duythuc_manu

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở công ty xây lắp 524





MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

Chương I:HQKD- vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp 3

I. Những vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh. 3

1. Một số quan điểm về hiệu quả kinh doanh. 3

a. Hiệu quả xét ở tầm vĩ mô. 3

b.Hiệu quả xét ở tầm vi mô. 4

2. Khái niệm hiệu quả kinh doanh. 4

a. Một số khái niệm hiệu quả kinh doanh thường được dùng. 4

b. Khái niệm tổng quát về hiệu quả kinh doanh. 5

3. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. 6

4. Phân loại hiệu quả kinh doanh. 6

a. Phân loại theo phạm vi kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. 6

a1. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp. 6

a2. Hiệu quả kinh tế - xã hội. 7

b. Phân loại thành hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả so sánh. 7

b1. Hiệu quả tuyệt đối. 7

b2. Hiệu quả so sánh. 7

II. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. 8

1. Thị trường và vai trò của thị trường đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 8

b. Vai trò của thị trường với nâng cao hiệu quả kinh doanh. 8

2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 9

a. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 9

b. Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ưu thế trong cạnh tranh và mở rộng thị trường. 10

c. Nâng cao hiệu quả kinh doanh để mở rộng sản xuất. 11

d. Nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp. 11

1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh. 12

a. Bảo đảm tính toàn diện và tính bộ phận trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh. 12

b. Sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội; lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; lợi ích trung ương và lợi ích địa phương. 12

c. Đảm bảo sự thống nhất giữa các nhiệm vụ chính trị - xã hội và nhiệm vụ kinh doanh trong nâng cao hiệu quả kinh doanh. 13

e. Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về mặt hiện vật và giá trị để đánh giá hiệu quả kinh doanh. 13

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 14

2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh. 14

a. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp. 14

b. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh. 16

c. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của từng biện pháp thúc đẩy quá trình kinh doanh. 18

2.2. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội. 19

a. Thu ngân sách Nhà nước. 19

b. Tạo công ăn việc làm cho người lao động. 19

c. Nâng cao mức sống của người lao động. 19

IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 20

A. Các nhân tố khách quan. 20

1. Môi trường kinh doanh. 20

b. Đối thủ cạnh tranh. 21

c. Tập quán dân cư và mức độ thu nhập bình quân của dân cư. 22

d. Hàng hoá thay thế. 22

2. Môi trường tự nhiên. 22

a. Nhân tố thời tiết, khí hậu, mùa vụ. 22

b. Nhân tố tài nguyên. 23

c.Nhân tố địa lí. 23

3. Môi trường văn hoá - xã hội. 23

4. Môi trường luật pháp, chính trị. 23

B. Các nhân tố chủ quan. 24

1. Chất lượng sản phẩm. 24

2. Giá thành sản phẩm. 24

3. Sản lượng tiêu thụ sản phẩm. 25

4. Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ sản xuất. 25

5. Chất lượng bộ máy quản trị, trình độ tay nghề của công nhân. 26

6. Trình độ quản lí và tổ chức tiêu thụ hàng hoá. 27

7.Hệ thống trao đổi và xử lí thông tin. 28

Chương II: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty xây lắp 524. 30

I. Quá trình thành lập và phát triển của công ty xây lắp 524. 30

1. Quá trình thành lập công ty xây lắp 524. 30

2. Các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của công ty. 31

II. Một số đặc điểm của Công ty ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 32

1. Cơ quan chủ quản và quan hệ quản lí. 32

2. Đặc điểm về bộ máy quản lí hành chính của Công ty. 32

a. Ban Giám đốc. 33

b. Văn phòng (phòng hành chính ). 33

c. Phòng đấu thầu. 33

d. Phòng kế hoạch tổng hợp. 33

e. Phòng tài chính - kế toán. 33

f. Phòng chính trị. 34

3. Đặc điểm về tổ chức sản xuất của Công ty. 35

a. Xí nghiệp xây dựng 55. 35

b. Xí nghiệp xây dựng và gia công cơ khí 141. 35

c. Xí nghiệp 79. 35

d. Chi nhánh Miền Trung. 35

e. Các đơn vị trực thuộc. 35

4. Tình hình sử dụng các nguồn lực của công ty. 36

a.Tình hình sử dụng lao động ở công ty. 36

b. Tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. 38

III. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua. 40

1. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh chung của toàn công ty (các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp). 40

