dathanh_a3
New Member
Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
MỤC LỤC
Trang
Chương I: Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển, CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 1
I. Lý luận chung 1
1. Khái niệm, đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển 1
1.1. Khái niệm 1
1.2. Đặc điểm 1
2. Đầu tư phát triển cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 2
2.1. Khái niệm về CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 2
2.2. Nội dung của đầu tư phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 4
2.3. Hiệu quả của đầu tư phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 8
II. Tính tất yếu khách quan của đầu tư phát triển cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 9
1. Đặc điểm phát triển của nông nghiệp, nông thôn Việt nam 9
1.1. Những đặc trưng cơ bản của kinh tế nông nghiệp, nông thôn 9
1.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 11
2. Vai trò của đầu tư phát triển cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 12
2.1. Vị trí, vai trò của nông nghiệp, nông thôn 12
2.2. Vai trò của đầu tư phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 14
3. Đầu tư phát triển cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một yêu cầu cấp bách 14
Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. 18
I. Đánh giá quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 18
1. Những thành tựu đã đạt được 18
1.1. Đẩy mạnh thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đã góp phần thúc đẩy nông nghiệp phát triển vượt bậc. 18
1.2. Đi đôi với những thành tựu đạt được trong sản xuất nông nghiệp, CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn đã đem lại cho nông thôn Việt Nam nhiều khời sắc mới. 20
2. Những khó khăn và thách thức 21
II. Thực trạng quá trình đầu tư phát triển cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 23
1. Những thành công đã đạt được 23
2. Những tồn tại cần khắc phục 27
3. Bài học kinh nghiệm của một số nước về vấn đề đầu tư phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 29
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cho sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 32
I. Nhóm giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 32
II. Nhóm giải pháp nhằm sử dụng và quản lý có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. 35
1. Tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nguồn vốn đầu tư cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. 35
2. Phương hướng đầu tư phát triển CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn 37
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-de_tai_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_dau.gxeLOEfe0u.swf /tai-lieu/de-tai-mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-dau-tu-phat-trien-cho-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-nong-nghiep-75186/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Với ý nghĩa đó, đầu tư phát triển sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn giữ một vai trò hết sức quan trọng và trở thành một yêu cầu cấp bách.
3. Đầu tư phát triển cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một yêu cầu cấp bách
Hội nghị 6 (lần 1) Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII) đã khẳng định: “Tiếp tục công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nhất là công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn”. CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa quan trọng.
Một là, nước ta hiện nay có khoảng 76,9 triệu người, trong đó hơn 80% dân số sống ở nông thôn và hơn 70% lực lượng lao động xã hội làm nông nghiệp. Tốc độ tăng dân số ở nông thôn vẫn cao (khoảng 1,4 triệu người/năm). Ruộng đất bình quân của cả nước là 800m2/người (riêng ở miền Bắc chỉ còn 500m2 /người) và có xu hướng giảm xuống do quá trình đô thị hoá, mở rộng xây dựng kết cấu hạ tầng. Trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, kỹ thuật thủ công là chủ yếu... Mặc dù nông dân đã thâm canh, tăng vụ, quay vòng đất nhanh, kinh doanh tổng hợp, nhưng việc làm, thu nhập, đời sống của nông dân vẫn còn nhiều khó khăn. Vì thế sức mua thị trường nông thôn bị hạn chế (75% số dân nông thôn đang thu nhập dưới mức bình quân chung của xã hội, thu nhập của người dân nông thôn năm 1994 chỉ bằng 63% của người dân thành thị, năm 1995 giảm xuống còn 55% và năm 1996 là 54%)
Hai là, nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình tích luỹ vốn cho CNH: nông nghiệp tạo ra gần 30% GDP và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến phát triển. Nông nghiệp, nông thôn là khu vực kinh tế-xã hội có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng, liên quan đến việc giải quyết những vấn đề cơ bản của đời sống đại đa số dân cư. Nó giải quyết việc làm cho lao động dư thừa ở nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân, tăng sức mua trên thị trường nông thôn, tăng tỷ trọng GDP và tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước. Chính vì vậy, nông nghiệp và nông thôn phải trở thành đối tượng trọng yếu của CNH-HĐH.
