lucky_happy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ LOGISTICS VÀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA BẰNG CONTAINER
1.1. Dịch vụ logistics
1.1.1. Khái niệm dịch vụ logistics
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về logistics trên thế giới và được xây dựng căn cứ trên ngành nghề và mục đích nghiên cứu về dịch vụ logistics, tuy nhiên có thể nêu một số khái niệm chủ yếu sau:
- Liên Hợp Quốc (Khóa đào tạo quốc tế về vận tải đa cách và quản lý logistics, Đại học Ngoại Thương, tháng 10/2002): Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.
- Ủy ban Quản lý logistics của Hoa Kỳ: Logistics là quá trình lập kế hoạch, chọn phương án tối ưu để thực hiện việc quản lý, kiểm soát việc di chuyển và bảo quản có hiệu quả về chi phí và ngắn nhất về thời gian đối với nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cũng như các thông tin tương ứng từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
- Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ-1988: Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng.
- Trong lĩnh vực quân sự, logistics được định nghĩa là khoa học của việc lập kế hoạch và tiến hành di chuyển và tập trung các lực lượng, … các mặt trong chiến dịch quân sự liên quan tới việc thiết kế và phát triển, mua lại, lưu kho, di chuyển, phân phối, tập trung, sắp đặt và di chuyển khí tài, trang thiết bị.
- Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại 2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hay nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hay các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng các khái niệm về dịch vụ logistics có thể chia thành hai nhóm:
 Nhóm định nghĩa hẹp mà tiêu biểu là định nghĩa theo Luật Thương Mại 2005, xem logistics gần như tương tự với hoạt động giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên trong định nghĩa của Luật Thương Mại cũng có tính mở thể hiện trong cụm từ “ hay các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa”. Khái niệm logistics trong trong một số lĩnh vực chuyên ngành cũng chỉ bó hẹp trong phạm vi, đối tượng của ngành đó. Theo trường phái này, bản chất của dịch vụ logistics là việc tập hợp tấc cả các yếu tố hỗ trợ cho quá trình vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Theo đó, dịch vụ logistics mang nhiếu yếu tố vận tải, người cung cấp dịch vụ logistics theo khái niệm này không có nhiều khác biệt so với người cung cấp dịch vụ vận tải đa cách.
 Nhóm định nghĩa thứ hai về dịch vụ logistics có phạm vi rộng hơn, có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho đến khi hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Theo nhóm định nghĩa này, dịch vụ logistics gắn liền cả quá trình nhập nguyên, nhiên vật liệu làm đầu vào cho quá trình sản xuất, sản xuất ra hàng hóa và đưa vào các kênh lưu thông, phân phối và đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Nhóm định nghĩa này của dịch vụ logistics góp phần phân định rõ ràng giữa các nhà cung cấp từng dịch vụ đơn lẽ như dịch vụ vận tải, giao nhận, khai hải quan, phân phối… với một nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp, người sẽ đảm nhận toàn bộ các khâu trong quá trình hình thành và đưa hàng hóa đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, nhà cung cấp dịch vụ logistics chuyên nghiệp đòi hỏi phải có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng để cung cấp dịch vụ mang tính “trọn gói” cho các nhà sản xuất.

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển dịch vụ logistics
Trên thế giới thuật ngữ logistics đã xuất hiện từ rất lâu nhưng cho đến nay nó vẫn còn khá xa lạ, mới mẻ đối với phần lớn người Việt Nam.
