Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động marketing của Công ty TNHH Sơn Rosa Việt Nam
Công ty TNHH sơn SOSA Việt Nam là một công ty có 2 thành viên sáng lập. Công ty được thành lập từ năm 2001 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0102002032 ngày 26/02/2001 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
+ Tên giao dịch: Rosa paints Việt Nam Company Limited
+ Tên viết tắt: Rosa paints (VN) Co, LTĐ
+ Trụ sở Công ty hiện nay đóng tại: Liên Ninh - Thanh Trì - TP Hà Nội.
+ Điện thoại: 04.6864265 - 04.6864432 Fax: 04.6864265
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-chuyen_de_mot_so_giai_phap_nham_thuc_day_hoat_dong.sOCxFoLI51.swf /tai-lieu/chuyen-de-mot-so-giai-phap-nham-thuc-day-hoat-dong-marketing-cua-cong-ty-tnhh-son-rosa-viet-nam-75631/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
2.1. Nhãn hiệu và cấp bộ phận cấu thành
Quyết định về nhãn hiệu cho những hàng hóa cụ thể là một trong những quyết định quan trọng khi soạn thảo chiến lược marketing cho chúng. Quyết định đó có liên quan trực tiếp tới ý đồ định vị hàng hóa của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy nhãn hiệu hàng hóa là gì? Nó được cấu thành bởi những yếu tố nào?
- Nhãn hiệu là tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng, được dùng để xác nhận hàng hóa dv của một người bán hay một nhóm người bán và để phân biệt chúng với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh.
Như vậy loại trừ chúng được tạo ra như thế nào, chức năng của nhãn hiệu thể hiện trên hai phương tiện: khẳng định ai là người bán gốc (xuất xứ) hàng hóa và hàng hóa của họ khác với hàng hóa của người khác như thế nào?
Nhãn hiệu có các bộ phận cơ bản là:
- Tên nhãn hiệu: đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể đọc được.
- Dấu hiệu của nhãn hiệu: (bao gồm biểu tượng, hình vẽ, màu sắc hay kiểu chữ đặc thù...). Đó là một bộ phận của nhãn hiệu mà ta có thể nhận biết được, nhưng không thể đọc được.
Ngoài các khái niệm cơ bản trên ta cần quan tâm tới hai khái niệm có liên quan đến phương tiện quản lý nhãn hiệu. Đó là dấu hiệu hàng hóa và quyền tác giả.
- Dấu hiệu hàng hóa: Là toàn bộ nhãn hiệu hay một bộ phận của nó được đăng ký tại cơ quan quản lý nhãn hiệu và do đó được bảo vệ về mặt pháp lý.
- Quyền tác giả: Là quyền độc chiếm tuyệt đối về sao chụp, xuất bản và bán nội dung và hình thức của một tác phẩm văn học, âm nhạc hay nghệ thuật.
2.2. Các quyết định có liên quan đến nhãn hiệu
Khi thực hiện chiến lược sản phẩm của mình các doanh nghiệp phải quyết định hoạt loạt vấn đề có liên quan đến những nhãn hiệu hàng hóa. Các vấn đề cơ bản nhất họ thường phải quyết định là:
- Có gắn nhãn hiệu cho hàng hóa của mình hay không? cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường trong những năm gần đây vấn đề gắn nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta đã được phần lớn các doanh nghiệp lưu ý hơn. Tuy nhiên đôi khi một số loại hàng hóa được bán trên thị trường cũng không có nhãn hiệu rõ ràng. Việc gắn nhãn cho hàng hóa có ưu điểm là thể hiện được lòng tin hơn của người mua đối với nhà sản xuất khi họ dám khẳng định sự hiện diện của mình trên thị trường qua nhãn hiệu, làm căn căn cứ cho việc lựa chọn của người mua, và đặc biệt ở nước ta hiện nay nó làm cơ sở cho việc quản lý chống làm hàng giả.
- Ai là người chủ nhãn hiệu hàng hóa. Thường thì nhà sản xuất nào cũng muốn chính mình là chủ đích thực về nhãn hiệu hàng hóa do mình sản xuất ra. Nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau nhãn hiệu hàng hóa lại không phải nhãn hiệu của nhà sản xuất. Có thể có ba hướng giải quyết vấn đề này:
* Tung hàng hóa ra thị trường dưới nhãn hiệu của chính nhà sản xuất
* Tung hàng hóa ra thị trường dưới nhãn hiệu của nhà trung gian
* Vừa nhãn hiệu của nhà sản xuất vừa nhãn hiệu của nhà trung gian
3. Quyết định về bao gói và dịch vụ đối với sản phẩm - hàng hóa
3.1. Quyết định về bao gói
Bao gói thường có bốn yếu tố cấu thành điển hình: Lớp tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, lới bảo vệ lớp tiếp xúc, bao bì vận chuyển, nhãn hiệu và các thông tin mô tả hàng hóa trên bao gói.
