Sinh viên
Giao tiếp là điều kiện tất yếu của tất cả hình thức hoạt động xã hội và cá nhân của con người. Giao tiếp bạn bè chiếm vị trí đáng kể trong đời sống tinh thần của thiếu niên. Sự liên hệ với bạn cùng giới và khác giới trong thời (gian) niên thiếu mở đầu cho cuộc sống trưởng thành ngoài xã hội. Chính sự giao tiếp với bạn vừa đem lại cho thiếu niên sự thoả mãn nhiều hơn, trở nên cần thiết hơn và có thể giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành, phát triển nhân cách. Ở thiếu niên, giao tiếp với người lớn không thể hoàn toàn thay thế giao tiếp với bạn cùng tuổi, đặc biệt với các bạn trong cùng lớp học, cùng trường.
Quan hệ của thiếu niên với các bạn cùng lớp phức tạp hơn, đa dạng hơn và có nội dung sâu sắc hơn so với học sinh nhỏ. Chính trong thời (gian) kì thiếu niên diễn ra sự hình thành những quan hệ khác nhau về mức độ gần gũi, mà các em phân biệt rõ rệt: là bạn học, là bạn thân, là bạn riêng. Nhu cầu có bạn cùng tuổi phát triển rất mạnh mẽ ở thiếu niên. Tình bạn là một dạng quan trọng nhất của sự gắn bó xúc cảm và quan hệ liên nhân cách ở lứa tuổi này. Sự biến đổi quan trọng nhất trong tâm lí tình bạn của tuổi quá độ là sự phát triển chiều sâu, mức độ thân thiết trong tình bạn ở các em.Để tìm hiểu quan hệ của thiếu niên với bạn học, chúng tui đã tiến hành nghiên cứu 1269 học sinh (633 em nam và 636 em nữ) thuộc 4 khối lớp 6, 7, 8, 9 ở hai trường THCS Việt An (quận Thanh Xuân) và trường THCS Phúc Xá (quận Ba Đình), thành phố Hà Nội.
Các em được trả lời câu hỏi: Em quan niệm thế nào về người bạn thân? Hãy chọn 3 trong các ý sau và xếp thứ tự 1, 2, 3 với những ý phù hợp nhất theo suy nghĩ của em:
a. Bạn thân là người cùng chung hoạt động, hứng thú, sở thích...
b. Bạn thân là người gần gũi, dễ hiểu, dễ tâm sự
c. Bạn thân là người luôn bênh vực, bao che cho mình
d. Bạn thân là người dễ thông cảm, biết sẻ chia vui buồn
e. Bạn thân là người luôn quan tâm, giúp đỡ mình
g. Bạn thân là người có cá tính trái ngược, bổ sung cho mình
h. Bạn thân là người sống trước sau như một với mình
k. Bạn thân là người biết giữ lời hứa và kín đáo
Kết quả trả lời của thiếu niên được thể hiện ở bảng số 1.
Bảng số 1. Quan niệm của thiếu niên về bạn thân
Bảng 1 cho thấy:
¨Quan niệm d: "Bạn thân là người dễ thông cảm, biết sẻ chia vui buồn" được đa số thiếu niên xếp ở vị trí thứ nhất (với điểm trung bình là 1.90). Người bạn thân đối với các em trước hết là người biết sẻ chia niềm vui, nỗi buồn ở tất cả nơi, tất cả lúc. Nhu cầu kết bạn thân thiết của thiếu niên rất cao. Các em cần người bạn thân để "cộng hưởng" tất cả niềm vui và bên nhau lúc đau buồn, gian khó. Bạn thân là điểm tựa cần thiết, là chỗ phụ thuộc tinh thần trong cuộc sống đầy mới mẻ của thiếu niên.
Xếp vị trí thứ hai là quan niệm b: "Bạn thân là người gần gũi, dễ hiểu, dễ tâm sự" (điểm trung bình là 1.01). Đối với thiếu niên, bạn thân không chỉ là người biết" chia ngọt, sẻ bùi" mà còn là người gần gũi, để các em giãi bày những "thầm kín, riêng tư" của mình và dốc bầu tâm sự khi cần thiết.
