Download miễn phí Đề tài Một số đề xuất tháo gỡ khó khăn và phát triển các doanh nghiệp quảng cáo
LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN 1.Thực trạng các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam 3
1.1. Sơ qua về lịch sử phát triển ngành quản cáo ở Việt Nam 3
1.2. Những vấn đề của các Doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam 3
1.2.1. Thị phần của các doanh nghiệp quảng cáo Việt nam 3
1.2.2. Môi trường pháp lý và quản lý Nhà nước về hoạt động quảng cáo 4
1.2.2.1 Tình hình chung về quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với hoạt động quảng cáo 5
1.2.2.2 Chính sách bảo hộ và khống chế mức quảng cáo 6
1.2.3 Sự yếu kém của các doanh nghiệp quảng cáo trong nước. 7
1.2.3.1. Chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài 7
1.2.3.2 Năng lực yếu kém 8
1.2.4 Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu 9
1.2.5. Cạnh tranh không lành mạnh 10
PHẦN II. Cơ hội và nguy cơ của các doanh nghiệo quảng cáo Việt nam trong môi trường hội nhập WTO 11
2.1.Cơ hội đối với các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam 11
2.1.1.Thị trường quảng cáo mở rộng 11
2.1.2. Cơ hội tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, học tập kinh nghiệm công nghệ tiên tiến 12
2.2.Những thách thức đối với các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam 13
2.2.1.Cạnh tranh khốc liệt hơn 13
2.2.2 Các chính sách bảo hộ dần dỡ bỏ 14
PHẦN III. Một số đề xuất tháo gỡ khó khăn và phát triển các doanh nghiệp quảng cáo 16
3.1.Về phía nhà nước 16
3.2 Về phía các doanh nghiệp quảng cáo. 18
Kết luận 20
Tài liệu tham khảo 22
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-de_tai_mot_so_de_xuat_thao_go_kho_khan_va_phat_trien_cac_doa.Sh1t512Gas.swf /tai-lieu/de-tai-mot-so-de-xuat-thao-go-kho-khan-va-phat-trien-cac-doanh-nghiep-quang-cao-82236/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Cùng với trên 3000 doanh nghiệp quảng cáo là một hệ thống bao gồm trên 80 đài phát thanh, truyền hình, trên 500 cơ quan báo chí, năm 2005 đã đạt doanh thu khoảng 5000 tỷ đồng. Tuy nhiên trong nhận thức của nhiều nhà quản lý và một bộ phận dân cư chỉ coi quảng cáo là một hoạt động văn hóa mang tính kinh tế, chưa xem xét như một ngành kinh tế thật sự. Do vậy nhận thức về việc quy hoạch, xây dựng chiến lược cho ngành chậm và yếu. Mặt khác trong quá trình hoạch định tiếng nói vai trò của hiệp hội không được xem xét một cách thoả đáng.
Các chính sách quy định của nhà nước về quảng cáo nhiều khe hở, thiếu thay đổi liên tục gây khó khăn cho những nhà đầu tư chân chính, lâu dài. Các quy định thì phức tạp rườm rà. muốn treo một tấm biển quảng cáo đúng luật, doanh nghiệp phải xin phép ít nhất 5 công sở từ văn hoá thông tin, kiến trúc giao thông công chính, xây dựng cho đến Uỷ ban nhân dân quận, huyện. Để làm đầy đủ thủ tục doanh nghiệp phải đi qua nhiều cửa. Đâu đó có cải cách hành chính một cửa thì phải nhiều chìa. Giấy phép có nhiều đến nỗi nhiều khi doanh nghiệp phải cử riêng một số nhân viên lo chuyện “bôi trơn, chạy giấy phép”
1.2.2.2 Chính sách bảo hộ và khống chế mức quảng cáo
Không chỉ các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo mới bị bó hẹp vì những quy định của pháp luật, ngay cả những doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực khác muốn làm quảng cáo cũng đang gặpkhó khăn. Theo quy định của ngành thuế, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ sẽ được quảng cáo tới 30% trong tổng số chi phí hợp lý, còn doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chỉ từ 7-10%, báo in không được phép in đăng quảng cáo quá 10% diện tích, báo nói, báo hình không được phát song quá 5% thời lượng. Đây là điều bất hợp lý vì chính bản than doanh nghiệp không đời nào chi cho quảng cáo quá nhiều nếu nó không đem lại hiệu quả. Việc đề ra mức trần cho quảng cáo là một trong những chíh sách nhằm bảo hộ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hàng ngoại nhập. Doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn ít, chi phí đầu tư cho quảng cáo tiếp thị vừa phải nêu khó có thể phát triển thương hiệu nếu doanh nghiệp vốn lớn được phép “dội bom” quảng cáo, khuyến mãi, tiếp thị.