Ngày nay bao gói trở thành công cụ đắc lực của hoạt động marketing, bởi vì: Một là, sự phát triển của hệ thống cửa hàng tự phục vụ, tự chọn ngày càng tăng; hai là, mức giàu sang và khả năng mua sắm của người tiêu dùng càng tăng; ba là, bao bì góp phần tạo ra hình ảnh về công ty và nhãn hiệu; bốn là, tạo ra khả năng và ý niệm về sự cải tiến sản phẩm hàng hóa.
- Quyết định về các thông tin trên bao gói. Tuỳ vào những điều kiện cụ thể mà các nhà sản xuất bao gói quyết định đưa thông tin gì lên bao gói và đưa chúng như thế nào? Thông thường những thông tin chủ yếu được thể hiện qua bao gói là:
* Thông tin về hàng hóa, chỉ rõ đó là hàng gì?
* Thông tin về phẩm chất hàng hóa
* Thông tin về ngày, người, nơi sản xuất và các đặc tính của hàng hóa
* Thông tin về kỹ thuật an toàn khi sử dụng
* Thông tin về nhãn hiệu thương mại và các hình thức hấp dẫn để kích thích tiêu thụ.
* Các thông tin do luật định.
3.2. Quyết định về dịch vụ khách hàng
- Nội dung hay các yếu tố dịch vụ mà khách hàng đòi hỏi và khả năng công ty có thể cung cấp gì? Tầm quan trọng tương đối của từng yếu tố dịch vụ đó.
- Chất lượng dịch vụ và công ty phải đảm bảo cho khách hàng đến mức độ nào so với các đối thủ cạnh tranh.
- Chi phí dịch vụ, tức là khách hàng được cung cấp dịch vụ miễn phí hay theo mức giá cả nào?
- Lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ.
4. Quyết định về chủng loại và danh mục hàng hóa
4.1. Định nghĩa về chủng loại hàng hóa
Chủng loại hàng hóa là một nhóm hàng hóa có liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán hàng cung do cùng một nhóm khách hàng, hay thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá.
4.2. Quyết định về bề rộng cảu chủng loại hàng hóa
Các công ty thiên về theo đuổi mục tiêu cung cấp một chủng loại đầy đủ hay phấn đấu để chiếm lĩnh phần lớn thị trường hay mở rộng thị trường thường có chủng loại hàng hóa rộng. Trong trường hợp này họ sản xuất cả những hàng hóa sinh lời ít. Ngược lại có những công ty quan tâm trước hết đến sinh lời cao của hàng hóa. Nhưng dù quyết định ban đầu của công ty như thế nào, thì hiện tại công ty cũng vẫn gặp phải vấn đề đặt ra là mở rộng và duy trì bề rộng của chủng loại hàng hóa bằng cách nào? Giải quyết vấn đề này công ty có hai hướng lựa chọn.
Một là, phát triển chủng loại. Phát triển chủng loại có thể được thực hiện bằng cách thức như sau:
- Phát triển hướng xuống dưới
- Phát triển hướng lên trên
- Phát triển theo cả hai hướng trên
Hai là, bổ sung chủng loại hàng hóa. Cách làm này có nghĩa là theo bề rộng mà công ty đã lựa chọn, công ty cố gắng đưa thêm những mặt hàng mới trong khuôn khổ đó. Việc bổ sung hàng hóa được đặt ra xuất phát từ các mục đích sau:
- Mong muốn có thêm lợi nhuận
- Để lấp chỗ trống trong chủng loại hiện có
- Tận dụng năng lực sản xuất dịch vụ dư thừa
- Mưu toan trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ.
5. Thiết kế và marketing sản phẩm mới
5.1. Khái quát về sản phẩm mới
Thiết kế, sản xuất sản phẩm mới là một việc làm cần thiết, nhưng có thể là mạo hiểm đối với doanh nghiệp. Bởi vì chúng có thể thất bại do những nguyên nhân khác nhau. Để hạn chế bớt rủi ro, các chuyên gia - những người sáng tạo sản phẩm mới phải tuân thủ nghiêm ngặt các bước trong quá trình tạo ra sản phẩm mới và đưa nó vào thị trường.
5.2. Các giai đoạn thiết kế và marketing của sản phẩm mới
- Hình thành ý tưởng
- Lựa chọn ý tưởng
- Soạn thảo và thẩm định dự án sản phẩm mới
- Ý tưởng là những tư tưởng khái quát về hàng hóa, còn dự án là sự thể hiện tư tưởng khái quát đó thành các phương án sản phẩm mới với các tham số...