cherub1707
New Member
Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài khóa luận 1
2. Mục đích, giới hạn và nhiệm vụ đề tài. 2
3. Các phương pháp nghiên cứu. 3
4. Những vấn đề đề xuất hay giải pháp của khóa luận. 4
5. Kết cấu của khóa luận. 4
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái và hiệu quả kinh doanh 5
1.1. Du lịch sinh thái 5
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái 5
1.1.2. Sự cần thiết của du lịch sinh thái 7
1.1.3 Mối quan hệ của việc phát triển du lịch sinh thái với các ngành khác 8
1.1.4. Tiêu chí đánh giá sự phát triển của du lịch sinh thái 11
1.2. Hiệu quả kinh doanh 15
1.2.1. Khái niệm hiệu quả kinh doanh 15
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh 17
1.2.3. Ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh đối với điểm du lịch 21
1.3. Vai trò của hiệu quả kinh doanh trong du lịch sinh thái 23
1.3.1. Các mối quan hệ 23
1.3.2. Ý nghĩa 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHU DU LỊCH SINH THÁI THÁC ĐA - BA VÌ 26
2.1. Tiềm năng du lịch sinh thái của khu du lịch Thác Đa - Ba Vì 26
2.1.1. Giới thiệu chung về khu du lịch sinh thái Thác Đa - Ba Vì 26
2.1.2. Tài nguyên du lịch tự nhiên 28
2.1.2.1. Vị trí địa lý 28
2.1.2.2. Địa hình 29
2.1.2.3. Khí hậu 30
2.1.2.4. Nguồn nước 33
2.1.2.5. Sinh vật 34
2.1.3. Tài nguyên du lịch nhân văn 34
2.1.3.1. Di tích văn hóa lịch sử 34
2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của khu du lịch sinh thái Thác Đa-Ba Vì 38
2.2.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật 38
2.2.1.1.Cơ sở lưu trú: 38
2.2.1.2. Cơ sở ăn uống 39
2.2.1.3. Cơ sở vui chơi giải trí 39
2.2.1.4. Cơ sở hạ tầng khác. 40
2.2.2. Khách du lịch 41
2.2.2.1. Cơ cấu khách du lịch: 43
2.2.2.2.Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch: 44
2.2.2.3. Mức chi tiêu bình quân của du khách: 45
2.2.4. Lao động. 48
2.2.5. Thực trạng kinh doanh và khai thác tài nguyên sinh thái. 50
2.3. Phân tích SWOT với khu du lịch Khoang Xanh: 52
2.3.1. Điểm mạnh 53
2.3.2. Điểm yếu: 54
2.3.3. Cơ hội 55
2.3.4. Thách thức 56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-29-de_tai_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_kinh_doanh_cua_khu.ERZWSvb70N.swf /tai-lieu/de-tai-mot-so-giai-phap-nang-cao-hieu-qua-kinh-doanh-cua-khu-du-lich-sinh-thai-thac-da-ba-vi-82501/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Đến năm 2004, sau ba năm đi vào hoạt động cùng với đó là sự hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, cơ cấu khách đã có sự thay đổi. Đặc biệt thế mạnh của khu du lịch Thác Đa là du lịch hội nghị, hội thảo đã thu hút nhiều hơn các nhóm đối tượng khách đến với khu du lịch Thác Đa. Khách du lịch, ngoài thanh niên, học sinh, sinh viên còn có thương gia, khách đi theo đoàn lớn theo loại hình du lịch khen thưởng hay nhóm khách đi theo hộ gia đình tăng lên đáng kể. Khung cảnh thiên nhiên hoang sơ của khu du lịch Thác Đa cũng là nơi dừng chân lý tưởng của các đôi vợ chồng trẻ mới cưới đến khu du lịch Thác Đa hưởng tuần trăng mật hay các cặp tình nhân.
