Link tải miễn phí Luận văn: Một số giải pháp phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển du lịch : Luận văn ThS. Du lịch
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Du lịch
Văn hóa ẩm thực
Phát triển Du lịch
Quảng Ninh
Miêu tả: 93 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Thu thập các tư liệu về văn hóa và văn hóa ẩm thực để phân tích, đánh giá và chứng minh văn hóa ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn của mỗi vùng, miền có sức thu hút khách cao. Tìm hiểu văn hóa ẩm thực của Quảng Ninh và những nhu cầu của du khách đối với du lịch ẩm thực, phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai thác văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch. Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh để phát triển du lịch
MỞ ĐẦU............................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................8
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu .................................................10
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............................................................10
5. Đóng góp của luận văn ..................................................................................11
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ VĂN HÓA
ẨM THỰC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH..............................................13
1.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa ẩm thực.........................................13
1.1.1 Khái niệm về văn hóa. ...................................................................13
1.1.2. Những quan niệm về văn hóa ẩm thực. .........................................14
1.2. Những yếu tố tác động đến văn hóa ẩm thực. ....................................17
1.2.1 Điều kiện tự nhiên. ........................................................................17
1.2.2 Điều kiện văn hóa và xã hội..........................................................18
Nghề nghiệp...........................................................................................20
1.2.3 Ảnh hưởng của kinh tế..................................................................20
1.2.4 Những yếu tố khác.........................................................................21
1.3 Nội dung cơ bản của văn hóa ẩm thực Việt Nam................................22
1.3.1 Nội dung cơ bản của văn hóa ăn của Việt Nam.............................22
1.3.2.Văn hóa uống ở Việt Nam..............................................................25
1.4. Vai trò của văn hóa ẩm thực trong du lịch.........................................30
1.4.1 Văn hóa ẩm thực là tài nguyên du lịch...........................................30
1.4.2 Văn hóa ẩm thực là một sản phẩm du lịch độc đáo. .......................30
1.4.3 Văn hóa ẩm thực là một dịch vụ du lịch, góp phần quảng bá, xúc
tiến hoạt động du lịch. ............................................................................31
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH .............................................37
2.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại Quảng Ninh. ...............................37
2.1.1 Tài nguyên du lịch. ........................................................................38
2.1.2 Tình hình kinh doanh du lịch. .......................................................39
2.2 Khai thác ẩm thực trong du lịch tại Quảng Ninh. ..........................43
2.2.1 Nhu cầu của du khách về ẩm thực du lịch tại Quảng Ninh.............43
2.2.2 Các sản phẩm ẩm thực du lịch tiêu biểu ở Quảng Ninh. ................44
2.2.3 Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ ẩm thực du lịch................................60
2.2.4 Các tour du lịch ẩm thực dành cho du khách......................................62
2.2.5 Nguồn nhân lực phục vụ ẩm thực du lịch. ..........................................62
2.2.6 Công tác quảng bá, xúc tiến các sản phẩm văn hóa ẩm thực................64
2.2.7 Hoạt động khai thác các nguyên liệu thực phẩm phục vụ du lịch. .........65
2.2.8 Giá cả và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm........................................67
2.3 Nhận xét chung.....................................................................................68
2.3.1. Những mặt được...........................................................................68
2.3.2. Những hạn chế. ...........................................................................69
2.3.3. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế. ................................................69
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................72
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHAI THÁC ẨM THỰC TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH ..............................................73
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp .....................................................................73
3.1.1 Quan điểm về phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh ...................75
3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh: .......................................75
3.1.3 Giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh......................................76
3.2 Một số giải pháp để khai thác những giá trị văn hóa ẩm thực trong
hoạt động du lịch tại Quảng Ninh. ............................................................77
3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm ăn uống và các loại hình phục vụ. ......77
3.2.2 Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch ẩm thực.......................78
3.2.3 Tăng cường hoạt động quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực. .79
3.2.4 Xây dựng các bài thuyết minh, giới thiệu về ẩm thực du lịch. .......80
3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cung cấp nguyên liệu chế
biến món ăn và thức uống phục vụ khách du lịch....................................80
3.2.6 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý giá cả, chất
lượng sản phẩm ăn uống và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. .............82
3.2.7 Kết hợp các tour du lịch với ẩm thực địa phương .........................84
3.3. Một số kiến nghị. .................................................................................85
3.3.1. Đối với UBND Tỉnh Quảng Ninh..................................................85
3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. .....................................86
Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................88
KẾT LUẬN......................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................91
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, việc ăn uống đã được con người xem như một nhu cầu thiết
yếu. Các cụ xưa còn có câu “có thực mới vực được đạo” để nhấn mạnh vai trò
của vật chất cụ thể và thiết thực là việc ăn uống đối với đời sống con người.
