Download miễn phí Đề tài Một số biện pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện công tác QLCL ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG, QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP 5
I/ QUAN NIỆM VỀ SẢN PHẨM, CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG .4
1- Quan niệm mới về sản phẩm dưới góc độ kinh doanh 5
2- Nhu cầu của khách hàng 7
3- Quan niệm về chất lượng sản phẩm. 8
4- Quan niệm về khách hàng 10
5- Quan niệm về chi phí chất lượng 11
II/ QUAN NIỆM VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, HỆ CHẤT LƯỢNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN 12
1- Khái niệm về quản lý chất lượng, hệ chất lượng 12
2- Các công cụ của quản lý chất lượng 13
3- Những nhận thức cơ bản để đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng 13
4- Phân tích các nhân tố tác động tới quản lý chất lượng ở doanh nghiệp 13
5- TQM và ISO 9000 đối với các doanh nghiệp Việt nam 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ. 13
I/ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ. 13
1- Lời giới thiệu 13
2- Lịch sử hình thành và phát triển của Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá. 13
3- Tìm hiểu về công tác tiêu thụ - thị trường ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá. 13
4- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm qua 13
5- Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy trong thời gian tới 13
II/ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, KỸ THUẬT CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ. 13
1- Đặc điểm về cơ cấu tổ chức quản lý ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá.36
2- Đặc điểm về tình hình lao động ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá 13
3- Đặc điểm về nguyên vật liệu.45
4- Đặc điểm về máy móc thiết bị và quy trình công nghệ ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá.46
5- Đặc điểm về nguồn vốn 13
III. THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ. 13
1. Thực trạng về chất lượng sản phẩm ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá 13
2. Thực trạng về công tác QLCL ở Nhà máy Thuốc Lá Thanh Hoá. 13
3. Những tồn tại chủ yếu về chất lượng và quản lý chất lượng 13
4. Những nguyên nhân của sự thiếu sót trên. 13
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở NMTLTH 13
I. XÁC ĐỊNH ĐÚNG ĐẮN QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TRONG THỜI GIAN TỚI. 13
II. CÁC BIỆN PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI VÀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG Ở NHÀ MÁY THUỐC LÁ THANH HOÁ.76
A.Nhóm biện pháp liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc lá của nhà máy. 76
B.Nhóm biện pháp liên quan đến đổi mới và hoàn thiện công tác QLCL sản phẩm. 82
KẾT LUẬN.91
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-de_tai_mot_so_bien_phap_nham_doi_moi_va_hoan_thien_cong_tac.jhM8WQp40K.swf /tai-lieu/de-tai-mot-so-bien-phap-nham-doi-moi-va-hoan-thien-cong-tac-qlcl-o-nha-may-thuoc-la-thanh-hoa-82097/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
* Phân xưởng I (phân xưởng lá sợi): Với nhiệm vụ chính là biến lá thuốc lá sợi thuốc. Phân xưởng lá sợi phải thực hiện một loạt các công việc như gỡ lá, xé lá, chọn lá, tẩm hương liệu, sấy lá, thái sợi và sấy sợi. Sau đó biến sợi thuốc thành điếu thuốc.
Máy móc thiết bị sản xuất chính trong phân xưởng này là các lò sấy, lò lên men, các máy thái sợi, máy cuốn điếu và dây chuyền chế biến sợi.
* Phân xưởng II (phân xưởng bao mềm): là phân xưởng đóng bao mềm (vỏ bao bằng giấy mềm).
Phân xưởng này có nhiệm vụ vận hành các máy bao mềm để biến thuốc điếu thành bao thuốc hoàn chỉnh.
* Phân xưởng III (phân xưởng bao cứng): Là phân xưởng đóng bao cứng (vỏ bao bằng hộp cứng). Nhiệm vụ của phân xưởng này là vận hành các máy bao cứng để biến thuốc điếu thành bao thuốc hoàn chỉnh.
* Phân xưởng cơ khí: Chuyên bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, sản xuất phụ tùng thay thế, xây dựng, sửa chữa, bảo quản các thiết bị truyền dẫn, lo các vấn đề về cơ khí cho nhà cửa, đường ống nước trong nhà máy và khu dân dụng.
