã góp
phần tạo nên diện mạo chung của văn hoá Việt Nam, có những yếu tố riêng mang
tính đặc thù bên cạnh những yếu tố chung mang tính phổ quát.
Trong đại gia đình các tộc người Việt Nam, tộc người Tày là tộc người có số
dân đông thứ hai sau người Kinh (Việt), có quan hệ gắn bó với người Kinh theo
suốt chiều dài của lịch sử từ thời mở nước đến tận ngày nay. Mối quan hệ văn hoá
Tày - Việt là mối quan hệ đặc biệt, cần được bảo lưu và phát triển.
1.2. Giá trị lý luận của đề tài:
1.2.1. Kho tàng văn học dân gian cổ truyền, nhất là kho tàng truyện kể dân
gian của các tộc người Việt Nam chứa đựng những giá trị văn hoá truyền thống vô
giá đã được truyền giao qua nhiều thời đại. Qua truyện kể dân gian chúng ta có thể
nhận diện được nguồn gốc các loại hình văn hoá với đặc trưng vùng, địa phương rõ
nét cùng với phong tục tập quán, tôn giáo của một tộc người hay của cả một dân
tộc. Vì thế, khai thác, giải mã truyện kể dân gian để tìm ra những giá trị văn hoá
truyền thống tiềm ẩn qua nhiều lớp nghĩa là lý do mang tính học thuật đầu tiên.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links