frozen_heart20395
New Member
Download miễn phí Chuyên đề Một số biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại công ty xuất nhập khẩu với Lào (VILEXIM)
MỤC LỤC
Lời nói đầu Trang
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I.Xuất khẩu hàng hoá và vai trò của hoạt động xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường. .1
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu ở các doanh nghiệp.6
III. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu hiện nay.9
IV. Nội dung hoạt động xuất khẩu ở các doanh nghiệp.13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA CÔNG TY VILEXIM .28
I.Khái quát về công ty VILEXIM.28
II. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây. 34
III.Tình hình xuất khẩu nông sản ở Việt Nam và hoạt động kinh doanh xuất khẩu nông sản của công ty xuất nhập khẩu VILEXIM hiện nay.42
IV.Những thuận lợi và khó khăn của công ty trong xuất nhập khẩu.55
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU NÔNG SẢN Ở CÔNG TY VILEXIM.63
I. Tình hình thị trường hàng nông sản thế giới và định hướng phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới.63
II. một số giải pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty trong thời gian tới.66
III. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Bộ thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty.69
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-03-13-chuyen_de_mot_so_bien_phap_thuc_day_xuat_khau_hang_nong_san_xJyDvfG360.png /tai-lieu/chuyen-de-mot-so-bien-phap-thuc-day-xuat-khau-hang-nong-san-tai-cong-ty-xuat-nhap-khau-voi-lao-vilexim-92039/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Phòng xuất nhập khẩu 3
Có nhiệm vụ chuyên kinh doanh với thị trường Trung Quốc. Ngoài ra còn được uỷ thác nhập khẩu một số mặt hàng của công ty khác.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu 2,4
Là các phòng kinh doanh đa ngành. Có nhiệm vụ tự tìm khách hàng và thị trường cho mình. Khi đã tìm khách hàng và thị trường cho mình thì các phòng này phải lập phương án kinh doanh trình lên giám đốc. Giám đốc sẽ duyệt và đứng ra làm thay mặt để ký kết hợp đồng với khách hàng. Còn các nghiệp vụ cụ thể và giao dịch do các phòng giao dịch, vốn để kinh doanh công ty sẽ phân bổ cho từng phòng theo từng hợp đồng.
Nhìn chung các phòng xuất nhập khẩu này được coi là trụ cột của Công ty, đảm trách thực hiện các khâu trong kinh doanh đối ngoại như kinh doanh hàng xuất nhập khẩu trực tiếp hay uỷ thác. Tổ chức thực hiên quá trình kinh doanh, vạch ra những kế hoạch xuất nhập tối ưu nhất, tự tìm kiếm khách hàng, nguồn hàng và mở rộng thị trường nhằm tạo cho việc kinh doanh có hiệu quả.
Chi nhánh và văn phòng đại diện
Hoạt động theo cách khoán. Trưởng chi nhánh và văn phòng thay mặt có quyền quyết định và quản lý mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc, pháp luật, tập thể cán bộ công nhân viên chi nhánh. Văn phòng thay mặt có quan hệ với các cơ quan chủ quản cấp trên, với các ngành, các đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước
2.3 Tình hình tài chính và cơ sở vật chất
- Tài chính:
Số vốn có ban đầu: + vốn cố định: 1.266.991.000đ
+ vốn lưu động: 2.266.911.000đ
Đến nay đã có: + vốn cố định: 3.990.808.207đ
+ vốn lưu động: 6.767.474.539đ
Cơ sở vật chất kỹ thuật:
+ Công ty có một trụ sở chính tại P4A đường Giải Phóng
+ Một chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh và một thay mặt tại Đông Hà- Quảng Trị
+ Công ty có hai kho lớn là kho Cổ Loa và kho Pháp Vân. Diện tích của hai kho khoảng 2000 mét vuông
+ Một dây chuyền chuyên lắp ráp xe loại tiêu chuẩn B. Công ty có cơ sở tại 139 đường Lò Đúc- Hà Nội với 17 văn phòng cho công ty bạn thuê.
