vuminhduc_vt

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới là toàn cầu hóa, quốc tế hóa, đòi hỏi mỗi quốc gia phải chủ động trong việc hội nhập quốc tế, nhằm phát huy những tiềm năng sẵn có, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài. Nguồn vốn FDI là một nguồn lực hết sức quan trọng không chỉ đối với các nước đang phát triển mà cả các nước công nghiệp phát triển.
Đối với Việt Nam, sau 20 năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, đời sống nhân dân ngày một cải thiện, tình hình chính trị ổn định, an ninh quốc phòng được giữ vững. Tuy nhiên, với trình độ phát triển kinh tế chưa cao, khả năng tích lũy vốn còn hạn chế thì bên cạnh nguồn vốn trong nước, nguồn vốn FDI là một nhân tố quan trọng và tích cực, tạo ra “cú huých” mạnh mẽ đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Nhận thức đúng đắn về vai trò của nguồn vốn này, trong những năm gần đây Việt Nam đã tập trung đẩy mạnh việc tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm khai thác một cách có hiệu quả nguồn lực trong nước, tiếp nhận khoa học công nghệ mới, học hỏi kinh nghiệm, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Chính phủ đã tiến hành nhiều biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư, đồng thời quy hoạch các vùng kinh tế trọng điểm, các KCN, KCX, để tập trung thu hút FDI.
Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong ba vùng KTTĐ của cả nước. Trong những năm qua, Vùng đã có những động thái tích cực trong công tác thu hút FDI. Song vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế trong chính sách thu hút FDI: hiệu quả chưa cao, số lượng vốn thu hút còn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng..
Trước tình hình đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng KTTĐ Bắc Bộ, đánh giá kết quả đạt được và các hạn chế của khu vực FDI, phân tích những tác động của hoạt động này tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vùng, không những giúp chúng ta có được sự hình dung đầy đủ về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Vùng mà còn góp phần cung cấp những hiểu biết để đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động này cũng như những ảnh hưởng tích cực của nó tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của Vùng.
Với những lý do trên, tui đã lựa chọn đề tài : “ Một số giải pháp nhằm thu hút FDI cho phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ”.
Em xin chân thành Thank TS. Phạm Ngọc Linh, đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành đề án môn học này.

Chương I: Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và FDI. Sự cần thiết phải thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế của vùng.

I. Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
1. Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm 8 tỉnh và thành phố: Bắc Ninh, Hà Nội (hạt nhân của vùng), Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Quảng Ninh, và Vĩnh Phúc. Đây là trung tâm kinh tế năng động và là một đầu tàu kinh tế quan trọng của miền Bắc và của cả nước Việt Nam. Vùng có tổng diện tích 15.277 km2, bằng 4,64% diện tích cả nước. Nguồn nhân lực chiếm khoảng 16,34% dân số cả nước, trong đó Hà Nội là thành phố đông dân nhất, trên 3 triệu người.
Vùng có rất nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng vật chất, các khu công nghiệp và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Cụ thể như:
Về giao thông: Các đầu mối giao thông của vùng kinh tế:
• Hàng không có sân bay Nội Bài, sân bay Cát Bi (quốc tế dự bị cho Nội Bài) và tương lai là sân bay ở Quảng Ninh có công suất 3,5 triệu khách/năm.
• Đường bộ: Quốc lộ 1A, quốc lộ 5, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, đường cao tốc Láng - Hòa Lạc, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài và tương lai gần là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh.
• Cảng: Cảng Hải Phòng và cảng Cái Lân là một trong những cụm cảng nước sâu hàng đầu cả nước. Trong tương lai gần, một dự án lớn với tổng vốn đầu tư lên đến 15 tỷ USD phát triển đô thị và cảng container hàng đầu khu vực và châu Á tại Quảng Ninh do các tổng công ty và tập đoàn trong nước (ban đầu là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Vinashin) với năng lực lên đến 100 triệu tấn/năm, có thể đón tàu có tải trọng trên 100.000 tấn cập cảng.