Nhưng mặt khác, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy giá trị của thương hiệu trong môi trường cạnh tranh. Đã chú trọng nhiều hơn cho chiến lược phát triển thương hiệu, đã chấp nhận chi tiêu cho quảng cáo coi khoản tiền đó là mức đầu tư dài hạn. Họ sử dụng tiền vào mục đích xây dựng thương hiệu chứ không đơn thuần là chi cho các chương trình khuyến mãi một sản phảm nhất định. Mức trần đối với chi phí quảng cáo đang trói chân, trói tay các doanh nghiệp. Khi họ không được phép quảng cáo như mong muốn, các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo muốn nhiều cơ hội kinh doanh, cơ hội mở rông thị tường và phát triển doanh nghiệp.
Như vậy, với chính sách khống chế mức quảng cáo, đối với các doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác, không làm cho doanh nghiệp phải treo chi phí, tạo ra nhiều khó khăn khi sử dụng vốn và hoạch định chiến lược phát triển cho những năm kế tiếp khi muốn tăng chi phí quảng cáo, mà còn gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh quảng cáo chính sách khống chế mức quảng cáo nhiều khi làm họ không dám ký kết các hợp đồng với khách hàng, đôi khi họ dám thực hiện các hợp đồng thì phải tìm cách lách luật.
Hiện nay, Chính phủ vẫn tiếp tục bảo hộ lĩnh vực quảng cáo bằng nhiều biện pháp hành chính, chẳng hạn như chưa cho phép các công ty quảng cáo nước ngoài trực tiếp ký kết hợp đồng tại Việt Nam. Mọi hợp đồng với khách hang phải qua trug gian là các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam, hay công ty liên doanh có chức năng hoạt động quảng cáo. Nhờ vậy các doanh nghiệp Việt Nam mới được chia một phần trong các hoạt động quảng cáo của các công ty nước ngoài tại Việt Nam. Nhưng dù có chính sách bảo hộ như vậy, một thực tế đáng buồn là các doanh nghiệp quảng cáo trong nước chỉ thực hiện những công đoạn hết sức đơn giản, cụ thể hay thuần tuý kinh tế. Còn việc hoạch định chiến lược và sáng tạo ý tưởng là phần mang lại nhiều lợi nhuận nhất đều thuộc vào tay các công ty có yếu tố nước ngoài.
Vào cuối năm 2005, uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã đi trước thời cuộc, khi ra quyết định cho phép công ty J. w.Thomson vốn nước ngoài được trục tiếp giao dịch, ký hợp đồng với các khách hàng, cơ quan thông tin đại chúng, thực hiện các chương trình tiếp thị, quảng cáo cảu khách hang trên các phương tiện thong tin đại chúng. Điều đó đã tạo ra làn song phản ứng kịch liệt từ các doanh nghiệp quảng cáo trong nước, khiến thủ tướng Phan Văn Khải phải vào cuộc bãi bỏ quyết định đó. Như vậy chính sách bảo hộ cảu nhà nước đã tạo cho các doanh nghiệp nội địa sức ỳ, không chủ động tự thay đổi, đổi mới để bước vào cạnh tranh khi Việt Nam đã gia nhập WTO
1.2.3 Sự yếu kém của các doanh nghiệp quảng cáo trong nước.
1.2.3.1. Chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài
Đối với các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam, hầu hết chưa họach định chiến lược kinh doanh lâu dài, chủ yếu là vẫn khai thác cái có sẵn, chạy theo việc dễ làm trước mắt mà chưa quan tâm đến viẹc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật …Số lượng các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam có chiến lược kinh doanh, khẳng định được vị thế và thế mạnh của mình trên thị trường như: Đất Việt, GoldSun, Trẻ, D&D, Vinaxad… chưa nhiều, hầu hết các doanh nghiệp còn lại mới chỉ làm bảng biểu, tổ chức sự kiện hay in ấn, thị phần quảng cáo chủ yếu là do các doanh nghiệp nước ngoài nắm giữ.
1.2.3.2 Năng lực yếu kém
Có một số ít các công ty quảng cáo trong nước thực hiện đày đủ chức năng từ tư vấn chiến lược đến thực hiện các chiến lược quảng cáo cho khách hang. Nhiều công ty chỉ đơn thuần thực hiện một chức năng hay một lĩnh vực dịch vụ, như quảng cáo tấm lớn, quảng cáo ngoài trời hay thiết kế đồ hoạ, sản xuất phim quảng cáo truyền hình, tổ chức sự kiện, môi giới tài trợ, quan hệ công chúng…
Sự đa dạng ấy nhiều lúc làm người ta lầm tưởng về sự trưởng thành của doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam. Trong khi đó thực chất phần lớn các doanh nghiệp quảng cáo Việt Nam vẫn chỉ thực thi những công đoạn hết sức cụ thể hay thuần tuý kỹ thuật, còn phần mang lại nhiều lợi nhuận nhất là hoạch định chiến lược và sang tạo thì nằm gọn trong tay các doanh nghiệp quảng cáo có yếu tố nước ngoài hoăc của nước ngoài.
Các công ty nước ngoài thường hoạch định chiến lược quảng cáo cho khách hang và thuê lại các công ty quảng cáo Việt Nam thực hiện do họ không đủ các y...