tctuvan

New Member
Câu 1: Trình bày khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế, so sánh sự khác biệt giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước thông qua những ví dụ cụ thể. Trên cơ sở sự so sánh này, hãy phác thảo dáng một nhà quản trị kinh doanh quốc tế trong điều kiện hiện nay.
Bài làm
Khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế: Quản trị kinh doanh Quốc tế là quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực đang có và sẽ có
So sánh sự khác biệt giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước
* Chủ thể tham gia kinh doanh:
- Kinh doanh quốc tế : hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, các quốc gia với nhau
- Kinh doanh trong nước : hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ quốc gia, giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó
Ví dụ cụ thể:
- Kinh doanh quốc tế : Việt Nam xuất khẩu gạo sang Phillipines, Malaysia, Singapore, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc…
 Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản..
 Việt Nam nhập khẩu nhiều thiết bị máy móc từ Trung Quốc, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
 Chủ thể kinh doanh là Việt Nam, Philippines, Malayxia, Singapore, Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản…
- Kinh doanh trong nước : Nhiều mặt hàng được sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thiết yếu phục vụ chính nhu cầu của người dân trong nước như: mặt hàng thực phẩm, đồ gia dụng,…
 Chủ thể kinh doanh là các doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu dùng trong nước.
* Không gian kinh doanh: kinh doanh quốc tế có không gian rộng, tạo ra sự khác biệt về khí hậu, thời tiết giữa các quốc gia cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, chi phí vận chuyển lớn hơn…
Ví dụ cụ thể : Việt Nam xuất khẩu cà phê sang nhiều nước khác nhau như Hoa Kỳ, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản…Khí hậu Việt Nam khác với khí hậu các nước này, vì vậy mà việc bảo quản, vận chuyển cần rất cẩn thận nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
* Sự khác biệt về quy định
- Kinh doanh trong nước sử dụng luật, những quy định trong nước
- Kinh doanh quốc tế sử dụng thông lệnh quốc tế hay do 2 bên quyết định sử dụng luật của nước nào
Ví dụ cụ thể: Việt Nam xuất khẩu cà phê luật áp dụng là luật thương mại Việt Nam và Công ước Vienna về mua bán hàng hóa quốc tế.
* Kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng phạm vi thị trường. Điều này khó có thể đạt được nếu doanh nghiệp chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh trong nước
dáng của một nhà quản trị kinh doanh quốc tế hiện nay
Một nhà quản trị kinh doanh quốc tế hiện nay không chỉ phải đáp ứng tốt những yêu cầu mà một nhà kinh doanh trong nước phải có. Mà bên cạnh đó, cần có thêm những yếu tố sau:
- Một nhà quản trị kinh doanh quốc tế phải năng lực tốt, kỹ năng giao tiếp với khách hàng nhất là những khách hàng nước ngoài
- Kĩ năng quản lý có thể coi là quan trọng nhất đối với một nhà quản trị. Kĩ năng quản lý bao gồm quản lý công việc chung của doanh nghiệp và công việc riêng của cá nhân. Quản lý công việc của doanh nghiệp không đơn thuần là giám sát nhân viên cấp dưới mà đòi hỏi nhà quản trị phải có đầu óc, tầm nhìn hoạch định chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác toàn cầu như hiện nay. Phải luôn đặt ra câu hỏi “Thị trường trong 5 năm, 10 năm, 15 năm tới như thế nào?, Doanh nghiệp sẽ ở đâu trên thị trường đó?” Nhà quản trị không chỉ là người có khả năng xây dựng kế hoạch mà còn phải có trách nhiệm giám sát, theo dõi, thực hiện, hoàn thành kế hoạch đó.
- Có kĩ năng ứng xử và giao tiếp. Kĩ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh hoạt, kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản trị kinh doanh. Đối với quản trị kinh doanh quốc tế thì kĩ năng này lại rất quan trọng. Mục tiêu của kĩ năng này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối tượng giao tiếp. Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn và thương lượng
- Để có thể làm tốt kĩ năng giao tiếp thì đối với nhà quản trị kinh doanh quốc tế cần trang bị cho mình vốn ngoại ngữ tốt. Ngoại ngữ được coi là công cụ không thể thiếu, nó là cầu nối giữa các nhà quản trị với các doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài, với kho kiến thức đồ sộ của thế giới. Có ngoại ngữ tốt, nhà quản trị sẽ không chỉ giao tiếp tốt hơn mà còn có điều kiện tiếp cận với nguồn kiến thức chuyên môn của các nước khác trên thế giới
- Kiến thức chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp và kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, kinh tế, chính trị quốc tế và xu hướng phát triển chủ đạo. Phải luôn cập nhật và chủ động tích lũy kiến thức
- Tiếp nhận và xử lý thông tin một cách hiệu quả. Nhà quản trị phải biết nhận dạng vấn đề, triệu chứng, nguyên nhân và xử lý các thông tin để đưa ra giải pháp chính xác trong thời gian ngắn nhất. Nhà quản trị phải có khả năng phát triển và sáng tạo các phương pháp giải quyết vấn đề mới cho chính mình và doanh nghiệp
- Ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn và sự quyết tâm cũng là điều không thể thiếu. Trong môi trường kinh doanh quốc tế, có rất nhiều rủi ro, cơ hội cũng như thách thức. Nhà quản trị phải có nghị lực và lòng kiên nhẫn để có thể vượt qua những thử thách trong môi trường khốc liệt này.
- Bên cạnh những tiêu chuẩn trên thì còn có yêu cầu về sức khỏe, kinh nghiệm, biết tuyển dụng nhân tài

Câu 2: Trình bày vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua những ví dụ thực tế đối với các chủ thể của Việt Nam (chú ý đến tình hình thời sự liên quan đến vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế trong thời gian gần đây)
Bài làm:
Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với các chủ thể của Việt Nam
Lấy ví dụ về Công ty Cổ phần Docimexco
- Công ty Cổ phần Docimexco là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực xuất khẩu gạo, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chế biến đông lạnh và nhập khẩu phân bón, nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp, kinh doanh bất động sản.
- Công ty Cổ phần Docimexco là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam về lĩnh vực xuất khẩu gạo, sản phẩm nông nghiệp, thủy sản chế biến đông lạnh và nhập khẩu phân bón, nguyên vật liệu sản xuất nông nghiệp, kinh doanh bất động sản.
- Thị trường xuất khẩu chính của Công ty cổ phần Docimexco đều là các thị trường khó tính, có yêu cầu cao về chất lượng hàng nhập khẩu như: EU, Mỹ,...


Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế đối với Docimexco nói riêng và các chủ thể hoạt động kinh doanh quốc tế Việt Nam
* Hoạt động kinh doanh quốc tế mang lại cho Docimexco nguồn doanh thu lớn, tăng ngoại tệ.


các bạn download bản doc đầy đủ về xem
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top