Về các khu công nghiệp:
Tại khu vực này tập trung các khu công nghiệp lớn tầm cỡ, thu hút nhiều dự án lớn như: khu công nghiệp Thăng Long, khu công nghiệp Sài Đồng, khu công nghiệp Quế Võ, khu công nghiệp Nomura, khu công nghiệp Đình Vũ... Các ngành công nghiệp chủ chốt: sản xuất xi măng, đóng tàu (Hải Phòng và Quảng Ninh), ô tô, xe máy (Vĩnh Phúc, Hải Dương), luyện cán thép (Thái Nguyên).
Về năng lượng
Vùng kinh tế này là một trong những trung tâm năng lượng hàng đầu của cả nước, là nơi sản xuất và xuất khẩu than đá (Quảng Ninh), nhiệt điện (Uông Bí và Phả Lại tại Quảng Ninh).
Về du lịch
Khu vực này tập trung nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh vào bậc nhất cả nước với Hà Nội là trung tâm. Các dự án sân gôn, khu nghỉ mát đẳng cấp quốc tế đã và đang được đầu tư xây dựng, đặc biệt là tại khu vực xung quanh di sản thế giới Vịnh Hạ Long
2. Vai trò của vùng KTTĐ Bắc Bộ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.
Vùng chỉ chiếm 4,6% diện tích và khoảng 15,7% dân số cả nước, nhưng đóng góp tới 15% GDP, 25% giá trị sản xuất công nghiệp, 15% kim ngạch xuất khẩu, 28% thu ngân sách và 23% thu hút đầu tư nước ngoài của cả nước.

II. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)
Đầu tư nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Tùy thuộc vào điều kiện của từng nước về điều kiện lịch sử, trình độ phát triển sản xuất mà mỗi quốc gia có những cách nhìn nhận khác nhau về hoạt động đầu tư nước ngoài. Theo Luật đầu tư của Việt Nam năm 2005 quy định: Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
Xét về bản chất, đầu tư nước ngoài là hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức xuất khẩu cao hơn của xuất khẩu hàng hóa. Xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa luôn bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong chiến lược xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn lớn hiện nay. Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng trào lưu có tính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu hiện nay.
1. Khái niệm về nguồn vốn FDI
Gần đây, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm mục đích giúp các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động tự do thương mại và đầu tư quốc tế, phân loại và sử dụng trong công tác thống kê. Chungs ta chỉ lấy định nghĩa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) về FDI làm định nghĩa chính thức cho nguồn vốn này:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty".
Hiện nay ở Việt Nam, đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới 3 hình thức chủ yếu, đó là:
- Doanh nghiệp liên doanh
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Và 3 cách đầu tư thường sử dụng là:
- Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT)
- Hợp đồng xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO)
- Hợp đồng xây dựng- chuyển giao (BT)
Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài còn có thể đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất dưới các hình thức trên theo Luật đầu tư đã quy đinh.
2. Đặc điểm và vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế
2.1. Đặc điểm của FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về lãi lỗ và mục đích chính của nhà đầu tư là tối đa hóa lợi nhuận ở các nước tiếp nhận đầu tư thông qua di chuyển vốn (bằng tiền và tài sản, công nghệ và trình độ quản lý của nhà đầu tư nước ngoài) từ nước đi đầu tư đến nước tiếp nhận đầu tư. Đây là đặc điểm cơ bản nhất và cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc hình thành nên hoạt động FDI giữa các quốc gia.
Ngoài ra, FDI còn mang các đặc trưng sau:
- Các chủ đầu tư thực hiện đầu tư trên nước sở tại phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật nước đó đề ra
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường lớn, thời gian sử dụng dài, tương đối ổn định, ít có khả năng rút về nhanh do các quy định ở nước nhận đầu tư nhằm tránh gây biến động vốn trong nước
- Tỷ lệ vốn góp sẽ quyết định việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ đầu tư. Tùy theo luật của từng nước mà quyền giữa hai bên trong nước và ngoài nước khác nhau.
- Do hoạt động FDI phần lớn vì mục đích tìm kiếm lợi nhuận nên chủ đầu tư tập trung vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho các nhà đầu tư. Cũng chính vì lý do trên mà thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước tiếp nhận đầu tư có thể tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, nâng cao trình độ quản lý, hiện đại hóa công nghệ và nâng cao trình độ, tay nghề cho người công nhân ở các nước này.
