Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm hạn chế tính thời vụ du lịch tại khách sạn Đà Nẵng
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT THỜI VỤ 3
I. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DU LỊCH 3
1. Khái niệm “khách du lịch” 3
2. Khái niệm về cầu du lịch 4
3. Khái niệm về cung du lịch 5
II. TÍNH THỜI VỤ TRONG DU LỊCH 5
1. Khái niệm và đặc điểm thời vụ 5
2. Các đặc điểm của tính thời vụ du lịch 6
3. Các mùa trong du lịch 9
4. Hậu quả của tính thời vụ đến kinh doanh khách sạn 9
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong doanh nghiệp du lịch 10
6. Hạn chế tính thời vụ trong du lịch 12
PHẦN II:
THỰC TRẠNG KINH DOANH TẠI KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 15
I. TỔNG QUAN VỀ KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 15
1. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Đà Nẵng 15
2. Chức năng và nhiệm vụ của khách sạn Đà Nẵng 15
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của khách sạn Đà Nẵng 16
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 17
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận lưu trú 17
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở bộ phận ăn uống 18
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dịch vụ bổ sung 18
III. VỀ ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG 18
IV. TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN QUA CÁC NĂM 19
V. TÌNH HÌNH NGUỒN KHÁCH 25
VI. ĐẶC ĐIỂM NGUỒN KHÁCH CỦA KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 27
1. Cơ cấu nguồn khách nội địa theo mục đích chuyến đi 27
2. Cơ cấu nguồn khách theo hình thức chuyến đi qua các năm 28
VII. TÍNH THỜI VỤ CỦA KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 30
1. Khách quốc tế 31
2. Khách nội địa 33
VIII. CÁC CHÍNH SÁCH MARKETING ÁP DỤNG TRONG KHÁCH SẠN 34
PHẦN III:
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ TÍNH THỜI VỤ TẠI KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG 39
I. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN TRONG THỜI GIAN ĐẾN 39
1. Phương hướng 39
2. Mục tiêu 39
II. MỘT SỐ DỰ BÁO NGẮN HẠN VỀ NGUỒN KHÁCH CỦA KHÁCH SẠN 40
1. Khách nội địa 41
2. Khách quốc tế 41
III. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÍNH THỜI VỤ Ở KHÁCH SẠN ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN ĐẾN 41
1. Giải pháp nghiên cứu thị trường 41
2. Giải pháp nâng cao và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực 42
3. Giải pháp nâng cao và đa dạng hóa khả năng đón tiếp khách 43
4. Giải pháp sử dụng tích cực động lực kinh tế 43
5. Xây dựng chính sách giá linh hoạt và các cách thanh toán hợp lý đa dạng cho khách 44
6. Giải pháp tuyên truyền quảng cáo 45
KẾT LUẬN 46
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2016-02-05-chuyen_de_mot_so_giai_phap_nham_han_che_tinh_thoi_vu_du_lich_tqJoERsvJQ.png /tai-lieu/chuyen-de-mot-so-giai-phap-nham-han-che-tinh-thoi-vu-du-lich-tai-khach-san-da-nang-88132/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Phòng thị trường:
Bộ phận này làm cho sản phẩm luôn đáp ứng nhu cầu thị trường, xác định và điều chỉnh giá phòng cho phù hợp với biến động thị trường, mùa vụ kinh doanh và kế hoạch kinh doanh của khách sạn, tổ chức thực hiện các hoạt động cổ động quảng cáo, tuyên truyền, kích thích tiêu dùng.
II. CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT
1. Cơ sở vật chất kỹ thuật tại bộ phận lưu trú:
- Khách sạn Đà Nẵng có hai khu vực lưu trú gần nhau.
+ Khu vực số 1, tiêu chuẩn 2 sao.
+ Khu vực số 2, tiêu chuẩn 3 sao.
Cả khách sạn có tổng cộng là 163 phòng, được trang thiết bị tiêu chuẩn đánh giá. Mỗi phòng đều được trang thiết bị đầy đủ giường nệm, máy điều hoà, ti vi truyền hình cáp, có hệ thống nước nóng lạnh, bồn tắm rộng...
2. Cơ sở vật chất kỹ thuật ở bộ phận ăn uống:
Hiện nay tại khách sạn có 3 nhà hàng với sức chứa 1500-2000 thực khách và quầy bar ở khu 2 sao. Nhà hàng có các món ăn Âu, Á không những chỉ phục vụ cho thực khách ở khách sạn mà nhà hàng còn là nơi tổ chức tiệc cưới có uy tín trên thành phố Đà Nẵng với đội ngũ đầu bếp lành nghề, nhân viên phục vụ tận tình chu đáo...
Cả 3 nhà hàng đều được trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết :tủ lạnh, hệ thống ánh sáng, âm thanh, xe đẩy phục vụ, bàn ghế, công cụ ăn uống. .. Đặc biệt, sự bố trí không gian xung quanh thẩm mỹ như ; cây cối, khối hình tĩnh vật, các chậu hoa, bài trs bàn ăn nghệ thuật... tạo không gian sang trọng, sạch sẽ, dễ chịu cho khách trong bữa ăn.
3. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dịch vụ bổ sung:
Khách sạn có 3 phòng hội nghị được trang bị máy lạnh và các trang thiết bị âm thanh, ánh sáng hiện đại chuyên tổ chức hội nghị, hội thảo.
- 01 hội trường với 400 ghế.
- 02 hôi trường mỗi phòng chứa từ 100- 200 ghế.
Ngoài ra, khách sạn còn có các dịch vụ bổ sung: Khu vực massage và tắm hơi, 5 phòng nằm liền kề nhau, giặt là, shop, tìm kiếm thông tin, 02 quầy bán đồ lưu niệm đá mỹ nghệ Non Nước.
Dịch vụ bổ sung chưa thật sự đa dạng về sản phẩm dịch vụ cho khách sạn để có thể lôi kéo khách ở lại lưu trú dài ngày. Vì vậy khách sạn cần đầu tư nhiều hơn vào dịch vụ bổ sung. Ngoài ra bổ sung thêm dịch vụ bổ sung còn có thể giảm rủi ro cạnh tranh, đảm bảo khả năng cạnh tranh so với các khách sạn cùng cấp hạng.
III. VỀ ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG:
Bảng 2. Số lượng trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ lao động tại khách sạn Đà Nẵng (số liệu năm 2008).
Bộ phận
Tổng
Chuyên môn nghiệp vụ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Sơ cấp
SL
TT%
SL
TT%
SL
TT%
SL
TT%
Văn phòng
8
5
62.5
3
37.5
Lễ tân+t.trường
11
2
18.18
1
9
3
27.27
5
45.45
Điện nước
4
4
100
Bảo vệ
7
7
100
Bếp
7
7
100
Buồng
23
23
100
Bàn +B.Sung
25
6
24
19
76
Tổng
85
7
8.2
1
1.1
46
54
21
36.47
Tuy trình độ của người lao động chưa cao nhưng nhìn chung 100% lao động của khách sạn đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ. Hơn 70% lao động của khách sạn ở trình độ trung cấp và sơ cấp. Lao động trình độ đại học chủ yếu tập trung ở bộ phận văn phòng và lễ tân. Tuy nhiên nó vẫn không đảm bảo được tỷ lệ 100% nhưng đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu công việc. Nhưng với su thế phát triển hiện nay, chất lượng dịch vụ ngày càng đòi hỏi cao hơn. Trong đó yếu tố con người, yếu tố lao động chính là yếu tố quyết định đến chất lượng dịch vụ. Vì vậy trong thời gian tới khách sạn luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ cho người lao động.
Tuy khách sạn Đà Nẵng thực tế còn nằm dưới định mức này nhưng là một cơ cấu vừa phải do số lượng sản phẩm dịch vụ của khách sạn không nhiều, chủ yếu là lưu trú và ăn uống. Ngoài ra, khách sạn còn thuê đội ngũ nhân viên làm theo hợp đồng, và có sự luân chuyển linh hoạt giữa các bộ phận như trong phục vụ tiệc cưới... Vì vậy lượng lao động này là tương đối vừa phải với khách sạn Đà Nẵng.
Sự phân bố lao động giữa các bộ phận trong khách sạn là là tương đối hợp lý. Nhiều nhất là bộ phận bàn với 25 lao động chiếm 29% và bộ phận buồng với 23 lao động chiếm 27%trong tổng số lao động của khách sạn. Lao động ở bộ phận bàn tương đối lớn là do nhà hàng khách sạn không những phục vụ nhu cầu của khách lưu trú tại khách sạn mà còn phục vụ tiệc cho nhu cầu khách địa phương, đặc biệt là tiệc cưới. Ở bộ phận buồng nhân viên làm việc tương đối thoải mái với lượng công việc trung bình là 7phòng/1 người/ngày. Riêng ở bộ phận bếp, với 7 lao động phục vụ cho nhu cầu cho khách ăn uống tương đối thoải mái.
Lao động nữ chiếm tỷ trọng tương đối cao trong cơ cấu lao động của khách sạn. Lớn nhất là bộ phận buồng và bàn. Ở bộ phận buồng có cơ cấu lao động nữ như thế là hợp lý vì nó đòi hỏi sự cần cù, tỉ mỉ trong công việc. Tuy nhiên ở bộ phận bàn, với 23 lao động nữ nhưng chỉ có 4 lao động nam là tương đối ít. phục vụ bàn đồi hỏi sự dẻo dai nhanh nhẹn, nó phù hợp với lao động nam hơn là lao động nữ. Ở những bộ phận khác đã có sự hợp lý trong công việc bố trí lao động nam và nữ như bếp, lễ tân với cơ cấu hài hoà. Bộ phận điện nước, bảo vệ sử dụng lao động nam.