a. Chỉ tiêu giá trị tổng sản lượng. 40

b. Tổng mức lợi nhuận. 41

c. Các loại tỉ suất lợi nhuận. 42

c1. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo doanh thu: 43

c2. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo giá thành. 43

c3. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo tổng vốn kinh doanh. 43

c4. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận theo vốn CSH. 43

c5. Chỉ tiêu tỉ suất doanh thu theo vốn kinh doanh. 44

2. Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố. 44

a. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. 44

a1. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân. 44

a3. Chỉ tiêu lợi nhuận bình quân của mỗi lao động. 45

a4.Chỉ tiêu hệ số sử dụng lao động 45

b.Phân tích hiệu quả sử dụng VCĐ ở Công ty xây lắp 524 trong thời gian vừa qua. 48

b1. Hệ số sử dụng TSCĐ. 49

b2.Hệ số sử dụng thời gian hoạt động của TSCĐ. 49

b3. Hệ số đổi mới TSCĐ. 49

b4. Sức sinh lợi của VCĐ. 50

b5. Hiệu quả sử dụng VCĐ. 50

c. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh 50

c1. Sức sinh lợi của vốn lưu động 50

c2. Hệ số đảm nhận của vốn lưu động 51

3. Phân tích hiệu quả kinh tế – xã hội đạt được của Công ty trong thời gian vừa qua. 51

b. Tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người lao động. 53

4. Đánh giá nhận xét hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. 54

a. Kết quả đạt được. 54

b. Một số hạn chế và tồn tại ở Công ty cần khắc phục. 55

Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty xây lắp 524. 57

I. Biện pháp 1: Nâng cao khả năng thắng thầu. 57

II. Biện pháp 2: Hoàn thiện bộ máy quản lí. 70

III. Biện pháp 3: Tăng cường công tác huy động và thu hút vốn đầu tư. 72

IV. Biện pháp 4: Tạo động lực và khuyến khích người lao động. 74

Kết luận 78

danh mục tài liệu tham khảo 79

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


quá trình môi giới, trao đổi và mua bán hàng hoá. Thị trường tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan nào. sản xuất hàng hoá càng phát triển, lượng sản phẩm hàng hoá lưu thông trên thị trường ngày càng dồi dào và phong phú thì thị trường càng được mở rộng.
b. Vai trò của thị trường với nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Như ta đã biết, kinh tế hàng hoá gắn liền với thị trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ quá trình tái sản xuất. Thị trường chính là lực lượng hướng dẫn và đặt nhu cầu cho sản xuất.
Sản xuất là sự kết hợp giữa các nguồn lực theo quan hệ tỉ lệ nhất định. Quan hệ tỉ lệ này phụ thuộc vào trình độ kĩ thuật của sản xuất.
Để sản xuất cần có các yếu tố sản xuất. Thị trường chính là nơi cung cấp các yếu tố đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường. Sản xuất hàng hoá là sản xuất để trao đổi và để bán. thị trường là nơi tiêu thụ hàng hoá cho các doanh nghiệp. Thông qua thị trường, giá trị hàng hoá được thực hiện và các doanh nghiệp thu hồi được vốn.
Như vậy, doanh nghiệp là người mua các yếu tố sản xuất và bán những sản phẩm mình làm ra. Quy mô của việc mua vào bán ra này sẽ quyết định quy mô của sản xuất. Nếu coi doanh nghiệp là cơ thể sống thì thị trường là nơi đảm bảo các yếu tố cho sự sống đó và cũng là nơi thực hiện sự trao đổi chất để cho sự sống tồn tại và phát triển.Trên ý nghĩa đó, thị trường chính là điều kiện và môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng chủng loại các hàng hoá, số lượng hàng hoá cũng như chất lượng sản phẩm. Thị trường kiểm nghiệm tính phù hợp của sản xuất đối với tiêu dùng xã hội. Trên ý nghĩa đó, có thể nói thị trường điều tiết sản xuất và là động lực của sản xuất kinh doanh. Thông qua thị trường, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng năng động và sáng tạo hơn, hiệu quả của hoạt động sản xuất ngày càng cao hơn.