F.Ănghen từng nói “ con người nghĩ đến chuyện ăn, ở, mặc trước khi làm văn
hoá, chính trị, tôn giáo”1. Câu nói nổi tiếng của Ănghen đã khái quát phép biện
chứng của học thuyết Các Mác, khẳng định vật chất quyết định ý thức trong đó
có cái ăn - nhu cầu trước hết cho cuộc sống được đưa lên hµng đầu. Song ngày
nay, điều kiện kinh tế phát triển, mức sống của con người nâng cao nên nhu cầu ăn,
uống không chỉ dừng lại ở việc thoả mãn nhu cầu con người mà đ· trở thành một nét
văn hoá -Văn hoá ẩm thực
Việc ¨n uống tưởng chừng như quá quen thuộc, là một nhu cầu cơ bản của
con người. Không những thế, ẩm thực còn tạo nên những bản sắc riêng biệt giữa
các vùng miền, địa phương, quốc gia, giữa dân tộc này với dân tộc kh¸c, đồng
thời cũng là kết tinh của nhiều thế hệ. Văn hoá là động lực của sự phát triển đan
xen vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó văn hoá ẩm thực là nội
dung quan trọng của văn hoá, tạo nên bản lĩnh và bản sắc dân tộc độc đáo.
Đất nước Việt Nam với truyền thống văn hoá lâu đời đã tạo dựng cho
mình những nét văn hoá ẩm thực đặc sắc, ngoài đặc điểm chung còn có những
phong cách ẩm thực mang sắc thái đặc trưng của mỗi vùng miền. Đó là khí hậu,
thổ nhưỡng, sản vật từ các vùng đất, là những cách chế biến, cách thưởng
thức kh¸c nhau mà chỉ cần nhắc đến tên món ăn người ta biết món ăn đó xuất
phát từ địa phương nào. GS.Trần Quốc Vượng đã viết: “truyền thống ẩm thực là
một sự thực văn hoá của các vùng miền Việt Nam” hay theo tác giả Đào Ngọc
Đệ :“Ẩm thực vừa là văn hoá vật chất vừa là văn hoá tinh thần. Khi ẩm thực đạt
tới phạm vi văn hoá, thì nó thể hiện thành một nét cốt cách, phẩm hạnh một con
người, một dân tộc”.
Ngày nay, khi đời sống của con người được nâng cao, việc ăn uống càng
trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Cơ chế thị trường thông thoáng đã
tạo ra nhiều hướng tiếp cận với văn hoá ăn uống đặc biệt là trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch. Quảng Ninh là một trong những địa chỉ hấp dẫn đối với cả khách
trong và ngoài nước bởi nơi đây có những danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử
văn hóa rất đặc biệt. Bên cạnh đó, với lợi thế có đường bờ biển dài 250 km, có nhiều
đảo đá và môi trường tự nhiên của nước biển rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh
bắt hải sản phục vụ cuộc sống người dân địa phương, kinh doanh du lịch và có giá
trị xuất khẩu.