“Logistics” theo nghĩa đang sử dụng trên thế giới có nguồn gốc từ từ “Logistique” trong tiếng Pháp. “Logistique”lại có nguồn gốc từ từ “Loger” nghĩa là nơi đóng quân. Logistics được dùng ở Anh bắt đầu từ thế kỷ 19. Một điều thú vị là từ này không hề có mối liên quan gì với từ “logistic” trong toán học, có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp “logistikos” và được dùng ở Anh từ thế kỷ 17. Từ điển Websters định nghĩa : “Logistics là quá trình thu mua, bảo quản, phân phối và thay thế con người và trang thiết bị”. Còn theo American Heritage Dictionary, Logistics có 2 nghĩa: -“Logistics là một lĩnh vực hoạt động của quân đội, liên quan đến việc thu mua, phân phối, bảo quản và thay thế các thiết bị máy móc cũng như con người”. hoặc: -“Logiostics là việc quản lý các chi tiết của quá trình hoạt động”. Cho đến nay vẫn chưa tìm được thuật ngữ thống nhất, phù hợp để dịch từ Logistics sang tiếng Việt. có người dịch là hậu cần, có người dịch là tiếp vận hay tổ chức dịch vụ cung ứng, thậm chí là vận trù…
Xét trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, có thể tóm lược quá trình phát triển của logistics như sau:
Ban đầu logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu với nghĩa là công tác hậu cần. Napoleon từng định nghĩa: Logistics là hoạt động để duy trì lực lượng quân đội. Sau này thuật ngữ logistics dần được áp dụng trong lĩnh vực kinh tế, được lan truyền từ châu lục này sang châu lục kia, từ nước này sang nước khác, hình thành nên từ logistics toàn cầu. Logistics đã phát triển rất nhanh chóng, nếu giữa thế kỷ thứ 20 rất hiếm doanh nhân hiểu được logistics là gì, thì đến cuối thế kỷ, logistics được ghi nhận như một chức năng kinh tế chủ yếu, một công cụ hữu hiệu mang lại thành công cho các doanh nghiệp cả trong khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ.
Theo ESCAP (Economic and Commission for Asia and pacific - Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á – Thái Bình Dương) Logistics được phát triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Phân phối vật chất.
Vào những năm 60, 70 của thế kỷ 20, người ta bắt đầu quan tâm đến vấn đề quản lý một cách có hệ thống những hoạt động có liên quan với nhau để đảm bảo phân phối sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách có hiệu quả. Những hoạt động đó gồm vận tải, phân phối, bảo quản hàng hóa, quản lý tồn kho, bao bì đóng gói, phân loại, dán nhãn… những hoạt động nêu trên được gọi là phân phối /cung ứng sản phẩm vật chất hay còn có tên gọi là loistics đầu ra.
Giai đọan 2: Hệ thống logistics.
Đến những năm 80, 90 của thế kỷ trước, các công ty tiến hành kết hợp quản lý 2 mặt: đầu vào (gọi là cung ứng vật tư) với đầu ra (phân phối sản phẩm), để tiết kiệm chi phí, tăng thêm hiệu quả của quá trình này. Sự kết hợp đó được gọi là hệ thống logistics.
Giai đọan 3: Quản trị dây chuyền cung ứng.
Đây là khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi nối tiếp các hoạt động từ người cung cấp – đến người sản xuất – khách hàng tiêu dùng sản phẩm, cùng với việc lập các chứng từ có liên quan, hệ thống theo dõi, kiểm tra làm tăng thêm giá trị sản phẩm. Khái niệm này coi trọng việc phát triển các quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa người sản xuất với người cung cấp, với người tiêu dùng và các bên có liên quan, như: các công ty vận tải, kho bãi, giao nhận và người cung cấp công nghệ thông tin.

Từ bảng trên cho thấy khối lượng hàng hóa luân chuyển ra nước ngoài không ngừng gia tăng với chỉ số phát triển tương cao và ổn dịnh. Như vậy, nếu có được một thị trường và hệ thống đại lí rộng khắp, công ty sẽ có nhiều cơ hội hơn đề khai thác thị trường tiềm năng cũng như phát triển hoạt động .


KẾT LUẬN
Qua phân tích chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của dịch vụ logistics trong một nền kinh tế thị trường trong thời kỳ hội nhập ở Việt Nam. Kinh tế càng phát triển, hoạt động thương mại càng mở rộng thì nhu cầu về logistics ngày càng cao. Logistics mang lại những lợi ích chủ yếu sau:
- Tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu, nhập khẩu hoạt động có hiệu quả hơn do có hoạt động giao nhận.