Tóm lại: Sự vận động của thị trường dẫn đến sự biểu hiện gần đúng nhu cầu của thị trường và xã hội. Song các doanh nghiệp không nên đánh giá quá cao hay tuyệt đối hoá vai trò của thị trường, không nên coi cơ chế thị trường là hoàn hảo bởi lẽ thị trường luôn chứa đựng những khuyết tật như: đầu cơ, độc quyền, nhu cầu giả. . .
Vậy, doanh nghiệp tồn tại trong cơ chế thị trường phải xác định cho mình một cơ chế hoạt động phù hợp để có thể đạt kết quả cao nhất và kết quả này phải không ngừng phát triển, nâng cao hiệu quả cả về mặt chất cũng như mặt lượng.
2. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.
a. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp được xác định bởi sự có mặt của doanh nghiệp trên thị trường. Mục tiêu của bất kì doanh nghiệp nào cũng là tồn tại và phát triển bền vững. Muốn vậy, điều kiện bắt buộc cho mỗi doanh nghiệp là phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình.
Như trên đã nói, hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Do vậy, trong điều kiện vốn và các yếu tố đầu vào khác chỉ thay đổi trong khuôn khổ nhất định thì để tăng lợi nhuận bắt buộc các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, tức là phải nâng cao trình độ khai thác các nguồn lực của mình.
Mặt khác, sự tồn tại của doanh nghiệp còn được xác định bởi sự tạo ra hàng hoá, của cải vật chất và các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của xã hội. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp đều phải đảm bảo thu nhập bù đắp chi phí và có lãi mới đáp ứng được nhu cầu tái sản xuất mở rộng trong nền kinh tế.
Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh một cách liên tục trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan không thẻe phủ nhận được.
b. Nâng cao hiệu quả kinh doanh để tạo ưu thế trong cạnh tranh và mở rộng thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra hết sức gay gắt. Để tồn tại đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tạo cho mình ưu thế trong cạnh tranh. ưu thế đó có thể là chất lượng sản phẩm, giá bán, cơ cấu hay mẫu mã sản phẩm . . . Trong giới hạn về khả năng các nguồn lực, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện điều này bằng cách tăng khả năng khai thác các nguồn lực đó trong quá trình sản xuất kinh doanh.
VD: Doanh nghiệp có thể cải tiến công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ sử dụng máy móc thiết bị để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và giá cả phù hợp nhằm thu hút được khách hàng.
Việc giành quyền chủ động trong cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh và mở rộng thị trường tiêu thụ có tác động qua lại với nhau. Nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường, đồng thời mở rộng thị trường giúp cho doanh nghiệp có thể nâng cao sản lượng tiêu thụ, tăng hệ số các yếu tố sản xuất (tức là nâng cao hiệu quả kinh doanh).
c. Nâng cao hiệu quả kinh doanh để mở rộng sản xuất.
Mở rộng sản xuất luôn là một yêu cầu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp chỉ thực hiện được yêu cầu này khi đảm bảo được các điều kiện như: sản xuất phải có tích luỹ, phải có thị trường đầu ra cho việc mở rộng, tránh mở rộng một cách tràn lan gây ứ đọng vốn, giảm hiệu quả kinh doanh. Đáp ứng đòi hỏi đó, mỗi doanh nghiệp cần thực hiện một cách đồng bộ các nhiệm vụ như: Nâng cao chất lượng lao động quản lí và tay nghề cho công nhân nhằm tăng thêm hiệu quả sử dụng lao động, tích cực cải tiến máy móc thiết bị, đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ kĩ thuật và công nghệ mới vào sản xuất để tạo ra sự phát triển theo chiều sâu và giảm chi phí sản xuất sản phẩm, xúc tiến công tác bán hàng, mở rộng thị trường và mạng lưới tiêu thụ nhằm rút ngắn chu kì kinh doanh, nâng cao tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh.
d. Nâng cao hiệu quả kinh doanh để đảm bảo đời sống cho người lao động trong doanh nghiệp.
