sisi_hateyou

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Chương I
Lý luận chung về quy trình nhập khẩu
I. Vai trò của nhập khẩu với nền kinh tế quốc dân
1. Khái niệm
Nhập khẩu là hoạt động mua hàng hoá và dịch vụ từ nước ngoài để phục
vụ cho nhu cầu trong nước hay tái xuất khẩu nhằm mục đích thu lợi. Hoạt
động nhập khẩu có các đặc điểm sau:
Một là, thị trường nhập khẩu rất đa dạng. Mỗi quốc gia có lợi thế về sản
xuất một số loại hàng hoá nhất định, do đó nhà nhập khẩu có thể lựa chọn
nhập khẩu hàng hoá từ những quốc gia đem lại lợi ích cao nhất cho hoạt động
nhập khẩu của mình.
Hai là, khách hàng đầu vào (nguồn cung ứng), đầu ra (khách hàng) của
doanh nghiệp rất đa dạng nó được thay đổi theo nhu cầu tiêu dùng trong
nước. Nguồn cung ứng hay khách hàng đầu ra có thể ổn định hay biến đổi,
tập trung hay đa dạng phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp,
khả năng thích nghi và đáp ứng nhu cầu thị trường cũng như những biến động
của nguồn cung ứng. Với đặc điểm này doanh nghiệp có thể có cơ hội lựa
chọn các đối tác kinh doanh phù hợp để đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh
nghiệp của mình.
Ba là, có nhiều cách thanh toán. Có nhiều cách thanh
toán trong kinh doanh nhập khẩu giữa các bên như : cách nhờ thu (
Collection), cách chuyển tiền ( Remitance), cách tín dụng
chứng từ( Documentary credit),… Việc sử dụng cách thanh toán nào
là do hai bên tự thoả thuận và được quy định trong điều khoản của hợp đồng.
Do vậy, nhà nhập khẩu cần chú ý để lựa chọn cách thanh toán phù
hợp nhất với điều kiện của mình.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiBốn là, hoạt động nhập khẩu chịu sự chi phối của nhiều hệ thống luật
pháp, tập quán. Nhập khẩu là hoạt động có sự tham gia của các đối tác có
quốc tịch khác nhau nên chịu sự chi phối của các hệ thống luật pháp như luật
quốc tế, tập quán buôn bán quốc tế, luật quốc gia.
Năm là, có nhiều cách vận chuyển. Hoạt động nhập khẩu liên
quan trực tiếp đến yếu tố nước ngoài, hàng hóa được vận chuyển qua biên
giới các quốc gia, hàng hoá thường có khối lượng lớn và được vận chuyển
qua đường biển, đường hàng không, đường sắt, hay đa cách.
2. Vai trò của hoạt động nhập khẩu
 Đối với doanh nghiệp:
Hoạt động nhập khẩu làm đa dạng hoá đầu vào cho các doanh nghiệp,
góp phần giúp doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn. Đầu vào ở đây có
thể là máy móc thiết bị hiện đại, nguyên phụ liệu, linh kiện cần thiết đối với
các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp; là hàng hoá, dịch vụ đối với các doanh
nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho đội
ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp được nâng cao trình độ nghiệp vụ
chuyên môn của mình, đặc biệt là trong việc giao dịch, đàm phán, kí kết và
thực hiện hợp đồng thương mại quốc tế.
Nhập khẩu có hiệu quả sẽ mang lại lợi nhuận cho doanh, giúp doanh
nghiệp có thể đầu tư kinh doanh vào những lĩnh vực khác, mở rộng phạm vi
kinh doanh của mình.
 Đối với nền kinh tế quốc dân:
Thứ nhất, nhập khẩu giúp tận dụng năng lực sản xuất của quốc gia khác,
làm cho thị trường hàng hoá dịch vụ trong nước thêm phong phú. Trong nền
kinh tế hàng hoá hiện nay, đặc biệt là trong xu thế hội nhập và phân công lao
động quốc tế thì nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho sản xuất và sinh
hoạt của người dân là rất lớn và thường xuyên biến đổi, sản xuất trong nướctất nhiên không thể đáp ứng đầy đủ cho tất cả các nhu cầu của nền kinh tế,
chính vì vậy nhập khẩu có vai trò rất quan trọng trong việc bổ xung những
hàng hoá mà trong nước chưa sản xuất được, sản xuất được nhưng chưa đủ
đáp ứng nhu cầu, hay sản xuất với chi phí quá cao. Nhập khẩu giúp cho cung
cầu trở lên trùng khớp hơn, nâng cao sự lựa chọn cho người dân. Mặt khác,
việc nhập khẩu sẽ làm cho tính cạnh tranh trong việc cung ứng hàng hoá dich
vụ tăng lên, thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải nâng cao hiệu quả sản
xuất, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm để nâng cao khả năng
cạnh tranh, điều này làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng.