- Giao nhận đóng một vai trò quan trọng trong buôn bán quốc tế, càng ngày càng có nhiều hàng hoá của các tổ chức ngoại thương được các tổ chức giao nhận đảm nhận để vận chuyển.
- Đại lý giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển công tác ngoại thương, góp phần làm tăng doanh thu ngoại tệ, dịch vụ xuất khẩu và tăng kim ngạch xuất khẩu vì vậy có thể cải thiện được cán cân thanh toán quốc gia.
- Làm đầu mối tiếp xúc, giao dịch, thu nhập thông tin phục vụ công tác xuất khẩu. Công tác giao nhận làm giảm thời gian cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.
- Giao nhận góp phần làm giảm chi phí vận tải, đơn giản hoá thủ tục, góp phần thúc đẩy tốc độ luân chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu.
Nam Trung Viet tuy là một công ty có quy mô nhỏ nhưng đã hoạt động có hiệu quả trong lĩnh vực logistics. Lượng khách hàng của công ty ngày càng gia tăng, lợi nhuận tăng với tốc độ khá cao đã chứng tỏ được uy tín của công ty ngày càng lớn. Để có được những kết quả đó không chỉ nhờ vào đường lối chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo mà còn ở sự nổ lực của toàn thể nhân viên trong công ty đã làm vịêc hết mình để cùng phát triển với công ty. Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, Nam Trung Viet cũng đã không ngừng cải tiến về công nghệ, quy trình để đáp ứng những đòi hỏi khắc khe của thị trường cạnh tranh gay gắt.
Tuy vậy, để có thể đứng vững và phát triển hơn nữa, công ty cần không ngừng đổi mới trong cung cách phục vụ cũng như chất lượng dịch vụ mới có thể cạnh tranh được với những công ty lớn. Nhất là trong thời kỳ hội nhập, ngày càng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh từ nước ngoài hoạt động trong cùng lĩnh vực. Nhịp điệu phát triển kinh tế tăng cao nhưng môi trường cạnh tranh cũng ngày càng gay gắt. Hoàn thiện và phát triển là một đòi hỏi tất yếu để nam Trung Viet có thể tồn tại và phát triển được.

KIẾN NGHỊ
Logistics hiện đang là một ngành phát triển nóng trên thế giới nhưng ở Việt Nam thì chưa được quan tâm nhiều. Hiện nay ở Việt Nam chỉ có Hiệp Hội Giao Nhận VIFFAS, chưa thể hiện được hết chức năng của ngành logistics nen cần xúc tiến đổi tên thành Hiệp Hội Logistics, để Hiệp Hội có thể phát huy được vai trò trong hoạt động.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các cơ quan nhà nước như: Hải Quan, Cảng Vụ, bộ Giao Thông Vận Tải và từ chính các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu trong cả nước. Khi bộ máy quản lý của nhà nước hoạt động tốt và các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thì sẽ kéo theo sự phát triển của dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các cơ quan chức năng để có thể giải quyết nhanh chóng về thủ tục xuất nhập khẩu cho hàng hóa.
Để nền kinh tế của đất nước phát triển, nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu, qua đó gián tiếp giúp cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa phát triển theo.
Chính phủ cũng cần có những chính sách đầu tư phát triển mạng viễn thông internet, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin trực tuyến, truyền dữ liệu điện tử EID của các công ty giao nhận vận tải. Khuyến khích các công ty phần mềm Việt Nam xây dựng phát triển các công cụ thương mại điện tử, các phần mềm quản lí logistics chuyên biệt.
Nhà nước cần cải tiến, đơn giản hóa cách quản lý các thủ tục về hàng hóa xuất nhập khẩu để hàng hóa có thể thông quan nhanh chóng hơn, để giảm sự lãng phí về thời gian và chi phí do hàng hoá lưu thông chậm. Xây dựng các khung hành lang pháp lí mở và chọn lọc, đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường logistics minh bạch.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top