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu khi đánh giá sở thích và sự hài lòng của
khách du lịch đã cho thấy, họ ngày càng yêu thích, lựa chọn du lịch biển và
thưởng thức những hải sản biển. Trong đó, hải sản biển Quảng Ninh là một trong
những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn và ấn tượng với rất nhiều du khách
được trải nghiệm sau một chuyến đi.
Tuy nhiên, khi nói đến ẩm thực Việt Nam, ít khi ẩm thực Quảng Ninh
được nhắc đến. Khách du lịch chưa có nhiều thông tin về văn hóa ẩm thực đặc
sắc nơi đây, việc khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ kinh doanh du lịch chưa
tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Mặt khác, là một tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, Quảng Ninh là điểm đến
của rất nhiều khách du lịch Trung Quốc cũng như khách du lịch từ nhiều khu vực
khác nhau trên thế giới. Trong quá trình giao thoa về văn hoá, Quảng Ninh đã
chắt lọc và giữ lại trong mình những hương vị ẩm thực mang tính độc đáo và
khác biệt khó có thể lẫn với các vùng đất khác.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số giải pháp phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển Du
lịch”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ẩm thực Quảng Ninh có vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ phát
triển du lịch. Kinh tế ngày càng phát triển, việc đi du lịch và thưởng thức những
món ăn đặc sắc của vùng miền là một trong những nhu cầu của khách du lịch. Vì
vậy, những năm gần đậy, việc nghiên cứu những giá trị văn hóa ẩm thực tại
Quảng Ninh đang rất được quan tâm.
Trong hoạt động du lịch, ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định đến chất lượng của chương trình du lịch. Nghiên cứu về vấn đề này có
một số công trình nghiên cứu được công bố như: công trình nghiên cứu khoa học
của tác giả Hoàng Thị Thương(2011) với đề tài: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ
ăn uống tại khách sạn 3 sao ở Hạ Long cho khách du lịch Trung Quốc. Đề tài
đánh giá và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn
uống cho khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn 3 sao ở Hạ Long. Nghiên cứu
về ẩm thực Quảng Ninh có công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang
Vinh(2006) về Văn hóa ẩm thực Quảng Ninh. Tác giả cũng đã đề cập đến rất
nhiều món ăn dân gian nổi tiếng, những món ăn kiêng ở Quảng Ninh; tác giả Lê
Thu Nga(Khóa luận tốt nghiệp Đại học, 2012) với đề tài Sức hút của ẩm thực
biển đối với việc phát triển du lịch. Đề tài nghiên cứu các loại ẩm thực nổi tiếng,
cách làm và cách thưởng thức một số món ăn đặc sản tại Hạ Long. Đối với việc
đánh giá thực trạng của việc khai thác văn hóa ẩm thực Quảng Ninh chưa có
công trình nào được nghiên cứu đầy đủ, chi tiết và bao quát toàn bộ hoạt động
trong lĩnh vực này. Cùng với đó, trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh
ăn uống của du lịch Quảng Ninh còn nhiều vấn đề tồn tại, khách du lịch chưa có
nhiều thông tin về văn hóa ẩm thực đặc sắc, chưa hài lòng với một số dịch vụ du
lịch làm ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của điểm đến cũng như thời gian lưu trú của
khách tại Quảng Ninh.
Trước thực trạng của việc khai thác văn hóa ẩm thực tại Quảng Ninh, tác
giả thấy rằng cần có sự nghiên cứu đầy đủ hơn về thực trạng khai thác văn
hóa ẩm thực Quảng Ninh, phân tích, đánh giá và từ đó đưa ra những giải pháp
phù hợp với thực tiễn. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan quản lý Nhà nước về du lịch, các công ty lữ hành hướng dẫn để xây dựng các
chương trình du lịch ẩm thực, là tài liệu nghiên cứu cho các khách sạn nhà hàng
cũng như vận dụng ở một số địa phương có sự hấp dẫn về văn hóa ẩm thực để khai
thác, phục vụ du lịch.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khai thác ẩm thực du lịch Quảng Ninh, trên cơ sở
đó, làm rõ tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực và đề xuất một số giải pháp phù
hợp nhằm khai thác có hiệu quả hơn ẩm thực Quảng Ninh phục vụ phát triển du
lịch.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tư liệu về văn hóa và văn hóa ẩm thực để phân tích, đánh
giá và chứng minh văn hóa ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch độc
đáo, đặc sắc và hấp dẫn của mỗi vùng, miền có sức thu hút khách cao.
- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực của Quảng Ninh và những nhu cầu của du
khách đối với du lịch ẩm thực, phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai thác
văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy văn hóa ẩm thực
Quảng Ninh để phát triển du lịch.
* Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu việc khai thác các món ăn, đồ uống mang đặc trưng ẩm thực
biển để phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu nhu cầu ẩm thực của khách du lịch đến Quảng Ninh
4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển du lịch
cũng như văn hóa ẩm thực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là trung tâm du lịch
Hạ Long.
- Về mặt thời gian: luận văn tập trung thu thập số liệu từ năm 2009-2012
* Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan đến lý luận
về văn hóa và văn hóa ẩm thực thu thập kết quả nghiên cứu đã công bố, tạo cơ
sở về lý luận để áp dụng giải quyết các nội dung của luận văn.
Một số tài liệu tác giả thu thập để nghiên cứu như: một số giáo trình, các
đề tài nghiên cứu khoa học, các báo cáo, các bài viết có liên quan…
- Phương pháp điều tra thực địa:
Nhằm nắm được thực trạng vấn đề và thu thập những số liệu xác thực
minh chứng nội dung nghiên cứu, tác giả đã đi tiến hành thực địa. Từ hoạt động
nghiên cứu thực địa, tác giả nắm được sơ bộ tình hình cụ thể thực trạng khai thác
văn hóa ẩm thực để có cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn
hóa ẩm thực nhằm phát triển du lịch.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Sử dụng bảng hỏi để điều tra xã hội học, điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc nắm bắt nhu cầu của khách du lịch, khả năng phục vụ các sản phẩm ăn
của của các đơn vị kinh doanh những sản phẩm ăn uống cũng như sự đánh giá
của du khách về các món ăn tiêu biểu của Quảng Ninh.
Với đề tài, tác giả đã sử dụng bảng hỏi đối với khách du lịch trong và
ngoài nước, các đơn vị trực tiếp kinh doanh các sản phẩm ăn uống.
- Phương pháp chuyên gia:
Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi đối với người đối thoại để thu thập thông tin.
Trong luận văn này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ của
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long, lãnh
đạo một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, các nhà khoa
học thuộc Tổng cục Du Lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội, nhằm tham khảo ý kiến và thu thập thêm thông tin để giải quyết một số vấn
đề thực tiễn.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn nghiên cứu vấn đề về văn hóa ẩm thực phục vụ cho sự phát
triển du lịch cũng như vai trò của ẩm thực trong hoạt động du lịch.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị trong việc đưa văn
hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng vào việc phát
triển du lịch.
6. Kết cấu luận văn
Với mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu ở trên, luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung được kết cấu
thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực và văn hóa ẩm thực trong
phát triển du lịch
Chƣơng 2: Thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực trong hoạt động du lịch
tại Quảng Ninh
Chƣơng 3: Một số giải pháp để khai thác ẩm thực trong hoạt động du lịch
tại Quảng Ninh
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ VĂN HÓA
ẨM THỰC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa ẩm thực.
1.1.1 Khái niệm về văn hóa.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó
người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự
quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền
lực siêu nhiên. Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của
tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có
nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai
nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt và cầu cúng.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có ở
khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là
cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức
được tiếp nhận...Và có thể nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc
văn hóa thấp, vô văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Có thể hiểu”Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội” [26,tr10]
Năm 2002, UNESCO đó đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa
là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn
học và nghệ thuật, cả cách sống, cách chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin.