2.2. Vai trò của FDI
2.2.1. Đối với các nước đầu tư
Thứ nhất: Tối đa hóa lợi nhuận
Dễ nhận thấy rằng, một nguyên nhân quan trọng làm xúc tiến việc đầu tư ra nước ngoài của ông trùm tư bản và các tập đoàn xuyên quốc gia là sự chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước. Một nước thừa vốn thường có năng suất cận biên thấp hơn. Còn một nước thiếu vốn thường có năng suất cận biên cao hơn. Tình trạng này sẽ dẫn đến sự di chuyển dòng vốn từ nơi dư thừa sang nơi khan hiếm nhằm tối đa hoá lợi nhuận.Ở các nước tiếp nhận đầu tư hầu hết là những nước đang phát triển hay kém phát triển, có tài nguyên thiên nhiên dồi dào, dân số trẻ, tiền công lao động rẻ mạt…Do đó chi phí sản xuất thấp, giá bán sản phẩm ở những nước đó lại cao, điều này đã giúp cho các nước chủ đầu tư thu được siêu lợi nhuận. Đó chính là việc tối đa hóa hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.
Thứ hai: Giảm thiểu rủi ro
Thực tế cho thấy rằng, đầu tư vào nhiều lĩnh vực và vào nhiều nước chính là một biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. Ngoài việc đầu tư trong nước, các nhà đầu tư cũng không ngừng đầu tư ra nước ngoài để giảm rủi ro do môi trường kinh doanh trong nước không ổn định.
Thứ ba: Vươn đến vị trí độc quyền trên toàn thế giới
Thứ tư: Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn do Nhật Bản có thặng du thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại trong quan hệ song phương. Đối phó, Nhật Bản đã tăng cường đầu tư trực tiếp vào các thị trường đó. Họ sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu Âu, để giảm xuất khẩu các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Họ còn đầu tư trực tiếp vào các nước thứ ba, và từ đó xuất khẩu sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu.
Thứ năm: Khai thác chuyên gia và công nghệ
Không phải FDI chỉ đi theo hướng từ nước phát triển hơn sang nước kém phát triển hơn. Chiều ngược lại thậm chí còn mạnh mẽ hơn nữa. Nhật Bản là nước tích cực đầu tư trực tiếp vào Mỹ để khai thác đội ngũ chuyên gia ở Mỹ. Ví dụ, các công ty ô tô của Nhật Bản đã mở các bộ phận thiết kế xe ở Mỹ để sử dụng các chuyên gia người Mỹ. Các công ty máy tính của Nhật Bản cũng vậy. Không chỉ Nhật Bản đầu tư vào Mỹ, các nước công nghiệp phát triển khác cũng có chính sách tương tự. Trung Quốc gần đây đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, trong đó có đầu tư vào Mỹ. Việc công ty đa quốc gia quốc tịch Trung Quốc là Lenovo mua bộ phận sản xuất máy tính xách tay của công ty đa quốc gia mang quốc tịch Mỹ là IBM được xem là một chiến lược để Lenovo tiếp cận công nghệ sản xuất máy tính ưu việt của IBM. Hay việc TCL (Trung Quốc) trong sáp nhập với Thompson (Pháp) thành TCL-Thompson Electroincs, việc National Offshore Oil Corporation (Trung Quốc) trong ngành khai thác dầu lửa mua lại Unocal (Mỹ) cũng với chiến lược như vậy.
1. Ma trận SWOT
Cơ hội(O)
- Xu thế hội nhập kinh tế, mở ra nhiều cơ hội
- VN có cơ chế thông thoáng trong CS thu hút FDI.( CS thuế, tài chính)
- Nhà nước hỗ trợ trong việc XDCSHT trong Vùng. Thách thức (T)
- VN gia nhập WTO nên khả năng cạnh tranh giữa các nước trong việc thu hút FDI lớn.
