quangphong098
New Member
Download miễn phí Một số dự báo lớn trong nền kinh tế xã hội Việt Nam năm 2030
Lời mở đầu .4
Phần I: Hình ảnh Việt Nam 2020 – Cơ sở cho viêc xây dựng hình ảnh Việt Nam 2030 .5
I. Quan điểm phát triển đến năm 2020 .5
1. Xây dựng một đất nước định hướng XHCN, dân giàu, nước mạnh, công bằng và văn minh .5
2. Phát triển rút ngắn .5
3. Quan điểm phát triển bền vững .6
4. Bảo vệ vững chắc nền hòa bình quốc gia .6
5. Phát triển trong hội nhập và dựa vào hội nhập .6
6. Đầu tư cho con người .7
7. Phát triển khoa học công nghệ .7
II. Các đặc trưng xã hội Việt Nam năm 2020 .7
1. Một dân tộc hòa hợp và độc lập tự cường .7
2. Một xã hội dân chủ, công bằng và lành mạnh, thể hiện quan điểm con người là mục tiêu cao cả của phát triển .8
3. Xã hội Việt Nam là một xã hội hiện đại trong sự văn minh chân chính .8
4. Hình ảnh Việt Nam 2020 .8
a) Về mặt kinh tế .8
b) Về mặt xã hội .9
Phần II: Hình ảnh Việt Nam 2030 11
I. Một số dự báo lớn trong nền kinh tế xã hội Việt Nam năm 2030 11
1. Dự báo tình hình thế giới 11
2. Dự báo các yếu tố vĩ mô 12
3. Những thuận lợi và khó khăn cho Việt Nam trong tiến trình phát triển 12
a) Những thuận lợi 12
b) Những khó khăn 13
II. Hình ảnh Việt Nam năm 2030 14
1. Quan điểm phát triển 14
2. Một số nét cơ bản về kinh tê – xã hội Việt Nam 2030 14
a) Về mặt kinh tế 14
b) Về mặt xã hội 16
Kết luận 17
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-29-mot_so_du_bao_lon_trong_nen_kinh_te_xa_hoi_viet_nam_nam_2030.L7Fdaq1bFb.swf /tai-lieu/mot-so-du-bao-lon-trong-nen-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-nam-2030-82536/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Trang.
Lời mở đầu .4
Phần I: Hình ảnh Việt Nam 2020 – Cơ sở cho viêc xây dựng hình ảnh Việt Nam 2030 .5
I. Quan điểm phát triển đến năm 2020 .5
Xây dựng một đất nước định hướng XHCN, dân giàu, nước mạnh, công bằng và văn minh .5
Phát triển rút ngắn .5
3. Quan điểm phát triển bền vững .6
4. Bảo vệ vững chắc nền hòa bình quốc gia .6
5. Phát triển trong hội nhập và dựa vào hội nhập .6
6. Đầu tư cho con người .7
Phát triển khoa học công nghệ .7
II. Các đặc trưng xã hội Việt Nam năm 2020 .7
Một dân tộc hòa hợp và độc lập tự cường .7
Một xã hội dân chủ, công bằng và lành mạnh, thể hiện quan điểm con người là mục tiêu cao cả của phát triển .8
Xã hội Việt Nam là một xã hội hiện đại trong sự văn minh chân chính .8
Hình ảnh Việt Nam 2020 .8
Về mặt kinh tế .8
Về mặt xã hội .9
Phần II: Hình ảnh Việt Nam 2030 11
I. Một số dự báo lớn trong nền kinh tế xã hội Việt Nam năm 2030 11
Dự báo tình hình thế giới 11
Dự báo các yếu tố vĩ mô 12
Những thuận lợi và khó khăn cho Việt Nam trong tiến trình phát triển 12
Những thuận lợi 12
Những khó khăn 13
Hình ảnh Việt Nam năm 2030 14
Quan điểm phát triển 14
Một số nét cơ bản về kinh tê – xã hội Việt Nam 2030 14
Về mặt kinh tế 14
Về mặt xã hội 16
Kết luận 17
Hình ảnh Việt Nam năm 2030.
Lời mở đầu.
Năm 1986 đánh dấu sự biến chuyển to lớn trong đời sống kinh tế xã hội Việt Nam khi chúng ta thực hiện đổi mới toàn diện nền kinh tế nước nhà. Sau 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành quả to lớn, đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội kéo dài, hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, và quan trọng hơn hết là nâng cao đời sống nhân dân, tăng cường lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và sự lựa chọn con đường phát triển của đất nước.
Bước vào kinh tế thị trường với xuất phát điểm là một nước nông nghiệp lạc hậu, còn chịu nhiều hậu quả nặng nề của chiến tranh, hơn thế chúng ta lại chưa có kinh nghiệm trong quản lý nền kinh tế thị trường. Chúng ta đã gặp rất nhiều khó khăn. Để có một định hướng cho sự phát triển, đưa đất nước đi đúng theo con đường đã lựa chọn, việc đạt ra những chiến lược để có được những quan điểm phát triển và con đường, những giải pháp lớn cho quá trình phát triển là rất cần thiết. Và thực tế đã chỉ ra rằng, hai chiến lược phát triển kinh tế xã hội 1991-2000 và 2001-2010 đã là những định hướg quan trọng cho quá trình phát triển nước nhà.
