pe_kim_pro

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP . . 3
I. QUAN NIỆM VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NÂNG CAO HQKD ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP .3
1. Các quan điểm và bản chất của hiệu quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp .3
1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả .3
1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh .5
2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường 6
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP . . .9
1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài .10
1.1. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh .10
1.2. Nhân tố môi trường tự nhiên .11
1.3. Môi trường chính trị - pháp luật 12
1.4. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng .13
2. Các nhân tố bên trong .13
2.1. Nhân tố vốn .13
2.2. Nhân tố con người .13
2.3. Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ 13
2.4. Nhân tố quản trị doanh nghiệp .15
2.5. Hệ thống trao đổi và xử lý thông tin .15
III. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH . .16
1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh. .16
2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
kinh doanh trong các doanh nghiệp . . 19
2.1. NHÓM CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP .19
2.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 19
2.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động .20
2.4. Nhóm chỉ tiêu dánh giá hiệu quả tổng hợp .21
3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 23
3.1. Tăng thu ngân sách 23
3.2. Tạo thêm công ăn, việc làm cho người lao động . 23
3.3. Nâng cao đời sống người lao động . 23
3.4. Tái phân phối lợi tức xã hội . 23
Chương II:
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH VIỆT HOA . . .25
I. NHỮNG NÉT KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT HOA .25
1. Quá trình hình thành và phát triển .25
2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty . 26
3. Những lợi thế và bất lợi của công ty .35
II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HOA . 37
1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty trong thời gian gần đây 37
2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng
tới hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Việt Hoa . 38
2.1. Xét hiệu quả kinh doanh theo hiệu quả sử dụng lao động . 38
2.2. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu sử dụng vốn .39
2.3. Xét hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp .40
IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HOA .42
1. Những thành tựu đã đạt được của
Công ty TNHH Việt Hoa trong thời gian qua . . . 42
2. Những tồn tại của Công ty và nguyên nhân dẫn đến tồn tại 43
Chương III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY TNHH VIỆT HOA 46
I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
CÔNG TY TNHH VIỆT HOA TRONG NHỮNG NĂM TỚI . .46
1. Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh
của Công ty trong những năm tới 46
1.1. Mục tiêu .46
1.2. Kế hoạch sản xuất năm 2002 47
2. Đinh hướng phát triển của Công ty .47
2.1. Định hướng phát triển thị trường tiêu thụ .47
2.2. Định hướng phát triển sản phẩm . 48
II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH VIỆT HOA . .48
1. Thành lập bộ phận marketing,
đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường . 49
1.1. Thành lập phòng marketing . 49
1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường .50
2. Xây dựng chính sách sản phẩm .52
3. Xây dựng chính sách giá cả hợp lý . 53
4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm .54
5. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn 55
6. Tăng cường liên kết kinh tế . 57
7. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 58
III. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CẤP LÃNH ĐẠO . 61
Kết luận 63
Mục lục .64
Danh mục tài liệu tham khảo 65

Nhận xét của cơ sở thực tập .66
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn . 67

LờI NóI ĐầU

Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước qui luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Việc đứng vững này chỉ có thể khẳng định bằng cách hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến, đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có độ nhạy bén, linh hoạt cao trong qúa trình kinh doanh của mình. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty TNHH Việt Hoa, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Việt Hoa" làm đề tài nghiên cứu của mình.
Thực ra đây là một vấn đề có nội dung rất rộng vì vậy trong chuyên đề này em chỉ đi vào thực trạng thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh.Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau:
Chương I: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Chương II Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Việt Hoa
Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Việt Hoa.
Chuyên đề này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo ThS. Trần Hương Giang. Em xin chân thành Thank sự giúp đỡ quí báu đó.

Chương I
Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp

I. Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hqkd đối với các doanh nghiệp
1. Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp
1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả
Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả thì người ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Bởi vì ở mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau thì người ta có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả. Như vậy, ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì người ta có những khái niệm khác nhau về hiệu quả, và thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì người ta gắn ngay tên của lĩnh vực đó liền ngay sau hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề hiệu quả thì chúng ta xem xét các vấn đề hiệu quả ở trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng với các lĩnh vực này là 3 phạm trù hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội.
* Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quả phản ảnh những kết quả kinh tế tổng hợp như là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng công nghiệp... nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ảnh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh.
Cũng giống như một số chi tiết khác hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt hiệu quả cao hay thấp. Nói một cách khác, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh về mặt định lượng và định tính trong sự phát triển kinh tế.
Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế được biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể là:
Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới giác độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu... Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hay vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất.
Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau:
- Kết quả tăng, chi phí giảm
- Kết qủa tăng, chi phí giảm nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả.
Nói tóm lại ở tầm vĩ mô hiệu qủa kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng của yếu tố đầu vào.. đồng thời nó yêu cầu sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tếv à là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp.
* Hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty TNHH Việt Hoa

Link mới update, mời bạn xem lại bài đầu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top