Ơ vị trí thứ ba là quan niệm a: "Bạn thân là người cùng chung hoạt động, cùng hứng thú, sở thích..." (với điểm trung bình là 0.97). Trong học đường, phần lớn thời (gian) gian, thiếu niên được hoạt động, học tập cùng nhau trên lớp và tham gia những sinh hoạt tập thể. Sự gần gũi giữa các thiếu niên trong không gian và thời (gian) gian ở lớp, ở trường dễ tạo cho các em sự gắn bó xúc cảm, các em hiểu nhau hơn, dễ đồng cảm và kết thân với nhau.
Vị trí tiếp theo thuộc về quan niệm h: "Bạn thân là người bạn sống trước sau như một với mình" (với số điểm là 0.93). Trong cuộc sống, thiếu niên KẾT sự trung thực, lên án sự giả dối và trong tình bạn, các em cũng muốn được ứng xử với nhau trước sau như một. Điều này cũng phù hợp với tâm lí của người Việt nam, một dân tộc luôn tôn trọng sự trung tình, vẹn nghĩa.
Các quan niệm e xếp thứ năm (với số điểm là 0.48); quan niệm k xếp thứ sáu (với 0.35 điểm); quan niệm g xếp thứ bảy (với 0.22 điểm) và với số điểm 0.14, quan niệm c xếp vị trí cuối cùng.
Kết quả trên cho thấy, bước đầu thiếu niên vừa có quan niệm khá thống nhất về người bạn thân. Các em giành số điểm tương đối tập trung cho 3 quan niệm d, b, a. Ơ vị trí thứ tư, quan niệm h điểm có thấp hơn một chút so với quan niệm a xếp thứ ba (0.97 và 0.93). Còn các quan niệm sau điểm có giảm nhiều chứng tỏ thiếu niên vừa suy nghĩ tích cực để có nhận thức rõ ràng về tình bạn và người bạn thân.
¨So sánh giữa nam và nữ chúng tui thấy: có sự khác nhau về thứ bậc giữa các quan niệm về người bạn thân ở các em. Quan niệm d: "Bạn thân là người bạn dễ thông cảm, biết sẻ chia vui buồn" được thiếu niên cả hai giới xếp ở vị trí thứ nhất. Song ở vị trí thứ 2, 3, 4 đối với nữ thiếu niên là các quan niệm b, h, a, đối với nam thiếu niên là các quan niệm a, b, h. Các em gái bước vào tuổi dậy thì sớm hơn các em trai. Vì vậy tuy cùng độ tuổi nhưng các em nữ dễ nhạy cảm hơn, có nhiều băn khoăn thầm kín, nhiều cảm xúc mới lạ muốn được bộc lộ, trao đổi. Mặt khác, các em cũng mong muốn những tâm sự của mình được gửi gắm ở bạn thân, người bạn đáng tin cậy trước sau như một với mình. Do đó, các quan niệm b, h, a được nữ thiếu niên xếp ở vị trí 2, 3, 4. Các em nam lại quan tâm đến hoạt động, sở thích, hứng thú cùng nhau giữa mình với bạn nên nam thiếu niên vừa chọn quan niệm a, b, h ở các vị trí 2, 3, 4.
¨Xét về lứa tuổi, giữa thiếu niên khối 6 và thiếu niên khối 8, cũng có sự khác nhau về thứ bậc giữa các quan niệm về tình bạn. Quan niệm d vẫn được thiếu niên cả hai khối xếp ở vị trí đầu tiên nhưng học sinh khối 8 đánh giá cao hơn khối 6 (2.06 điểm so với à 1.61điểm). Vị trí 2, 3, 4 đối với thiếu niên khối 8 là các quan niệm h, a, b, đối với thiếu niên khối 6 là các quan niệm b, a, h. Khi mới vào trường THCS, học sinh khối 6 còn nhiều bỡ ngỡ với môi trường mới, bạn bè mới. Các em cũng mong muốn có bạn thân nhưng còn đang tìm kiếm. Học sinh khối 8 được học tập, rèn luyện trong trường THCS hơn khối 6 hai năm, tình bạn của thiếu niên khối 8 có thể ổn định, bền vững hơn, do đó, quan niệm về người bạn thân của các em sâu sắc hơn thiếu niên khối 6.