Ở bộ phận lễ tân nhà hàng, do đặc tính của công việc cần sự năng động, nhiệt tình, nhiệt tình nên ở hai bộ phận này cần được trẻ hoá để đáp ứng nhu cầu công việc. Vì vậy, khách sạn phải chú ý đến công tác tuyển dụng, luân chuyển nhân viên khi đã quá độ tuổi, nhằm bảo đảm chất lượng phục vụ, đem lại sự thoả mãn cao nhất đối với khách hàng.
IV. TÌNH HÌNH DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN QUA CÁC NĂM:
Bảng 3. Doanh thu, chi phí lợi nhuận qua 3 năm của khách sạn Đà Nẵng.
ĐVT:Nghìn đồng
Năm chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2006
2008/2007
CL
TĐPT
CL
TĐPT
DT
14.009.988
13.275.492
13.275.492
-390988
97.2
343580
97.47
CP
11.828.003
12.348.600
10.415.728
520597
104.4
-193287
84.35
LN
2.181.982
1.270.400
2.859.764
-911582
58.2
1589364
225.1
Nguồn : Phòng kế toán
Sơ đồ về doanh thu chi phí lợi nhuận
Qua 3 năm hoạt động kể cả trước và sau cổ phần hoá tình hình doanh thu, chi phí lợi nhuận có nhiều biến động khác nhau.
Chi phí qua các năm có xu hướng tăng liên tục qua 2 năm 2006-2007 nhưng đến năm 2008. Sau khi khách sạn đi vào cổ phần hoá thì phần chi phí của khách sạn giảm xuống đáng kể. Đây có thể nói là một thành công lớn trong công tác cổ phần hoá mà khách sạn đạt được.
Năm 2006 là năm mà tổng chi phí cũng như chi phí của các bộ phận đều tăng cao với 39.91%. Nó là một phần kết quả của của việc tăng lượng khách đón tiếp và phục vụ tại khách sạn. Bên cạnh đó năm 2006 khách sạn số 3 đi vào hoạt động, chính vì vậy nó kéo theo sự tăng lên của các loại chi phí như KHTSCĐ, tiền thuế đất, lãi vay, chi phí nguyên liệu phòng Do sự tăng lên những loại chi phí này làm cho tốc độ phát triển của chi phí cao hơn đáng kể so với tốc độ phát triển của doanh thu năm 2006 ở đều tất cả các bộ phận đặc biệt là bộ phận lưu trú do chịu ảnh hưởng của nhiều chi phí tài sản cố định. Điều này ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng chi phí của khách sạn năm 2006.
Sang năm 2007 tình hình sử dụng chi phí vẫn tiếp tục tăng chứ không có sự cải thiện nào. Chi phí năm 2007 tăng lên 4.4% so với năm 2006. sự tăng lên về chi phí này chủ yếu nằm ở bộ phận kinh doanh lưu trú còn ở bộ phận khác thì chi phí không tăng mà có chiều giảm xuống. Chi phí bộ phận lưu trú chịu ảnh hưởng nhiều của chi phí cơ sở vật chất kỹ thuật... Mặc khác, năm 2007 là năm Đà Nẵng chịu ảnh hưởng nhiều nhất của các trận bão. Cơ sở vật chất kỹ thuật bị hư hại nhiều khiến cho chi phí sửa chưa tăng cao. Đến năm 2008 chi phí của khách sạn giảm được 20.05% có được điều này là đóng góp không nhỏ của việc cổ phần hoá đã giảm thiểu được chi phí một cách hiệu quả. Ngoài ra sau khi cổ phần hoá khách sạn thay đổi lại chính sách trả lương cho nhân viên, điều này cũng góp phần vào việc giảm thiểu được chi phí của khách sạn.
Về lợi nhuận của khách sạn thì giảm dần qua các năm 2006 và năm 2007. Điều này là kết quả của việc gia tăng chi phí với tốc độ nhanh hơn doanh thu, Do khách sạn số 3 đưa vào hoạt động nên phần chi phí để duy trì chất lượng hoạt động cho khách sạn số 3 làm cho tổng chi phí tăng cao trong khi doanh thu vẫn chưa tăng kịp với quy mô khách sạn, đồng thời là sự biến động bất lợi của tình hình đón khách và thiên tai. Những nguyên nhân đó làm cho lợi nhuận của khách sạn giảm sút trong những năm qua chưa đem lại hiệu quả tốt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình này trong đó có cả yếu tố khách quan và chủ quan. Khách sạn cần quan tâm nhiều hơn nữa đến việc quản lý chi phí sử dụng để đem lại hiệu quả kinh doanh cao hơn cho khách sạn.
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007/2008
2008/2007
CL
TĐPT
CL
TĐPT
DT nội địa
7.790.581
6.887.168
6.975.269
-903413
88.4
88101
101.27
DT quốc tế
6.219.404
6.803.834
6.300.223
584430
109.39
-503611
92.59
Tổng
14.009.988
13.619.000
13.275.492
-390988
97.2
-343508
97.47
ĐVT: 1000 đồng
Bảng 4. Tình hình doanh thu của khách sạn
Nguồn :Khách sạn Đà Nẵng
Biểu đồ về tình hình doanh thu
Nhận xét : Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu của khách sạn Đà Nẵng qua ...