Thứ hai, nhập khẩu giúp chúng ta có thể chuyên môn hoá sản xuất, nâng
cao hiệu quả sản xuất, thay thế các máy móc thiết bị lạc hậu bằng các máy
móc thiết bị hiện đại, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước. Trong điều kiện của nước ta hiện nay, việc nhập khẩu máy móc
thiết bị hiện đại, nhập khẩu công nghệ là rất cần thiết. Bởi lẽ, nước ta là một
nước chậm phát triển, đang trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế,
chúng ta rất cần các máy móc hiện đại, nguyên vật liệu, linh kiện để phục vụ
cho quá trình sản xuất. Cùng với việc nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ đơn thuần là việc nhập khẩu công nghệ, chuyển giao công nghệ và kinh
nghiệm sản xuất.
Thứ ba, nhập khẩu giúp làm lạnh mạnh hoá thị trường trong nước, nâng
cao tính cạnh tranh, giảm độc quyền. Việt nam hiện nay vẫn đang trong quá
trình đổi mới, do đó vẫn còn khá nhiều tàn dư mà thời bao cấp để lại như là
tình trạng độc quyền của một số tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước, tác
phong quản lý mệnh lệnh tập trung và quan liêu, hiệu quả sản xuất thấp. Hoạt
động nhập khẩu sẽ giúp cho hàng hoá dịch vụ ở thị trường trong nước trở lên
phong phú hơn, làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải nâng cao khả
năng cạnh tranh của mình về chất lượng, giá cả, thái độ phục vụ khách hàng.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiCuối cùng, nhập khẩu giúp cân bằng cán cân thanh toán quốc tế, một
quốc gia không thể chỉ có xuất khẩu mà không nhập khẩu. Nhập khẩu là một
trong hai hoạt động chính của hoạt động ngoại thương, nó một mặt làm cân
bằng cán cân thanh toán quốc tế, một mặt thúc đẩy xuất khẩu phát triển, đây
là hai hoạt động không thể tách rời nhau của một nền kinh tế.
II. Các cách nhập khẩu
Có nhiều cách nhập khẩu khác nhau. Mỗi doanh nghiệp thực
hiện kinh doanh nhập khẩu theo một hay một số cách xác định phù
hợp với điều kiện và mục tiêu cụ thể của mình. Dưới đây, là các cách
nhập khẩu chủ yếu:
1. Nhập khẩu trực tiếp
Hàng hoá được mua trực tiếp của nước ngoài không thông qua trung
gian. Bên xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu.
Trong cách này, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải trực
tiếp thực hiện các hoạt động tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng ...
và phải tự bỏ vốn để tổ chức kinh doanh hàng nhập khẩu, phải chịu mọi chi
phí giao dịch, nghiên cứu thị trường, giao nhận, lưu kho bãi, nộp thuế, tiêu thụ
hàng hoá. Trên cơ sở nghiên cứu kĩ thị trường trong nước và quốc tế, tính
toán chính xác chi phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tuân thủ
đúng chính sách, luật pháp quốc gia và pháp luật quốc tế.
Các doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải hoàn toàn chịu trách
nhiệm đối với các hoạt động của mình. Mức độ rủi ro của hoạt động nhập
khẩu trực tiếp cao hơn so với nhập khẩu uỷ thác nhưng nó đem đến sự chủ
động hơn cho nhà nhập khẩu, giảm thiểu những hiểu lầm không đáng có,
giảm được chi phí trung gian.2. Nhập khẩu uỷ thác
Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông qua trung gian thương mại, bên
nhờ uỷ thác sẽ phải trả một khoản tiền cho bên nhận uỷ thác dưới hình thức là
phí uỷ thác, còn bên nhận uỷ thác có trách nhiệm thực hiện đúng như nội
dung của hợp đồng uỷ thác đã được ký kết giữa các bên.
Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu nhận uỷ thác sẽ không phải bỏ vốn,
không phải xin hạn ngạch, không cần quan tâm nhiều đến thị trường tiêu thụ
cho hàng hoá mà chỉ nhận thay mặt cho bên uỷ thác tiến hành giao dịch, đàm
phán, ký kết hợp đồng, làm thủ tục nhập hàng cũng như thay mặt bên uỷ thác
khiếu nại, đòi bồi thường với đối tác nước ngoài khi có tổn thất.
Khi tiến hành nhập khẩu uỷ thác, doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu
nhận uỷ thác sẽ phải lập hai hợp đồng là hợp đồng nhập khẩu ký với đối tác
nước ngoài và một hợp đồng nhận uỷ thác nhập khẩu với bên uỷ thác.
3. Nhập khẩu liên doanh
Nhập khẩu liên doanh là hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá trên
cơ sở liên kết kinh tế một cách tự nguyện giữa các doanh nghiệp trong đó có ít
nhất một bên là doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp nhằm phối hợp
các kĩ năng để cùng giao dịch và đề ra các chủ trương, biện pháp có liên quan
đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu, hướng hoạt động này sao cho có lợi
nhất cho tất cả các bên tham gia, cùng chia lợi nhuận và cùng chịu lỗ theo tỷ
lệ vốn góp trong liên doanh.
So với hình thức nhập khẩu trực tiếp thì doanh nghiệp sẽ bớt rủi ro vì mỗi
doanh nghiệp tham gia liên doanh nhập khẩu sẽ phải góp một phần vốn nhất định.
Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên tỷ lệ theo vốn đóng góp. Việc phân chia
chi phí, nộp thuế hay chia lỗ lãi đều dự trên tỷ lệ vốn đóng góp đã được thoả
thuận.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiDoanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp trong liên doanh phải ký
hai loại hợp đồng, một hợp đồng với đối tác bán hàng nước ngoài và hợp
đồng liên doanh với các doanh nghiệp khác.
4. Nhập khẩu hàng đổi hàng
Nhập khẩu hàng đổi hàng cùng với trao đổi bù trừ là hai loại nghiệp vụ
chủ yếu của buôn bán đối lưu, nó là hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu,
thanh toán cho hoạt động này không dùng tiền mà chính là hàng hoá. Mục
đích của nhập khẩu đổi hàng là vừa thu lãi từ hoạt động kinh doanh nhập khẩu
và vừa xuất khẩu được hàng hoá trong nước ra nước ngoài. Hình thức này rất
có lợi vì cùng một lúc vừa nhập khẩu lại có thể xuất khẩu hàng hoá. Hàng hoá
nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị tương đương nhau, cân bằng về mặt hàng, giá
cả, điều kiện giao hàng cũng như tổng giá trị trao đổi hàng hoá. Trong hình thức
này thì người mua cũng đồng thời là người bán .
5. Nhập khẩu tái xuất
Đây là cách mà theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP và Quyết định
1311/1998/QĐ-BTM quy định: “ tạm nhập tái xuất là việc thương nhân Việt
nam mua hàng của một số nước rồi bán cho một nước khác, có làm thủ tục
nhập khẩu hàng hoá vào Việt nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó
ra khỏi Việt nam”. Giao dịch này là nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn
so với số vón bỏ ra ban đầu.
III. Quy trình nhập khẩu tại các doanh nghiệp
Hoạt động nhập khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói
chung là những hoạt động rất phức tạp, hàm chứa nhiều rủi ro đòi hỏi người
thực hiện phải có trình độ nghiệp vụ, năng lực chuyên môn cao. Do đó, hoạtđộng nhập khẩu hàng hoá muốn có hiệu quả thì phải tuân thủ một quy trình
khoa học, nội dung từng nghiệp vụ trong quy trình phải được thực hiện thật
tốt. Tuy nhiên, số lượng và nội dung các nghiệp vụ trong quy trình mà các
nhà nhập khẩu áp dụng không nhất thiết phải giống nhau. Bởi lẽ, số lượng và
nội dung công việc mà nhà nhập khẩu phải làm chịu ảnh hưởng và phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Phụ thuộc vào sự quản lý của nhà nước đối với mặt hàng mà doanh
nghiệp nhập khẩu; theo đó, có những mặt hàng phải xin giấy phép xuất nhập
khẩu, có những mặt hàng không cần xin giấy phép. Điều này được thể hiện rõ
trong quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng
Chính phủ, quy định rõ những mặt hàng nào thuộc diện: Cấm nhập, cấm xuất;
nhập, xuất có điều kiện.