Tuy quan niệm về người bạn thân ở thiếu niên có khác nhau giữa các lứa tuổi, giữa hai giới nhưng thứ bậc các quan niệm này giữa nam và nữ, giữa khối lớp 6 và khối lớp 8 vẫn có tương quan chặt chẽ (R1 = 0.98, R2 = 0.98).
Như vậy bước đầu thiếu niên vừa có nhận thức khá nghiêm túc, rõ ràng về người bạn thân. Đó là cơ sở cần thiết cho chuyện kết bạn của các em.
Song thực tế, thiếu niên kết thân với người bạn như thế nào ? Chúng tui đã tìm hiểu phạm vi kết bạn của thiếu niên. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng số 2.
Bảng số 2. Phạm vi kết bạn của thiếu niên
Bảng 2 cho thấy :
Về độ tuổi, đa số thiếu niên kết bạn thân bằng tuổi (86.17%). Việc hướng vào bạn cùng lứa tuổi nói lên mong muốn của thiếu niên có mối quan hệ bình đẳng. Ngoài các bạn cùng tuổi, các em hướng vào bạn lớn tuổi nhiều hơn là với bạn nhỏ tuổi (12.26% và 1.57%). Nữ thiếu niên có xu hướng kết thân với bạn lớn tuổi mạnh hơn so với nam thiếu niên (16.97% và 7.54%). Việc kết thân với bạn cùng tuổi ở các em trai lớn hơn so với các em gái (90.16% và 82.18%). Những khác biệt trên có thể do bước vào tuổi dậy thì, thiếu niên có xu hướng muốn vươn lên làm người lớn. Ở các em nữ, hiện tượng dậy thì xuất hiện sớm hơn nên các em có xu thế vươn tới bạn lớn tuổi hơn.. Đặc biệt, học sinh khối 8 vừa trưởng thành hơn học sinh khối 6, các em có xu hướng kết thân với bạn lớn tuổi mạnh hơn các em khối 6 (18.04% và 3.67%).
Về giới tính, phần lớn thiếu niên kết thân với bạn cùng giới (chiếm 85.80%), với bạn khác giới chỉ chiếm 14.20%. Nữ thiếu niên hướng vào bạn khác giới mạnh hơn so với các em nam (20.55% và 7.86%). Do tuổi dậy thì đến sớm hơn nên các em gái chín muồi sớm hơn, sớm có nhu cầu về tình bạn thân thiết với người khác giới hơn các em trai.
Việc kết thân với bạn khác giới có sự khác biệt giữa thiếu niên khối 8 và khối 6 (20.59% và 3.59%). Sau hai năm học tập và tham gia các hoạt động ở trường THCS, học sinh khối 8 vừa có những quan hệ với bạn bè sâu sắc hơn, đồng thời (gian) do sự lớn lên về thể chất nên nhu cầu về người bạn thân khác giới ở học sinh khối 8 tinh tế hơn, cấp thiết hơn so với các em khối 6.
Về không gian kết bạn, thiếu niên chủ yếu chọn bạn thân là người cùng lớp (chiếm 74.84%), số lượng bạn thân khác lớp chỉ chiếm 25.16%. Sự chênh lệch giữa nam và nữ thiếu niên khi kết thân với bạn cùng lớp là không đáng kể (76.35% và 73.33%). Thiếu niên khối 6 có bạn thân cùng lớp ít hơn so với thiếu niên khối 8 (61.61% và 80.35%). Thiếu niên khối 6 mới vào trường THCS, các em chưa quen với bạn mới trong lớp. Học sinh khối 8 sau hai năm học tập, hoạt động cùng nhau trên lớp nên các em dễ gắn kết với nhau hơn và số bạn thân cùng lớp ở các em lớn hơn so với khối 6.
