Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1. LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ VÀ ĐẦU TƯ TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 2
I. Lý luận chung về đầu tư phát triển 2
1. Khái niệm đầu tư phát triển 2
2. Vai trò của đầu tư phát triển 2
3. Những đặc điểm của đầu tư phát triển 4
II. Một số vấn đề về nông nghiệp nông thôn 5
1. Khái niệm 5
2. Vị trí, vai trò của nông nghiệp nông thôn 5
III. Nội dung đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn 8
1. Đầu tư xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng nông thôn: điện, đường, trường học, trạm y tế 8
2. Đầu tư phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp 8
3. Đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản 9
PHẦN II. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 11
I. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trong thời gian qua 11
II. Một số thành tựu và hạn chế trong đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn 15
1. Những thành tựu đạt được 15
2. Những hạn chế trong đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn 22
3. Nguyên nhân của những hạn chế về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta trong thời gian qua 27
PHẦN III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM 33
1. Trước hết, cần nhận thức rõ về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông thôn nước ta trong giai đoạn mới 33
2. Đổi mới cơ cấu vốn đầu tư 34
3. Đổi mới và hoàn thiện phương pháp đầu tư 36
4. Tăng cường đầu tư cho con người và đạo tạo cán bộ nông nghiệp, nông thôn 37
5. Giải pháp về tạo vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn 38
6. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với đầu tư phát triển, nông thôn 41
KẾT LUẬN 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-20-de_tai_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_dau_tu_phat_t.7WktYLG9nj.swf /tai-lieu/de-tai-mot-so-giai-phap-nham-nang-cao-hieu-qua-dau-tu-phat-trien-nong-nghiep-nong-thon-viet-nam-82417/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Gỗ khai thác
10000 m3
2833
2480
2216,8
2122,5
2375
Trong đó: Từ rừng trồng
%
-
22,1
47,4
56,8
62,4
Sản lượng khai thác gỗ bình quân mỗi năm 2,4 triệu m3.
Diện tích rừng trồng tập trung có nhiều tiến bộ. Từ năm 1990 đến năm 2000 cả nước trồng được 1904,8 nghìn ha, bình quân một năm trồng được 176,2 nghìn ha. Riêng hai năm đầu thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha (1999 – 2000) bình quân một năm trồng được 231 nghìn ha, tăng 65,0% so với thời k ỳ 1990 – 1995.
Về thuỷ sản:
Ngành thuỷ sản và các địa phương đã đầu tư mua sắm tàu thuyền đánh bắt xa bờ, mở rộng diện tích nuôi trồng nên thủy sản tăng trưởng với tốc độ cao, nhất là thuỷ sản nuôi trồng. Phong trào nuôi tôm giống, tôm thịt, nuôi cá nước ngọt, nước lợ phát triển mạnh từ Nam ra Bắc, nhất là vùng ven biển, vùng đồng bằng Nam Bộ. Các cách nuôi các ruộng, cá ao, cá bè, cá lồng, nuôi nghêu, sò huyết, ba ba tiếp tục được mở rộng ở nhiều địa phương. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng các loại tăng từ 389 ngàn tấn năm 1996 lên 480 ngàn tấn năm 1999 và trên 589 ngàn tán năm 2000.
Hoạt động khai thác thuỷ sản trên biển, trên sông có nhiều chuyển biến tích cực. Năm 2000, cả nước có 299,9 nghìn hộ ngư dân được trang bị 8150 tàu thuyền đánh cá cơ giới với tổng công suất 2,76 triệu CV, trong đó có 4000 tàu có công suất trên 90 CV. Nhờ vậy sản lượng thuỷ sản khai thác năm 2000 đạt 1,67 triệu tấn. Sản lượng thuỷ sản năm 2000 đạt hơn 2,2 triệu tấn, tăng gấp 2,7 lần so với năm 1986, tăng 70 vạn tấn so với năm 1995.
Thực hiện phương châm gắn nuôi trồng với khai thác và chế biến. Từ năm 1996 đến năm 2000 ngành thuỷ sản và các địa phương đã đầu tư xây dựng và trang bị thêm máy móc, thiết bị để nâng cao năng lực chế biến thủy sản. Đến năm 2000 cả nước đã có 200 nhà máy thuỷ sản đông lạnh, trong đó có 40 doanh nghiệp chế biến thuỷ sản được xếp vào danh sách nhóm 1 đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường khó tính Châu Âu, Bắc Mỹ. Cơ cấu mặt hàng và cơ sở chế biến thuỷ sản cũng được đa dạng hoá gắn với yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Với chương trình đánh bắt xa bờ, trong 4 năm 1997 – 2000 Nhà nước đã đầu tư 1300 tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi cho người vay đóng mới 1000 tàu công suất trên 90 CV, làm tăng 265 nghìn CV, góp phần tăng 54 nghìn tấn sản lượng hải sản, trong đó đã xuất khẩu đạt giá trị 15,26 triệu USD trong năm 1999. Năm 2000 giá trị thuỷ sản xuất khẩu đạt 1,47 tỷ, tăng gấp 5 lần năm 1990 và 11 lần năm 1986. Đó là thành tựu to lớn của ngành thuỷ sản trong thời gian qua.
1.2. Bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được nâng cấp và hoàn thiện
Trong thời gian qua, nhờ Nhà nước đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn nên hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp nhất là điện, đường, trường, trạm, các cơ sở y tế, trường học.