Ngoài ra công ty còn có 3 xe ô tô, xe máy phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty. Trong mỗi phòng ban được trang bị máy in, máy vi tính, máy điện thoại, fax...và một số vật dụng khác. Công ty đang ngày càng cố gắng mở rộng hoạt động kinh doanh sang thị trường nhiều nước và mở các văn phòng thay mặt tại Singapo, Malaixia...
II. Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian gần đây
Kể từ ngày thành lập đến nay, bằng mọi nỗ lực và cố gắng, Công ty đã không ngừng nâng cao tổng kim ngach XNK, từng bước xâm nhập, củng cố và mở rộng thị trường. Mặc dù trong những năm đầu mới thành lập công ty phải đương đầu với nhiều khó khăn. Bị hạn chế nhiều hoạt động trong chức năng kinh doanh, cơ sở vật chất yếu kém, chưa có kinh nghiệm thị trường... Những năm qua, tình hình kinh tế trong khu vực và trên thế giới có nhiều khó khăn, khủng hoảng tài chính, tiền tệ ở Châu á tác động tiêu cực đến nền kinh tế khu vực. ở Việt Nam tốc độ tăng trưởng kinh tế ở cuối những năm 90 bị chậm lại, sức mua giảm sút. Những yếu tố đó tác động không nhỏ đến tình hình hoạt động của công ty. Điển hình như lượng khách của công ty bị giảm sút, thêm vào đó chính sách của nhà nước liên tục thay đổi gây không ít khó khăn cho công ty, chẳng hạn như năm 1999 nhà nước áp dụng luật thuế mới thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp, tuy có tiến bộ hơn so với thuế doanh thu và thuế lợi tức trước đây. Nhưng trong quá trình thực hiện đã nảy sinh nhiều vấn đề gây khó khăn cho công ty như việc làm thuế diễn ra chậm, doanh nghiệp phải vay vốn ngân hàng để nộp thuế làm cho công bị thiếu hụt vốn trong kinh doanh. Trong những năm gần đây, Công ty phải đối mặt với không ít những khó khăn như cạnh tranh quyết liệt về giá cả, nguồn hàng, về khách bán, khách mua cả trong nước và ngoài nước, nhất là một số mặt hàng xuất khẩu giá thế giới xuống thấp như cà phê, gạo... Tuy nhiên, lãnh đạo công ty cùng tập thể công nhân viên trong công ty đã nỗ lực phấn đấu không ngừng tìm mọi biện pháp khắc phục những khó khăn vướng mắc, hiệu quả kinh doanh mà công ty đạt được rất đáng khích lệ. Tổng kim ngạch tăng dần, các hoạt động kinh doanh và dịch vụ ngày càng phong phú, cơ cấu mặt hàng kinh doanh ngày càng đa dạng và có khả năng ngày càng chiếm lĩnh thị trường cao. Công ty luôn hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, đảm bảo hoạt động kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, Công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giao nộp thuế của Nhà nước và tuân thủ các quy định của pháp luật. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 4 năm gần đây 1999- 2000- 2001-2002 như sau:
Bảng 1: Tình hình thực hiện chỉ tiêu kim nghạch xuất khẩu các năm 1999-2002 tại VILEXIM
Chỉ tiêu
đơn vị
tính
1999
2000
2001
2002
KH
TH
KH
TH
KH
TH
KH
TH
Tổng KN
Usd
18.000.000
19.298.457
20.000.000
25.295.227
23.000.000
29.092.866
25.000.000
26.225.000
Trong đó:XK
Usd
8.000.000
10.546.309
9.500.000
11.888.560
12.000.000
11.818.925
12.500.000
10.363.000
Nk
Usd
10.000.000
8.752.148
10.500.000
13.406.667
11.000.000
13.273.941
12.500.000
15.862.000
Doanh số
Tỷ VNĐ
175
187,395
195
255
220
280
230
330
Lợi nhuận
Triệu VNĐ
500
589,447
600
401
650
100
650
660
Nộp ngân sách
Tỷ VNĐ
21,944
30,987
25
30
29,45
29,553
30,119
42
Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty năm 1999-2002
để đánh giá và so sánh tình hình thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu chúng ta xem
bảng sau:
Bảng 2: so sánh các chỉ tiêu kinh tế thực hiện của từng năm so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ tiêu
1999
2000
2001
2002
Tỷ lệ %
đạt so với
KH
Tỷ lệ % đạt
so với cùng
kỳ năm 98
Tỷ lệ %
đạt so với
KH
Tỷ lệ % đạt
so với cùng
kỳ năm 99
Tỷ lệ %
đạt so với
KH
Tỷ lệ % đạt
so với cùng
kỳ năm 2000
Tỷ lệ %
đạt so với
KH
lệ % đạt
so với cùng
kỳ năm 2001
Tổng KN
107,21
90,6
126,48
131,07
109,09
99,2
104,9
90,14
Trong đó: XK
131,82
163,15
125,14
112,73
96,49
99,41
82,9
87,7
Nk
87,52
58,99
127,68
153,18
120,67
99,01
126,9
119,5
Doanh số
107,08
91,41
130,77
136,08
115
109,8
143,5
117,9
Lợi nhuận
117,88
100,76
66,83
68,03
15,83
24,92
101,5
660
Nộp ngân sách
141,2
133,56
120
96,81
100,28
98,44
139,4
131,3
Nguồn: Báo cáo tổng kết Công ty năm 1999-2002
Đánh giá tình hình thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu trong 4 năm vừa qua cho thấy rằng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng dần qua các năm, Công ty hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch các chỉ tiêu mà Bộ đã giao. Cụ thể:
Năm 1999 là năm Nhà nước bắt đầu áp dụng Luật thuế GTGT bởi vậy còn nhiều trục trặc và vướng mắc, các doanh nghiệp phải vay vốn Ngân hàng, giá mua hàng trong nước bị đẩy lên cao và bị ép giá bởi khách hàng nước ngoài. Trước tình hình đó Công ty đã điều chỉnh phương hướng giảm nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt năm 1999 Công ty đã tìm kiếm được thêm thị trường xuất khẩu mặt hàng gạo sang Singapo và Angola với khối lượng lớn gần 20.000 tấn đạt trên 4 triệu USD đưa kim ngạch xuất khẩu lên 10.546.309 USD vượt kim ngạch nhập khẩu 8.752.148 USD, đạt 131,82% so với kế hoạch và so với cùng kỳ năm 1998 đạt 163,15% . Doanh số thực hiện được là 187,395 tỷ VNĐ đạt 107,08% so với kế hoạch và 91,41% so với cùng kỳ năm 1998.
Năm 2000, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Công ty thực hiện được 25.295.227 USD đạt 126,48% so với kế hoạch trong đó kim ngạch xuất khẩu thực hiện được là 11.888.560 USD đạt 125,14% so với kế hoạch và 112,73% so với cùng kỳ năm 1999. Mặc dù doanh số Công ty được 130,77% so với kế hoạch và 136,08% so cùng kỳ năm 1999 nhưng lợi nhuận Công ty đạt chỉ có 66,83% so với kế hoạch và 68,03% so với cùng kỳ năm 1999. Đó là do giá cả của mặt hàng nông sản giảm, trong khi đó hàng nông sản luôn là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty.
Năm 2001, mặc dù có nhiều khó khăn như giá các mặt hàng nông sản thế giới giảm trong khi giá thu mua trong nước không giảm, tình hình kinh tế thế giới có xu hướng suy thoái nhất là sau sự kiện ngày 11/9 tại Mỹ đã ảnh hưởng tới công tác xuất khẩu của Việt Nam nói chung. Tuy nhiên Công ty đã cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước và đạt được kết quả như sau: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thực hiện được là 29.092.866 USD đạt 109,09% so với kế hoạch và 99,2% so với cùng kỳ năm 2000 trong đó xuất khẩu thu về 11.818.925 USD đạt 96,49% so với kế hoạch và 99,41% so với cùng kỳ năm 2000.
Bước vào năm 2002, tuy có nhiều thuận lợi do cơ chế chính sách của Nhà nước được thông thoáng hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu. Song tình hình thực tế trong và ngoài nước còn nhiều phát sinh như: Sự cạnh tranh quyết liệt về thị trường, giá cả, nguồn hàng, khách hàng; Sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế trong nước, sự cạnh tranh giữa trong nước và ngoài nước. Số lượng các doanh nghiêp tư nhân tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp ngày càng ...