Văn hóa là một đặc trưng của con người, chỉ con người mới có và chỉ con
người mới biết vận dụng tinh thần và lý trí để vượt bản năng, cải thiện cuộc sống
của chính mình, làm cho mối tương giao với người khác tốt đẹp hơn, nâng tâm
hồn lên khỏi những hệ lụy vật chất. Văn hóa là thành quả, là tài sản chung của
loài người, nhưng không giống nhau cho mọi giống người. Văn hóa Tây phương
khác với văn hóa Đông phương. Văn hóa Trung Hoa không giống văn hóa Việt
Nam. Ngay trong một nước cũng có sự khác biệt văn hóa theo miền, theo sắc
tộc.Văn hóa của người Mường ở núi rừng miền Bắc và người sắc tộc ở cao
nguyên Trung phần có những điều không giống văn hóa người kinh. Văn hóa của
người sống ở đồng bằng sông Hồng có những điều không giống với văn hóa của
người sống ở đồng bằng Cửu Long.
Để duy trì sự sống của mình, ăn là hành vi tất yếu của loài người. Nhưng
khác với động vật, ăn không chỉ thoả mãn nhu cầu đó mà còn là một hành vi văn
hoá. Đồ ăn thức uống của mỗi dân tộc thực sự là một sự sáng tạo văn hoá của
mỗi vùng miền đó. Ăn uống phản ánh trình độ văn hoá, văn minh của dân tộc,
trình độ phát triển sản xuất, trình độ kinh tế của xã hội. Món ăn chứa đựng tiềm
tàng sự sinh động và đa dạng về đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, ý thức tín
ngưỡng của từng tầng lớp xã hội, từng vùng miền dân cư khác nhau. Với cách
nhìn này, ẩm thực của dân tộc chính là “lăng kính đa chiều” phản ánh nhiều quá
trình, nhiều hiện tượng xã hội của con người. Muốn tìm hiểu văn hoá của từng
đất nước, dân tộc hay vùng miền địa phương khác nhau có lẽ nên bắt đầu bằng
chính sự ăn uống mà qua thời gian được nâng lên thành một thứ, người ta gọi là
Văn hoá ẩm thực.
1.1.2. Những quan niệm về văn hóa ẩm thực.
Với người Việt Nam trải qua nhiều thế hệ cuộc sống đối mặt với nhiều cam
go thử thách kiên trì vật lộn mới giành được sự sống còn, việc ăn uống trước hết
phải đảm bảo sự sinh tồn của dân tộc. Cái hay cái khéo và cái ngẫu nhiên của ẩm
Phụ lục 9 : THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ CA DAO CỦA NGƢỜI VIỆT
LIÊN QUAN ĐẾN TẬP QUÁN ĂN UỐNG
Kho tàng thành ngữ, tục ngữ và ca dao của người Việt có rất nhiều câu liên
quan đến tập quán ăn uống. Để thêm sư phong phú, ngoài câu trực tiếp đề cập
đến chuyện ăn uống, mượn chuyện ăn uống nói việc đời... người viết xin được
thống kê cả những câu lấy từ ăn biểu đạt một vấn đề nào đó và các câu nói về ăn
uốngcủa các loài nhàm phản ánh các phương diện của xã hội
1. Món ăn và việc ăn uống
a. Ăn cá bỏ xương, ăn quả bỏ hột
b. Ăn cá bỏ xương, ăn đường nuốt chậm
c. Ăn cơm cá canh, tu hành có vãi
d. Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống
e. Ăn cơm lừa thóc, ăn cóc bỏ gan
f. Ăn hương ăn hoa
g. Ăn ít no lâu
h. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
i. Ăn kiêng nằm cữ
j. Ăn lấy thơm lấy tho chứ không lấy no lấy béo
k. Ăn mít bỏ xơ
l. Ăn no tức bụng
m. Ăn trầu không rễ, như rể nằm nhà ngoài
n. Sáng ngày bồ dục chấm chanh
o. Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày.
p. Xem trong bếp biết nết đàn bà.