Về thời (gian) gian kết thân thì 78.05% thiếu niên có bạn thân ở trường THCS, số thiếu niên có bạn thân từ bậc tiểu học là 21.95%. Số bạn thân có từ tiểu học ở các em nam ít hơn so với các em nữ (18.18% và 25.72%) chứng tỏ tình bạn của nữ thiếu niên có thể bền vững hơn so với các em nam. Song có sự khác biệt đáng kể trong chuyện kết thân ở trường THCS giữa thiếu niên khối 6 và thiếu niên khối 8 (50.77% và 72.43%). Học sinh khối 8 có sự gần gũi nhau nhiều hơn về thời (gian) gian, không gian nên sự gắn bó xúc cảm ở các em mạnh hơn, vì vậy số bạn thân trong trường THCS ở các em lớn hơn ở học sinh khối 6.
Tóm lại, qua tìm hiểu ý kiến của 1269 học sinh ở hai trường THCS Hà Nội, chúng tui có thể rút ra một số đặc điểm tâm lí trong giao tiếp với bạn của thiếu niên như sau:
1. Quan niệm về bạn thân
· Đa số thiếu niên vừa có quan niệm rõ ràng, nghiêm túc về người bạn thân. Quan niệm "Bạn thân là người dễ thông cảm, biết sẻ chia vui buồn" được các em thống nhất xếp ở vị trí đầu tiên.
· Tuy quan niệm về người bạn thân có khác nhau giữa hai giới, giữa các lứa tuổi nhưng thứ bậc các quan niệm giữa nam và nữ, giữa thiếu niên khối lóp 6 và khối lớp 8 vẫn có sự tương quan chặt chẽ.
2. Phạm vi kết bạn của thiếu niên
·Về độ tuổi: Thiếu niên kết thân chủ yếu với bạn cùng tuổi. Ngoài các bạn cùng tuổi, các em hướng vào bạn lớn tuổi hơn. Trong đó, nữ thiếu niên kết thân với bạn lớn tuổi mạnh hơn nam thiếu niên, thiếu niên khối 8 kết thân với bạn lớn tuổi nhiều hơn thiếu niên khối 6.
·Về giới tính: Phần lớn thiếu niên kết thân với bạn cùng giới. Ngoài các bạn cùng giới, nữ thiếu niên hướng vào bạn khác giới mạnh hơn nam thiếu niên ; thiếu niên khối 8 hướng vào bạn khác giới nhiều hơn thiếu niên khối 6.
·Về không gian kết bạn: Thiếu niên kết thân chủ yếu với bạn cùng lớp. Số bạn thân cùng lớp không có sự khác biệt đáng kể giữa nam và nữ thiếu niên nhưng số bạn thân cùng lớp của thiếu niên khối 8 cao hơn thiếu niên khối 6.
·Về thời (gian) gian thân thiết: Thiếu niên kết bạn thân phần lớn trong thời (gian) gian học ở trường THCS. Số bạn thân có được từ bậc tiểu học ở thiếu niên nữ nhiều hơn so với các em nam và số bạn thân trong trường THCS của thiếu niên khối 8 lớn hơn thiếu niên khối 6.
Tài liệu tham khảo
1. A. V. Petrovski. Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm. NXB Giáo dục. Hà nội. 1982
2. I. X. Con. Tâm lí học tình bạn của tuổi trẻ. NXB Thanh niên. Hà nội. 1982
3. P. M. Iacovson. Đời sống tình cảm của học sinh. NXB Giáo dục. Hà nội. 1977
4. Trần Trọng Thủy." Những nguyên tắc lí luận trong chuyện nghiên cứu nhân cách."
(Tạp chí Thông tin khoa học Giáo dục - số 34 năm 1992)
5. J. Dacey, M. Kenny. Adolescent Development. Brown & Benchmark, 2001
TS. Đỗ Thị Hạnh Phúc (Theo Khoa Tâm Lý - Đại học Sư phạm Hà Nội)
Tags: Đặc điểm giao tiếp của lứa tuổi thiếu nirn, đặc điểm giao tiếp của thiếu niên với nhân loại tâm lý học phát triển, đặc điểm giao tiếp của hsinh thcs với bạn bè, giao tiếp của thiếu niên với người lớn, đặc điểm giao tiếp của nam và nữ, Giao Tiếp Với Bạn Khác Giới, giao tiep giua thieu nien va ban cung tuoi, Những đặc điểm nổi bật trong giao tiếp của học sinh Tiểu học với bạn cùng lứa tuổi, đặc điểm giảo tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi ở lứa tuổi thiếu niên