Hơn nữa, khi thời gian nhàn rỗi tăng lên do một tuần chỉ làm việc 40 giờ, đã tạo điều kiện cho khu du lịch Thác Đa đón nhận một lượng khách lớn đến nghỉ ngơi cuối tuần.
2.2.2.2.Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch:
Thời gian đầu khi mới bước vào khai thác phục vụ mục đích du lịch, du khách đến khu du lịch Thác Đa chủ yếu là trong vòng một ngày. Nguyên nhân là do các dịch vụ phục vụ khách chưa đa dạng, dịch vụ lưu trú, dịch vụ vui chơi giải trí và các dịch vụ cần thiết khác chưa hoàn thiện. Ngay sau đó, khu du lịch đã biết khai thác những thế mạnh của mình. Hệ thống nhà sàn khép kín và nhà sàn tập thể đã dần hoàn thiện.Những ngôi nhà sàn được dựng theo phong cách của đồng bào dân tộc Mường đã là điểm nhấn hấp dẫn du khách.
Thêm vào đó là các hoạt động vui chơi giải trí hấp dẫn như: Giao lưu văn nghệ với các chàng trai cô gái dân tộc, nhảy sạp đêm lửa trại, múa xoè, thưởng thức các món đặc sản vùng rừng núi Ba Vì để nghe truyền thuyết Sơn Tinh- Thuỷ Tinh, tích chuyện Thần lửa xua tan bóng đêm, hay khám phá vùng thiên nhiên hoang sơ Ba Vì, tắm ở hồ bơi sinh thái và tham gia các hoạt động thể thao trên núi... Tất cả những hoạt động đó đã kéo dài thời gian lưu trú của du khách. Thời gian lưu trú không còn là một ngày như trước đây mà đã kéo dài thành hai ngày, ba ngày... thậm chí là một tuần, hai tuần đối với du khách tham gia loại hình du lịch nghỉ dưỡng.
Phổ biến nhất hiện nay là các chương trình Tour du lịch được thiết kế đến Thác Đa là tour hai ngày một đêm (xem phụ lục 7).
2.2.2.3. Mức chi tiêu bình quân của du khách:
Bảng 6: Mức chi tiêu trung bình của khách du lịch
ĐVT: VND
Mức chi tiêu TB
2001
2002
2003
2004
Khách quốc tế
78.500
235.000
500.000
600.000
Khách nội địa
10.000
40.000
80.000
90.000
Nguồn: Phòng du lịch Công ty ATI
Mức chi tiêu trung bình của du khách năm 2003 đã tăng 6,4 lần đối với khách du lịch quốc tế và 8 lần đối với khách du lịch nội địa và tương lai sẽ tiếp tục tăng. Thời gian đầu khai thác khu du lịch chỉ thu được 10.000 đồng từ khách nội địa và 78.000 đồng từ khách quốc tế. Nguyên nhân là do trong thời gian đầu các dịch vụ phục vụ hoạt động du lịch của du khách chưa hoàn thiện nên chưa đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của du khách, vì vậy họ sử dụng rất ít các dịch vụ ở đây. Qua phỏng vấn một số khách du lịch đã đi khu du lịch Thác Đa hai lần từ khi khu du lịch này bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, họ nói rằng họ đến khu du lịch Thác Đa lưu trú không dài, thường là một ngày nên đa số khách thường mang theo đồ ăn, đồ dùng để tự phục vụ.
Những năm sau đó mức chi tiêu trung bình đã tăng lên. Một trong những lý do tăng đó phải kể đến môi trường vĩ mô của khu du lịch. Do điều kiện sống đã tăng lên, thu nhập của người dân cao hơn trước, thời gian rảnh rỗi nhiều hơn, nên việc đi du lịch và tiêu dùng các dịch vụ trong hoạt động du lịch dần trở thành nhu cầu thiết yếu. Tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ từ du lịch để có những trải nghiệm đa dạng dần trở thành một xu hướng trong xã hội đang phát triển.