- Phụ thuộc vào cách và điều kiện thanh toán quốc tế : Mỗi
cách thanh toán quốc tế đòi hỏi nhà nhập khẩu phải thực hiện các
công việc khác nhau vào các giai đoạn khác nhau để đảm bảo việc thanh toán
được diễn ra trôi chảy.
1. Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một khâu rất quan trọng trong quy trình nhập
khẩu. Nghiên cứu thị trường sẽ là nền tảng, cơ sở để từ đó công ty có kế
hoạch, chiến lược nhập khẩu hàng hóa.
Khi nghiên cứu thị trường, nhà nhập khẩu phải trả lời được các câu hỏi
sau:
- Nhập khẩu mặt hàng gì?
- Nhập vào thời điểm nào thì tốt nhất?
- Dung lượng của thị trường , thị phần của Công ty là bao nhiêu?
Việc nghiên cứu thị trường trong hoạt động nhập khẩu không những đòi
hòi phải nghiên cứu thị trường trong nước để xác định nhu cầu mà còn phải
nghiên cứu thị trường ngoài nước để từ đó lựa chọn nguồn cung ứng tốt nhất.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi1.1 Nghiên cứu thị trường trong nước
Nghiên cứu thị trường trong nước là bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần
phải làm trước tiến hành hoạt động khẩu hàng hóa. Việc nghiên cứu thị
trường trong nước giúp cho doanh nghiệp xác định nhu cầu thị trường, mặt
hàng cần nhập khẩu và giá cả, mức độ cạnh tranh trong việc cung ứng hàng
hoá mà doanh nghiệp muốn nhập khẩu.
Khi nghiên cứu thị trường trong nước, nhà nhập khẩu cần căn cứ vào:
tình hình tiêu thụ mặt hàng đó ở trong nước; tình hình giá cả mặt hàng đó
trong nước; tình hình sản xuất mặt hàng đó ở trong nước; khả năng của doanh
nghiệp trong việc đáp ứng nhu cầu.
1.2 Nghiên cứu thị trường nước ngoài
Nghiên cứu thị trường nước ngoài là công việc giúp nhà nhập khẩu xác
định được nguồn hàng, giá cả và chất lượng nguồn hàng, lựa chọn được nhà
cung ứng…Nghiên cứu thị trường nước ngoài là công việc rất khó khăn và
phức tạp do sự khác biệt lớn giữa các nước về kinh tế, chính trị, xã hội, địa lý.
Nghiên cứu thị trường nước ngoài bao gồm những nội dung sau:
- Nghiên cứu đối tác kinh doanh nước ngoài: Đây là một khâu quan
trọng đòi hỏi nhà nhập khẩu phải tiến hành nghiên cứu thận trọng và chính
xác. Cần tiến hành nghiên cứu xác định xem tình hình sản xuất, cung ứng mặt
hàng này trên thị trường quốc tế như thế nào. Có bao nhiêu đối tác có thể
cung ứng mặt hàng này. cần nghiên cứu kỹ các đối tác về: tình hình sản
xuất kinh doanh, khả năng cung ứng hàng hóa, uy tín trong kinh doanh, chất
lượng và giá cả hàng hóa. Từ đó, nhà nhập khẩu sẽ lựa chọn một đối tác thích
hợp nhất cho mình.
- Nghiên cứu về giá cả hàng hóa: Việc xác định đúng giá hàng hóa
nhập khẩu có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của
nhà nhập khẩu.Giá cả trong hoạt động nhập khẩu là giá cả quốc tế, giá quốc tế có tính
chất thay mặt đối với một loại hàng hóa trên thị trường thế giới. Giá đó phải là
giá giao dịch thương mại thông thường, không kèm theo một điều kiện đặc
biệt nào và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi được. Giá cả của hàng
hoá phụ thuộc vào các nhân tố : nhân tố chu kỳ; nhân tố cạnh tranh; quan hệ
cung cầu; sự biến động của tỉ giá hối đoái.
Trên cơ sở phân tích đúng đắn các nhân tố làm ảnh hưởng tới giá cả, nhà
nhập khẩu nắm được xu hướng biến động của chúng. Từ đó, nhà nhập khẩu
tiến hành việc xác định mức giá cho loại hàng mà họ có chủ trương nhập
khẩu.
2. Giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng
Việc giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng là hết sức quan trọng đối với
nhà nhập khẩu, nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của hoạt động nhập khẩu và
các nghiệp vụ tiếp theo trong quy trình. Do vậy, nhà nhập khẩu cần nghiên
cứu kỹ càng trước khi thực hiện các nghiệp vụ này, nó bao gồm các công việc
chính sau:
2.1 Giao dịch
Giao dịch trong thương mại quốc tế được hiểu là việc trao đổi thông tin
về các điều kiện thương mại giữa các bên tham gia.
2.1.1 Các bước giao dịch
 Hỏi giá ( Inquiry )
Hỏi giá là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều
kiện thương mại cần thiết khác để mua hàng; việc hỏi giá không ràng buộc
trách nhiệm pháp lý nên người mua có thể gửi hỏi giá đến nhiều nơi khác
nhau. Trên cơ sở thông tin thu được, người mua sẽ quyết định lựa chọn người
cung cấp.
 Chào hàng, báo giá ( Offer )
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiChào hàng là một đề nghị kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá với nội
dung quy định về: Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, cách thanh
toán…Chào hàng có thể do người bán hay người mua đưa ra, khi người bán
đưa ra thì gọi là chào bán hàng, khi người mua đua ra thì gọi là chào mua
hàng. Có hai loại chào hàng là: chào hàng cố định ( Firm offer ), và chào hàng
tự do ( Free offer ).
Trong thư chào hàng cần giới thiệu về hoạt động của công ty mình, khả
năng buôn bán kinh doanh mặt hàng gì và uy tín của công ty để bên bán, bên
mua có sự hiểu biết nhất định về đối tác kinh doanh. Từ đó tạo được lòng tin
và mở ra khả năng giao dịch buôn bán cao hơn.
Thư chào hàng cần xác định giá giao dịch hợp lý, bao gồm tất cả chi phí
phát sinh cùng các điều kiện khác trong giao dịch buôn bán.
 Đặt hàng ( Order )
Đặt hàng là lời đề nghị kí kết hợp đồng thương mại của người mua, về
nguyên tắc nó phải đảm bảo đầy đủ nội dung cần thiết cho việc kí kết hợp
đồng. Trên thực tế, người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ
thường xuyên. Do vậy, đặt hàng chỉ nêu: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số
lượng, thời gian giao hàng. Những điều kiện khác, hai bên áp dụng điều kiện
chung đã thỏa thuận hay theo hợp đồng đã ký trong giao dịch trước.
 Hoàn giá ( Counter- offer )
Khi người nhận chào hàng không chấp thuận hoàn toàn chào hàng đó,
đưa ra đề nghị mới, thì đề nghị này được gọi là hoàn giá. Khi có hoàn giá,
chào hàng trước đó coi như hủy bỏ.
 Chấp nhận ( Acceptance )
Chấp nhận là sự đồng ý tất cả các điều kiện của chào hàng. Lúc đó, một
hợp đồng được thành lập.
 Xác nhận ( Confirmation )
ASEAN+3 ( ASEAN, Nhật bản, Trung quốc, Hàn quốc ) để khai thác các
thông tin về thị trường Trung quốc từ các nguồn khác nhau như: báo chí,
thống kê thương mại, thông tin từ Bộ Thương mại ( Ministry of Commerce ),
thông tin từ Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam ( Vietnam Chamber
of Commerce and Industry- VCCI).
Đối với thị trường trong nước thì thông tin thị trường Công ty có thể thu
thập được từ các nguồn như: bạn hàng của Công ty, thông tin từ báo chí, các
thống tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê.
Từ các thông tin thu thập được, Công ty sẽ cử những người có trình độ
và kinh nghiệm phân tích, và đưa ra những quyết định cho hoạt động nhập
khẩu và hoạt động kinh doanh nói chung của Công ty.
1.3 Nâng cao hiệu quả của hoạt động giao dịch, đàm phán và kí kết
hợp đồng
1.3.1 Giao dịch, đàm phán
Để đạt được kết quả tốt nhất trong giao dịch, ngoài việc áp dụng phương
thức giao dịnh trực tiếp như Công ty vẫn làm thì Công ty cần xem xét và mở
rộng việc áp dụng các cách giao dịch khác như: Giao dịch qua trung
gian, mua bán đối lưu, giao dịch tại các hội trợ triển lãm. Trên thực tế thì hàng
năm, các nhà cung ứng Trung quốc vẫn tham gia các Hội chợ hàng Công
nghiệp được tổ chức tại Việt nam, hay các hội chợ được tổ chức tại Trung
quốc. Công ty Thanh Phong cũng nên tham gia các hội chợ này để một mặt
tìm kiếm nguồn cung cấp mới, kí kết được các hợp đồng mới mặt khác khẳng
định tên tuổi, uy tín của mình. Làm tốt được việc này thì nguồn cung ứng của
Công ty sẽ ngày càng được mở rộng, làm tăng khả năng lựa chọn nguồn hàng
nhập khẩu của Công ty.