Điểm mạnh (S)
- Vị trí địa lý thuận lợi (thủ đô Hà Nội,
và tiếp giáp với nhiều nước)
- Tiềm năng về du lịch (Vịnh Hạ Long,
Bãi cháy, Đồ Sơn )
- Vùng có nguồn TNTN phong phú,
trữ lượng lớn(than,cao lanh)
- Nguồn nhân lực dồi dào (chiếm 35%
lao động cả nước)
- Cơ sở hạ tầng khá phát triển: sân bay,
cảng biển, đường quốc lộ.. - Đẩy mạnh xúc tiến thu hút FDI vào phát triển ngành dịch vụ, du lịch.
- Phát triển các ngành công nghệ kỹ thuật cao (điện tử, máy móc…)
- Tạo lợi thế so sánh của Vùng so với các vùng khác trong cả nước ( do có nguồn TNTN phong phú, nhân lực dồi dào).

Điểm yếu (W)
- Đội ngũ cán bộ địa phương có trình
độ kém.
- Lao động thiếu tay nghề cao, không có
tác phong công nghiệp
- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
- Quy hoạch vùng thiếu đồng bộ
- Quản lý và sử dụng đất còn hạn chế.
- Tình trạng thu hút tự phát giữa các tỉnh - Thu hút FDI vào XDCSHT trong Vùng
- Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN.
- Tạo sự liên kết các KCN trong phát triển kinh tế Vùng.
- Đơn giản thủ tục hành chính trong cấp phép đầu tư.
- Hoàn thiện hệ thống luật, tạo minh bạch rõ ràng.
- Xây dựng trường đào tạo nghề cho người lao động
- Thông thoáng trong CS thuế, tài chính.
- Xây dựng ban hành luật KCN. - Nhà nước có thể đào tạo hộ hay gửi cán bộ có trình độ chuyên môn xuống các địa phương trong Vùng.
- Nhà nước tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các KCN trong Vùng.
- Nhà nước ban hành luật quy hoạch KCN, và hỗ trợ các doanh nghiệp trong xây dựng cơ sở hạ tầng doanh nghiệp.

KẾT LUẬN
Giai đoạn 2002-2007 kết thúc, đánh dấu thành công vượt bậc của công tác thu hút vốn đầu tư vào các KCN ở vùng KTTĐ Bắc Bộ đã góp phần thúc đẩy các thành phần, các ngành kinh tế của Vùng phát triển.
Các KCN trong Vùng đã bổ sung nguồn vốn lớn cho phát triển kinh tế xã hội, tạo thêm năng lực sản xuất mới đáp ứng phần nào nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, thu hút được nhiều công nghệ mới góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế tạo tiền đề cho ngành công nghiệp mới ra đời.
Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình thu hút đầu tư nước ngoài vào các KCN của Vùng cũng bộc lộ những hạn chế trong công tác quy hoạch, kinh doanh cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, công tác đền bù…Ngoài ra, sự phát triển KCN, cũng có những tác động tiêu cực đến xã hội.
Để sự phát triển các KCN trong Vùng ngày càng đạt được những thành tựu rực rỡ, cần tiến hành đồng bộ những giải pháp từ cấp chính quyền. Qúa trình thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN trong Vùng đã mang lại những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển của các KCN, KCX trong cả nước, và là cơ sở cho Chính phủ hoạch đinh và hoàn chỉnh chính sách phát triển KCN, chính sách thu hút đầu tư trong tương lai, đáp ứng xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và FDI. Sự cần thiết phải thu hút vốn FDI vào phát triển kinh tế của vùng. 2
I. Tổng quan về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 2
1. Đặc điểm vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ 2
II. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI) 3
1. Khái niệm về nguồn vốn FDI 4
2. Đặc điểm và vai trò của FDI trong quá trình phát triển kinh tế 4
2.1. Đặc điểm của FDI 4
2.2. Vai trò của FDI 5
2.2.1. Đối với các nước đầu tư 5
1.2.2. Đối với các nước tiếp nhận đầu tư 7
III. Mối quan hệ giữa nguồn vốn đầu tư FDI với phát triển kinh tế của vùng 8
1.Tác động của FDI tới phát triển kinh tế của vùng 8
1.1. Tác động tích cực 8
1.2. Tác động tiêu cực 9
2. Tác động của phát triển kinh tế tới việc thu hút FDI 10
IV. Sự cần thiết thu hút vốn FDI cho phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ 10
Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT FDI VÀO VÙNG KTTĐ BẮC BỘ 12
I. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ 12
1. Nhân tố thuận lợi 12
1.1 Vị trí thuận lợi 12
1.1.1. Vị trí địa lý 12
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên 13
1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 13
1.2.1. Dân số và nguồn nhân lực của vùng 13
1.2.2. Cơ sở hạ tầng 14
1.2.3 Bối cảnh quốc tế và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước 14
2. Nhân tố không thuận lợi 15
II. Thực trạng thu hút FDI vào khu vực KTTĐ Bắc Bộ 16
1. Quy mô nguồn vốn FDI 16
2. Thu hút vốn vào sản xuất kinh doanh các khu công nghiệp 17
2.1. Cơ cấu nguồn vốn FDI theo lãnh thổ 17
2.2. Cơ cấu nguồn vốn FDI theo ngành 19
III. Đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư FDI 20
1. Những kết quả đạt được. 20
1.1. Làm tăng quy mô và tốc độ phát triển kinh tế của vùng 20
1.2. Đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu ngành 22
1.3. Vùng sử dụng ngày càng hiệu quả cơ sở vật chất 23
2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế 25
2.1. Công tác quy hoạch còn thiếu đồng bộ 25
2.2. Tình trạng tự phát trong công việc thu hút vốn đầu tư còn diễn ra khá phổ biến 26
2.3. Cơ cấu đầu tư trong các KCN còn nhiều bất cập 26
2.4. Thiếu lao động có trình độ cao 27
2.5. Quản lý và sử dụng đất trong vùng còn nhiều hạn chế 27
2.6. Cơ cấu đầu tư theo ngành và lãnh thổ của vùng còn nhiều bất cập, thiếu hợp lý. 28
2.7. Đời sống của người lao động tại các khu công nghiệp còn khó khăn 28
CHƯƠNG III.GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT FDI CHO VÙNG KTTĐ BẮC BỘ 29
I. Mục tiêu, định hướng thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ đến 2020. 29
1. Quan điểm thu hút đầu tư FDI vào vùng 29
2. Định hướng thu hút FDI của vùng đến năm 2020. 29
III. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư của vùng KTTĐ Bắc Bộ 30
IV. Các giải pháp 31
1. Giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong KTTĐ Bắc Bộ. 31
1.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch các KCN. 31
1.2. Tạo sự liên kết phát triển KCN trong phát triển kinh tế Vùng. 32
1.3. Tiếp tục xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng, hình thành các khu đô thị vệ tinh bên cạnh các KCN. 33
1.4. Hướng tới tập trung đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các KCN. 33
1.5. Tiếp tục đẩy mạnh thủ tục hành chính trong việc quản lý và cấp phép đầu tư. 34
1.6. Hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật, tạo sự rõ ràng, minh bạch trong việc ban hành các văn bản pháp quy. 34
1.7. Xây dựng các trường đào tạo nghề cho người lao động, tập trung vào đào tạo nghề bậc cao để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho Vùng và cho các vùng lân cân. 35
2. Một số giải pháp định hướng chung tăng cường thu hút vốn đầu tư 35
2.1. Chính sách khuyến khích đầu tư vào các KCN. 35
2.2. Chính sách tài chính, thuế. 36
2.3. Chính sách ngân hàng, tiền tệ, quản lý ngoại hối. 37
2.4. Xây dựng và ban hành luật KCN. 38
3. Ma trận SWOT 39
KẾT LUẬN 40

ĐỀ ÁN MÔN KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Tên đề tài: Một số giải pháp thu hút FDI cho phát triển vùng kinh
tế trọng điểm Bắc Bộ
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
R Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Trung Quốc và một số giải pháp thu hút khách du lịch Trung Quốc Văn hóa, Xã hội 0
R Một số kỹ năng giải bài tập toán chương II - Hình học 11 Luận văn Sư phạm 0
R Nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng thức ăn đối với một số cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số khó khăn và sai lầm thường gặp của học sinh THPT khi giải các bài toán tổ hợp, xác suất Luận văn Sư phạm 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top