Đối với mỗi CBCNV, tiền lương là phần thu nhập chủ yếu nhằm duy trì cuộc sống của họ. Do đó, phấn đấu để tăng thêm thu nhập của các thành viên luôn là mục tiêu quan trọng của mỡi doanh nghiệp. Để làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, một mặt để duy trì sự tồn tại của chính doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng đảm bảo thu nhập ổn định của người lao động.
Doanh nghiệp có thể sử dụng tiền lương như là một đòn bẩy để nâng cao hiệu quả kinh doanh. thu nhập ngày càng cao, càng ổn định cùng với các khoản tiền thưởng sẽ tạo nên sự tin tưởng và tinh thần hăng say lao động trong toàn doanh nghiệp, là tiền đề cho việc tăng năng suất lao động của công nhân và chất lượng lao động quản lí. Đồng thời, việc áp dụng các biện pháp xử lí vi phạm lao động bằng cách trừ vào thu nhập sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm cho mọi người. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả sử dụng lao động.
* Ngày nay, mục tiêu quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Các doanh nghiệp phải có lợi nhuận và đạt lợi nhuận càng cao càng tốt. Do vậy, đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là một vấn đề quan tâm của mỗi doanh nghiệp và trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.
III. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.
1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp không những liên quan đến nhiều yêu tố khác mà còn phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố đó. Do vậy, trong quá trình đánh giá hiệu quả kinh doanh, chúng ta cần quán triệt một số quan điểm sau:
a. Bảo đảm tính toàn diện và tính bộ phận trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Theo quan điểm này, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải là sự kết hợp hài hoà giữa kết quả kinh doanh của các bộ phận trong doanh nghiệp với hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Không thể vì hiệu quả chung mà làm mất đi hiệu quả của các bộ phận. Ngược lại, cũng không vì hiệu quả kinh doanh của các bộ phận mà làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp.
Một cách rộng hơn, quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc đảm bảo yêu cầu nâng cao hiệu quả của nền sản xuất hàng hoá, của ngành, của địa phương và của cơ sở. Trong từng đơn vị cơ sở, khi xem xét, đánh giá hiệu quả kinh doanh phải coi trọng toàn bộ các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Đồng thời, phải xem xét đầy đủ các mối quan hệ tác động qua lại của các tổ chức, các lĩnh vực trong hệ thống đã xác định.
b. Sự kết hợp hài hoà giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích xã hội; lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; lợi ích trung ương và lợi ích địa phương.
Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ việc thoả mãn một cách thích đáng nhu cầu của các chủ thể trong mối quan hệ mắt xích. Trong đó, quan trọng nhất là xác định được hạt nhân của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh để từ đó thoả mãn lợi ích của chủ thể này, tạo điều kiện, động lực để thoả mãn lợi ích của chủ thể tiếp theo và cứ thế cho đến đối tượng và m...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp luyện kĩ năng lập dàn ý và viết bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp phát triển giúp trẻ 5-6 tuổi nâng cao kỹ năng xé dán trong hoạt động tạo hình Luận văn Sư phạm 0
R Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động TTQT tại Techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp để quản lý tài chính của công ty xây dựng số 1 - Vinaconex Luận văn Kinh tế 0
D Một Số Biện Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hyundai Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp - an toàn Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp giúp tạo động lực và luyện phát âm cho học sinh trong giờ học tiếng anh Luận văn Sư phạm 0
D Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chiến lược thị trường tiêu thụ sản phẩm ở Công ty TNHH Sản Phẩm Xây dựng BHP Thép Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top