* Phân xưởng phụ: Nhiệm vụ chính là sản xuất các phụ liệu như: Đầu lọc, nhãn, giấy tút, hộp giấy. . .dùng cho sản xuất sản phẩm và bao gói sản phẩm.
- Ngoài ra để đảm bảo đời sống tinh thần và quyền lợi cho người lao động, quan tâm đến đời sống của từng cán bộ công nhân viên, từng gia đình trong nhà máy thì trong nhà máy còn có các tổ chức quần chúng khác như Đảng uỷ, công đoàn, thanh niên, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ.
Nhiệm vụ của các tổ chức này là giúp cho người lao động có sinh hoạt tập thể phù hợp, tạo nên tinh thần đoàn kết, lối sống lành mạnh, đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Khi tìm hiểu cơ cấu quản trị của Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá, thấy nổi bật lên nhiều điểm, trong đó có cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, thể hiện như sau:
- Về mặt tích cực:
Thứ nhất, bộ máy quản trị của nhà máy đã thực hiện tốt chế độ một thủ trưởng. Có sự chỉ huy sản xuất và quản lý kinh doanh theo một ý chí thống nhất tuyệt đối, kỷ luật hết sức nghiêm, hoạt động theo nguyên tắc thống nhất từ trên xuống dưới.
Thứ hai, trong cơ cấu tổ chức trực tuyến tham mưu của nhà máy, các phòng ban đã làm tốt công tác tham mưu cho Giám đốc. Phát huy tốt năng lực chuyên sâu về chuyên môn của các phòng ban, phân xưởng. Ngoài ra, công tác kiểm tra kiểm soát cả các phòng ban tới phân xưởng cũng được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
Tuy nhiên, nó cũng lộ rõ mặt hạn chế:
Thứ nhất, chưa tạo được sự phối hợp giữa các phòng ban. Hàng rào ngăn cách thông tin, phối hợp công việc quản lý còn lớn. Đặc biệt sự phối hợp giữa 2 phòng công nghệ và thị trường còn quá yếu kém. Đó cũng một phần là do công tác nghiên cứu nhu cầu (Marketing) và công tác thiết kế sản phẩm của nhà máy chưa tốt, chưa có đội ngũ cán bộ giỏi thật sự trong 2 phòng ban này.
Thứ hai, nhìn chung tính hiệu quả công việc của các phòng ban chưa có, cán bộ phòng ban chưa thật nhiệt tình với công việc, chưa chịu khó nâng cao trình độ, kiến thức, học hỏi phương pháp làm việc mới, còn tỏ ra quan liêu, trông chờ, thiếu trách nhiệm với công việc. Đây là do sự đòi hỏi, yêu cầu về tính hiệu quả trong công việc của Ban Giám đốc đối với các phòng ban chưa cao, chưa giám sát chặt chẽ được công việc và hiệu quả làm việc của họ. Ngoài ra còn là ảnh hưởng do lực lượng lao động trong các phòng ban còn quá đông, cồng kềnh không tương xứng với công việc và nhiệm vụ đề ra.
Biểu 11: Cơ cấu tổ chức quản lý ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá
Ban Giám đốc
Phòng
tổ chức
Phòng kế hoạch
Phòng thị trường
Phòng tiêu thụ
Phòng kỹ thuật cơ điện
Phòng kỹ thuật công nghệ
Phòng KCS
Phòng tài vụ
Phòng hành chính
Kho
Cung ứng
Phân cấp
Phân xưởng I (Lá sợi)
Phân xưởng II (Bao mềm)
Phân xưởng III (Bao cứng)
Phân xưởng Cơ khí
Phân xưởng phụ
Ghi chú: Quan hệ tham mưu
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ kiểm tra giám sát thực hiện
2 - Đặc điểm về tình hình lao động ở Nhà máy Thuốc lá Thanh Hoá:
Dựa vào số liệu thu thập được ở biểu 9 cho thấy tình hình lao động của nhà máy có những điểm nổi bật như sau:
Tổng số lao động của nhà máy là 950 người trong cơ cấu 23 phòng ban, phân xưởng và đơn vị cơ sở.