Cơ cấu GDP của nền KTQD giai đoạn 1995-2000
Đơn vị: %
1995
1996
1997
1998
1999
2000
Nông-lâm-ngư nghiệp
27,2
27,8
25,7
26,0
25,4
24,1
CN & XD
28,8
29,7
32,1
32,7
34,5
36,9
Dịch vụ
44,0
42,5
42,2
41,3
40,1
39,0
Ba là, kinh tế nông nghiệp, nông thôn đang ở tình trạng yếu kém, chậm phát triển: năng suất lao động thấp (1 lao động nông nghiệp nước ta nuôi được 2 người, trong khi đó ở Mỹ là 80 người, ở Hà Lan là 60 người, ở Anh là 55 người, ở Nhật là 20 người...); hệ thống kết cấu hạ tầng chậm phát triển; trình độ khoa học-công nghệ yếu kém làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh nông nghiệp thấp, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá sản xuất từ nông thôn trên thị trường kém; cơ cấu kinh tế còn nặng thuần nông; đời sống nông dân tuy được cải thiện nhưng vẫn còn thấp (vẫn còn khoảng 1300 xã đặc biệt khó khăn, 90% dân cùng kiệt là ở nông thôn).
Bốn là, thực tiễn cho thấy có không ít nước đi lên CNH-HĐH bằng xuất khẩu nông sản như Australia, Argentina, Canada... Một số nước khác thì phát triển nông nghiệp là biện pháp chủ yếu để hình thành thị trường trong nước. Cũng có nước lấy phát triển nông nghiệp và công nghiệp nông thôn làm biện pháp cơ bản giải quyết phần tất yếu của đời sống kinh tế trong thời kỳ đầu CNH. Nước ta hiện nay nông sản đang chiếm hơn 45% giá trị hàng xuất khẩu, thông qua thương mại quốc tế để lấy ngoại tệ nhập máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho tái sản xuất mở rộng trong nước.
Năm là, đối với một nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ nông nghiệp lạc hậu thì vấn đề mấu chốt là phát triển nền nông nghiệp hàng hoá để cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa.
Sáu là, nông nghiệp, nôngthôn là thị trường rộng lớn của CNH-HĐH. Thị trường này ở nước ta năm 2000 là 65 triệu nhưng sức mua hiện nay còn thấp, tiềm năng có thể khai thác là rất lớn. Vì vậy, CNH-HĐH nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải dựa vào thị trường trong nước, trước hết là thị trường nông nghiệp, nông thôn.
Bảy là, nông nghiệp, nông thôn là nguồn cung cấp nhân lực quan trọng để thực hiện CNH-HĐH. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ cũng là quá trình chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành công nghiệp và dịch vụ theo xu hướng lao động công nghiệp, dịch vụ tăng tuyệt đối và tương đối còn lao động nông nghiệp giảm tuyệt đối và tương đối.
Những căn cứ trên khẳng định vấn đề đầu tư phát triển cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là yêu cầu, then chốt và có ý nghĩa chiến lược.
CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản: theo định hướng xã hội chủ nghĩa, gắn phát triển lực lượng sản xuất với củng cố hoàn thiện quan hệ sản xuất mới ở nông thôn, xây dựng nông thôn mới đặt trong chiến lược CNH-HĐH nền kinh tế nói chung, bảo đảm lợi ích toàn diện của đất nước cả về kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, môi trường sinh thái; đặt trong xu thế chung là quốc tế hoá và khu vực hoá nền kinh tế, nhằm khai thác triệt để lợi thế so sánh của đất nước; kết hợp hài hoà kinh nghiệm truyền thống với công nghệ, kỹ thuất hiện đại, tiên tiến theo những bước đi phù hợp.
Mục tiêu CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là tạo dựng nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn phát triển, tăng trưởng bền vững với nhịp độ cao trên cơ sở công nghệ kỹ thuật hiện đại, cơ cấu hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp nhằm giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống dân cư nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, xây dựng nông thôn mới... CNH-HĐH sẽ tạo tiền đề vật chất-kỹ thuật và kinh tế-xã hội để c