Điện nông thôn đã được toả sáng ở khắp các bản làng: Nếu năm 1994 cả nước mới có 60,4% số xã, 50% số nông thôn và 53% số hộ có điện thì đến năm 2001 đã có 89,7% số xã, 77% số thôn có điện và tỷ lệ hộ nông thôn có điện đã lên tới 79%. Vùng đồng bằng sông Hồng đạt tỷ lệ cao nhất 99,9%, tiếp đến là vùng đồng bằng sông Cửu Long 99%. Một số tỉnh miền núi cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nhà nước ưu tiên đầu tư nên số xã có điện tăng rất nhanh: Lai Châu tăng 12,5 lần, Hoà Bình 2,3 lần, Kon Tum 3,4 lần, Đắk Lắk 2,4 lần trong 7 năm tương ứng. Số nông thôn (ấp, bản) có điện tăng từ 49,6% lên 77,2%. Số hộ dùng điện tăng từ 53,2% lên 79,0% trong thời gian tương ứng. Đáng chú ý là, cùng với sự nâng cấp hệ thống điện nông thôn, giá bán điện khu vực này giảm so 1994 là 10,7% ( năm 2001 chỉ còn 675 đồng/1kwh so với 756 đ/kwh năm 1994).
Cùng với điện, đường giao thông nông thôn được xây dựng mới và nâng cấp trên phạm vi cả nước. Đến năm 2001, cả nước có 8.415 xã có đường ôtô đến trung tâm xã, chiếm 94,2% số xã, so với năm 1994 tăng 685 xã. Không chỉ tăng lên về số lượng, chất lượng đường cũng được nâng cấp: 2.946 xã có đường liên xã, liên thôn được nhựa hay bê tông hoá, chiếm 32,98% số xã. Phong trào làm đường giao thông nông thôn phát triển mạnh ở các địa phương với sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua các dự án quốc gia và quốc tế. Phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đường giao thông nông thôn đã phát huy tác dụng tích cực kể cả các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Hệ thống trường học ở nông thôn đã có nhiều khởi sắc: 99,9% số xã có trường tiểu học, 84,4% số xã có trường trung học cơ sở (năm 1994 là 76,6%), 8,5% số xã có trường trung học phổ thông (năm 1994 là 7%). Các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo vẫn được duy trì và mở rộng đến nay có 36,3% số xã có lớp mẫu giáo, 85,7% số xã có nhà trẻ. Tỷ lệ trường học được kiên cố hoá đạt khá cao, trường tiểu học 94,5%, trung học cơ sở 95,8%, trung học phổ thông 98,2%. Sự khởi sắc của các trường học nông thôn thể hiện rõ nét nhất ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa: Vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. Nguyên nhân chủ yếu là do có sự đầu tư của Nhà nước cả về vốn và cơ chế chính sách phát triển giáo dục, ưu tiên đặc biệt cho vùng sâu vùng xa.
Hệ thống y tế nông thôn phát triển nhanh: Đến năm 2001, cả nước có 99,45% số xã đã có trạm y tế, tăng 696 xã so với năm 1994, chủ yếu ở các vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Bình quân một trạm y tế xã có 2,65 y sỹ, tăng 1,29 lần; 0,51 bác sỹ, tăng 2,99 lần. Hầu hết các xã đồng bằng đều có bác sỹ. Cả nước có 1.594 bác sỹ mới được tăng cường cho các trạm y tế xã, chiếm 35,1% tổng số bác sỹ đang công tác tại các tuyến xã.
Mạng lưới thông tin, văn hoá nông thôn trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh, góp phần đáp ứng yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và cải thiện đời sống vật chất cũng như tinh thần của nhân dân. Có 7503 UBND xã chiếm 83,8% có máy điện thoại, đặc biệt số hộ nông thôn có điện thoại năm 2001 là 704,4 ngàn hộ, gấp 30 lần so với năm 1994, 56,9% số xã có điểm bưu điện văn hoá xã, 14% số xã có nhà văn hoá.
Thuỷ lợi hoá, cơ giới hoá nông nghiệp có nhiều khởi sắc. Nhiều trạm bơm, hồ đập thuỷ lợi được xây dựng, phong trào kiên cố hoá kênh mương phát triển khắp cả nước, thêm nhiều diện tích được tưới tiêu chủ động, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. So với năm 1994 số trạm bơm do xã quản lý tăng 3,9%, số trạm bơm do Nhà nước quản lý tăng 36,4%. Nhờ xây dựng thêm trạm bơm, hồ chứa nên diện tích đất trồng cây hàng năm được tưới tiêu bằng công trình thuỷ lợi ngày càng mở rộng. Cả nước có 2,73 triệu ha cây hàng năm được tưới tiêu chủ động, tăng 36,4% (tăng 728 nghìn ha) so với năm 1994. Năm 1994 hầu hết kênh mương chưa được kiên cố hoá, đến năm 2001 cả nước đã kiên cố hoá được 24,008 km kênh mương, đạt tỷ lệ 12,4% tổng chiều dài, trong đó đồng bằng sông Hồng đạt 5,8%, vùng núi Đông Bắc 23,3%, riêng Tuyên Quang 41,3%, Thái Nguyên 47,8%, vùng Bắc Trung Bộ 33,4% trong đó Thanh Hoá 61,2%.
Cơ giới hóa nông nghiệp tiếp tục phát triển nhanh, diện tích đất được cày, bừa bằng máy...