Trong hoạt động nhập khẩu thì giao dịch, đàm phán là khâu nhất định
phải có trước khi đi đến ký hợp đồng. Bởi lẽ, có thể ký kết được hợp đồng,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phihai bên cần đạt được sự thỏa thuận thống nhất trên cơ sở mục tiêu đề ra.
Công ty cần nghiên cứu kĩ và áp dụng các nguyên tắc cơ bản trong đàm phán
hợp đồng ngoại thương như: lợi ích chung của cả hai bên phải được quan tâm
hàng đầu; đàm phán phải mang tính công khai và bình đẳng; người đàm phán
hợp đồng phải là người biết thoả hiệp, biết xác lập phương án và xác định
đúng mục tiêu đàm phán. Ngoài ra, Công ty phải biết dựa vào các tiêu chuẩn
để đánh giá mức độ thành công của các giao dịch đàm phán mà mình đã thực
hiện, các tiêu chuẩn chung nhất là: mục tiêu của đàm phán ( câu trả lời là đạt
được hay không), giảm thiểu đến mức tối thiểu chi phí cho đàm phán, lợi ích
vô hình của đàm phán có đạt được hay không. Một cuộc đàm phán muốn đi
đến thắng lợi đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu sau:
 Yêu cầu trong quá trình đàm phán:
- Người tiến hành đàm phán nên biết ngôn ngữ dùng để đàm phán vì
như vậy sẽ chủ động linh hoạt, nâng cao được tốc độ đàm phán. Hiện nay, các
cuộc đàm phán giữa Công ty và các nhà cung cấp Trung quốc vẫn được thực
hiên bằng tiếng Việt nam, đây cũng là một thuận lợi với Công ty.
- Khi cần người phiên dịch, người phiên dịch này cũng phải nắm được
nội dung đàm phán để hiểu và dịch được nội và yêu cầu của phía đối tác.
- Mỗi buổi đám phàn đều cần được tổng kết bằng một bản ghi nhớ.
Công việc này có lợi cho việc tìm hiểu khách hàng một cách chu đáo hơn và
cho cả việc rút kinh nghiệm ngay cả sau quá trình đàm phán.
- Trước mỗi quá trình đàm phán, Công ty cần lập phương án đàm phán
trong đó nêu rõ mục đích của đàm phán, dự kiến những vấn đề mà đối tác
nêu ra và cách giải quyết vẫn đề đó.
- Việc ký kết hợp đồng đàm phán cần được tiến hành kịp thời, đúng
lúc. Khi điều kiện ký kết hợp đồng chưa được chặt chẽ thì không nên nôn
nóng ký kết dù thấy thời gian đàm phán đã sắp xếp, vì nó sẽ gây bất lợi cho
Công ty.- Trong đàm phán, sách lược chung là giấu kín bối cảnh của mình,
thăm dò bối cảnh đối phương, thời gian đàm phán cũng phải được cân nhắc
tùy theo cuộc đàm phán.
 Yêu cầu đối với người đàm phán: Công ty cần cử người đàm phán
đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Nắm được cơ sở thông tin để xây dựng hợp đồng như: thông tin về
hàng hoá; thông tin về thị trường giá cả; thông tin về đối tác; thông tin về cơ
chế quản lý xuất nhập khẩu trong nước đặc biệt là vào thời điểm giao dịch
đàm phán; thông tin về điều kiện vận tải; các thông tin khác có liên quan .
- Giỏi về ngoại ngữ được sử dụng trong đàm phán ( có thể là tiếng
Trung quốc ), hiện nay thì yêu cầu này không đặt ra qúa cao vì hầu hết các
giao dịch đàm phán giữa Công ty và nhà cung cấp Trung quốc đều được sử
dụng tiếng Việt nam. Tuy nhiên, việc có một nhân viên giỏi về Tiếng Trung
quốc cũng là hết sức cần thiết để tạo ra sự chủ động của Công ty khi làm ăn
với các đối tác Trung quốc.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top