Để xác định được một chiến lược phát triển đúng đắn cho đất nước, điều quan trọng là xác định điểm đến của mình sẽ là ở đâu để từ đó vạch ra các giải pháp lớn. Là những sinh viên chuyên ngành kế hoạch, chúng tui xin được mạn phép đưa ra những quan điểm của mình về hình ảnh của Việt Nam năm 2030. Do còn có những hạn chế về phương pháp nghiên cứu, tài liệu, cũng như về mặt thời gian, nên bài viết của chúng tui còn nhiều hạn chế. Vì vậy, rất mong nhận được sự giúp đỡ cũng như sự thông cảm của thầy giáo và các bạn. Nhóm thảo luận chúng tui xin chân thành cảm ơn.
PHẦN I :
Hình ảnh Việt Nam năm 2020 – Cơ sở cho việc xây dựng hình ảnh Việt Nam 2030.
QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020.
Xây dựng một đất nước định hướng XHCN, dân giàu, nước mạnh, công bằng và văn minh.
Đây là quan điểm định hướng chất lượng cho toàn bộ quá trình phát triển lâu dài của xã hội Việt Nam, nhất quán với con đường XHCN, ở đó con người vừa là mục tiêu tối cao, vừa là yếu tố trung tâm – chủ đạo của phát triển. Định hướng XHCN nhằm kiến tạo một xã hội gắn kết các lực lượng công nhân, nông dân , thí thức và giới kinh doanh trên nguyên tắc hòa hợp dân tộc trong khuôn cảnh quốc tế mới, tạo nên sức đồng thuận vì một nước Việt Nam giàu mạnh, hùng cường và sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới.
Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, đặt trên nền tảng văn hóa của sự kết hợp truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa, trí tuệ nhân loại, sẽ tạo nên sức sống mạnh mẽ về lý tưởng và hành động của dân tộc và hành động của dân tộc.
2. Phát triển rút ngắn.
Đây được coi là quan điểm xuyên suốt toàn bộ mọi ý đồ chiến lược và hành động thực tiễn của đất nước, bao gồm 2 nội dung:
- Duy trì một tốc độ tăng trưởng cao hơn các nước đi trước trong một thời gian dài, liên tục để rút ngắn khoảng cánh.
- Lựa chọn và áp dụng một mô hình ( hay cách ) phát triển cho phép rút ngắn một số bước đi theo kiểu tuần tự, cổ điển để đạt tới trình độ hiện đại hơn, cao hơn tuy chưa giàu có về của cải thực tế. Quan điểm này cũng bao hàm công thức phát triển mới của Việt Nam, đó là công nghiệp hóa (CNH), gắn liền với hiện đại hóa (HĐH).
3. Quan điểm phát triển bền vững.
Không hi sinh nền tảng tự nhiên cơ bản của đời sống xã hội (môi trường thiên nhiên) để đổi lấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, không chạy theo các giá trị vật chất mang tính kinh tế thuần túy mà đánh mất các giá trị nhân văn cao cả, dẫn tới suy thoái đạo đức và giá trị văn hóa, hạn chế mức độ rủi ro toàn cầu trong phát triển kinh tế. Trong tinh thần quan tâm đến chất lượng phát triển, đối với nước ta vấn đề phát triển nông thôn càng trở nên quan trọng. Nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa phải được xây dựng để trở thành hậu phương, góp phần tạo ra một mẫu hình CNH kiểu mới của cả nước. Quan điểm này cũng thể hiện “định hướng XHCN ” của quá trình phát triển đất nước ta.
4. Bảo vệ vững chắc nền hòa bình quốc gia.
Đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, ổn định dân cư ở những vùng xung yếu vùng biên giới, cửa khẩu, hải đảo phù hợp với chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia. Hoàn chỉnh chiến lược quốc phòng và chiến lược an ninh quốc gia phù hợp với tình hình mới, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng kinh tế đối ngoại. Phát triển công nghiệp quốc phòng và kết hợp sử dụng năng lực đó để tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
5. Phát triển trong hội nhập và dựa vào hội nhập.
Xây dựng một nền kinh tế có khả năng hội nhập vào nền kinh có khả năng hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, có năng lực cạnh tranh và thích nghi cao. Chỉ có như vậy, nền kinh tế nước ta mới vận động theo tinh thần “ tùy thuộc nhưng không lệ thuộc ”, kết hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia với mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, khắc phục những mặt tiêu cực trong quá trình hội nhập.
6. Đầu tư cho con người.
Phát triển con người (nâng cao rõ rệt chỉ số HDI của Việt Nam) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là hai nội dung quan trọng của quan điểm này với 3 yêu cầu chính là:
Nâng cao dân trí.
Phát triển nguồn nhân lực.
Bồi dưỡng nhân tài.
Phát triển khoa học công nghệ.
KH&CN là một trong những động lực chủ yếu cho quá trình phát triển đất nước, quyết định đến tốc độ và chất lượng của tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nước nhà, phát triển khoa học công nghệ sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững và chủ động. Ưu tiên phát triển...