Trong đó tỷ lệ Đại học chiếm 8,74%, cao đẳng chiếm 9,1% trong tổng số lao động của Nhà máy. Đối với một doanh nghiệp Nhà nước, tỷ lệ này cho thấy nhà máy có đội ngũ cán bộ trình độ cao tương đối lớn.
* Ban Giám đốc:
Tổng số 4 người, trong đó đều là Đại học, đây là ban lãnh đạo có trình độ cao, đáp ứng được đòi hỏi tiếp thu nghiệp vụ trong điều kiện nền kinh tế thị trường.
* Phòng thị trường: Tổng số 28 người, trong đó có 14 Đại học, chiếm tới 50% số người trong phòng này, chứng tỏ nhà máy rất quan tâm đến vấn đề thị trường.
Các phòng ban khác, số lượng Đại học cũng chiếm tỷ lệ khá cao.
Phòng kế hoạch chiếm: 40%
Phòng tổ chức chiếm: 42,9%
Phòng tài vụ chiếm: 84,6%
Phòng KCS chiếm: 20%
Phòng KTCĐ chiếm: 81,8%
Phòng KTCN chiếm: 60%
Phòng tiêu thụ chiếm: 9,3%
Phòng hành chính chiếm: 50%.
Trong tổng số 83 người Đại học của Nhà máy. Ban lãnh đạo và 9 phòng ban đã chiếm tới 66 người. Như vậy số lượng Đại học chiếm hầu hết là các cán bộ ở các phòng ban. Điều này chứng tỏ nhà máy rất coi trọng những người có trình độ cao, xếp đặt đúng chức vụ, tạo điều kiện cho họ phát triển, góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý trong doanh nghiệp.
* Nhà trẻ và bệnh xá của Nhà máy chiếm tới 4 Đại học, 4 cao đẳng, cho thấy công tác chăm lo sức khoẻ, giúp cho những gia đình có trẻ nhỏ an tâm công tác hoàn thành nhiệm vụ rất được chú trọng và coi đó là yếu tố động viên cả sức khoẻ lẫn tinh thần cho người lao động.
* Về cơ cấu theo giới tính, cho thấy tỷ lệ nam nữ tương đối bằng nhau, nam giới chiếm 52,21%, nữ giới chiếm 47,79%.
Vì thuốc lá là một ngành sản xuất có yêu cầu về số lượng nam và nữ tham gia sản xuất kinh doanh như nhau. Do đó cơ cấu giới tính của nhà máy là hợp lý, đáp ứng được mặt kinh tế và xã hội trong vấn đề nhân lực.
- Tuy nhiên nhìn vào biểu 4, cũng cho thấy tình hình nhân lực của nhà máy có điểm không tốt:
+ Số lượng lao động trong bộ phận quản lý khá lớn, chiếm tới 20,63% (tương ứng với 196 người) trong tổng số lao động của nhà máy. Tương tự, bộ phận gián tiếp chiếm tới 47,37% (ứng với 450 người) trong tổng số lao động của Nhà máy. Đây là một cơ cấu bất hợp lý quá lớn đối với một doanh nghiệp. Nó gây nên sự cồng kềnh trong bộ máy quản lý, gây ra tình trạng thiếu hụt lao động trong bộ phận sản xuất trực tiếp của nhà máy. Do đó ảnh hưởng lớn tới hiệu quả quản lý, năng suất lao động trong các phân xưởng và ảnh hưởng đến tiền lương của công nhân lao động trực tiếp (vì phải chi tiền lương quá nhiều cho bộ máy quản lý và bộ phận gián tiếp).
+ Ngoài ra, việc bố trí người lao động vào các ngành nghề còn chưa tốt. Phần lớn lao động đã qua Đại học, cao đẳng bị bố trí vào những chuyên môn trái với ngành nghề được đào tạo ở trường, gâ...