Trong môi trường vi mô của khu du lịch Thác Đa phải kể đến là sự hoàn thiện các cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch cũng như sự phong phú từ các sản phẩm du lịch của khu du lịch Thác Đa, Chính những điều đó đã tạo điều kiện cho việc "móc túi" du khách được dễ dàng hơn, khiến mức chi tiêu trung bình cao hơn so với trước.
2.2.3. Doanh thu
Doanh thu của khu du lịch sinh thái Thác Đa đã có những bước tăng trưởng rõ rệt sau ba năm đi vào hoạt động. Có thể thấy sự thay đổi về doanh thu qua bảng số liệu sau:
Bảng 7: Doanh thu của khu du lịch Thác Đa
Đơn vị: vnđ
Năm
Doanh thu
DVT
2001
2002
2003
2004
Khách quốc tế
VND
10.519.000
62.407.500
270.000.000
420.000.000
%tăng
0
5,9%
4,3%
1,5%
Khách nội địa
VND
56.060.000
449.720.000
1.170.400.000
1.460.880.000
%tăng
0
8,0%
2,6%
1,24%
Tổng doanh thu
vnd
66.579.000
512.127.500
1.440.400.000
1.880.880.000
%tăng
0
7,6%
2,8%
1,3%
Nguồn: Phòng du lịch Công ty ATI
Biểu đồ 2: Xu hướng phát triển doanh thu
Năm 2003 có thể coi là một năm hoạt động du lịch thành công của khu du lịch sinh thái Thác Đa. Doanh thu của năm 2003 đã tăng 21,6 lần so với năm mới đi vào hoạt động cách đó 2 năm. Nguyên nhân tăng trưởng của doanh thu là do thị trường mục tiêu của khu du lịch đã thay đổi. Khu du lịch Thác Đa đã hướng tới các khúc đoạn khách tham gia du lịch sinh thái hay tầng lớp doanh nhân - những đối tượng có khả năng chi trả cao cho việc tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Thêm vào đó là sự hoàn thiện hơn về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. Điều này đã khuyến khích được nhiều đối tượng khách khi lựa chọn khu du lịch Thác Đa là điểm đến và cũng kích thích họ tiêu dùng nhiều hơn cho các sản phẩm, dịch vụ của khu du lịch Thác Đa.
Từ năm 2001 đến nay, theo ông Lại Hồng Khánh - Giám đốc sở du lịch Hà Tây, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm ngành du lịch Hà Tây luôn đạt 15% cả về lượt khách và doanh thu. Có được kết quả đó cũng phải kể đến sự đóng góp của khu du lịch sinh thái Thác Đa. Dự báo trong 2 năm: 2005 và 2006 doanh thu của khu du lịch sinh thái Thác Đa sẽ tăng từ 1,2 đến 1,5 lần so với năm 2003.
Cụ thể dự báo về lượng khách đến và doanh thu như sau:
Bảng 8: Dự báo về lượng khách và doanh thu của khu du lịch Thác Đa trong 2 năm tới.
Năm
Khách DL
2005
2006
ĐV
Lượng khách
ĐVT
Doanh thu
Lượng khách
Doanh thu
Khách quốc tế
Người
1300
VND
700.000.000
1600
750.000.000
%tăng
1,85%
%tăng
1,66%
1,23%
1,07%
Khách nội địa
Người
20.500
VND
1.500.000.000
22.400
1.650.000.000
%tăng
1,26%
%tăng
1,02%
1,09%
1,11%
Tổng
Người
21.800
VND
2.200.000.000
24.000
2.400.000.000
%tăng
1,28%
%tăng
1,16%
1,1%
1,1%
Nguồn phòng du lịch Công ty ATI
2.2.4. Lao động.
Tổng số lao động trong khu du lịch sinh thái Thác Đa là 140 người.
Trình độ lao động được thống kê như sau:
Bảng 9: Thống kê lao động của khu du lịch Thác Đa
Đơn vị: Người
Trình độ
Số lượng
Tỷ lệ %
Đại học...