2. Đả kích thói phàm ăn, tục uống
a. Ăn bốc, đái đứng
b. Ăn cho sướng miệng
c. Ăn cho thủng nồi trôi rế
d. Ăn chó cả nong
e. Ăn cướp cơm chim
f. Ăn đàn anh, làm đàn em
g. Chết thèm chết nhạt
h. Chửi như chó ăn vã mắm
i. Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho
j. Con ăn một mẹ ăn hai
3. Phê phán thói hƣ tật xấu
a. Ăn bậy nói càn
b. Ăn bốc, đái đứng
c. Ăn cá, bờ lở
d. Ăn canh cả cặn
e. Ăn cây táo rào cây bồ quân
f. Ăn cháo, đái bát
g. Ăn chẳng nên đọi, nói chẳng nên lời
h. Ăn dối, nói thật
i. No cơm dửng mỡ
4. Cách xử thế
a. Ăn bằng, nói chắc
b. Ăn bớt bát, nói bớt lời
c. Ăn cây nào, rào cây ấy
d. Ăn cho đều, tiêu cho song
e. Ăn thô nói tục.
f. Miếng khi đói bằng một gói khi no
5. Thân phận cực khổ của con ngƣời
a. Cơm cha, cơm mẹ đã từng
con đi làm mướn kiếm lưng cơm người
cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Không như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn
b. Ăn bát mẻ, nằm chiếu manh
c. Ăn cháo lá đa
d. Ăn chẳng no, khó đến mình
e. Ăn đói, mặc rách
f. Ăn không rau, đau không thuốc
g. Bụng đói, cật rét
h. Cơm hầu, cháo dẫn
i. Đói thì ăn ngô, ăn khoai
Đừng ở với dượng điếc tai láng giềng
6. Các hiện tƣợng kinh nghiệm sản xuất
a. Nuôi lợn ăn nằm, nuôi tằm ăn đứng
b. Ăn lúa tháng năm, trông trăng rằm tháng tám
c. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.
d. Thịt nạc dao phay, xương xẩu rìu búa.
e. Nồi da nấu thịt.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng phát triển và hội nhập ngành du lịch Quảng Ninh đã phấn
đấu không ngừng. Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn đang có
những điều kiện thuận lợi và cơ hội để thu hút khách du lịch từ nơi khác đến.
Trong xu thế chung đó ẩm thực Quảng Ninh tự hào là một trong những di sản
văn hoá vô giá của người dân vùng biển Hạ Long. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều
bất cập trong hiện trạng khai thác các sản phẩm văn hóa ẩm thực, chưa tận dụng
được những ưu thế, gây lãng phí tài nguyên, làm giảm nét đẹp vốn có, mất đi
lòng tin của du khách. Vì vậy để du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, là động lực quan trọng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh,
nâng tầm du lịch Quảng Ninh, đặc biệt là việc đưa trung tâm Du lịch Hạ Long trở
thành một thương hiệu du lịch mang đẳng cấp quốc tế, đảm bảo các yêu cầu phát
triển bền vững, thì ngay từ bây giờ, ngành du lịch tỉnh phải tiếp tục đổi mới, phát
huy hơn nữa tiềm năng sẵn có, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ
khách. Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh
là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về
du lịch mà còn cả đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, cộng đồng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực tại Quảng Ninh
thông qua các đối tượng khách du lịch và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch tại
địa phương, luận văn đã đạt được mục đích nghiên cứu là đề xuất các nhóm giải
pháp và các kiến nghị cụ thể nhằm phát huy những giá trị văn hóa ẩm thực
Quảng Ninh, góp phần thức đẩy hoạt động du lịch phát triển.
Các kết quả nghiên cứu cơ bản mà luận văn đã đạt được bao gồm:
- Trên cơ sở các số liệu và tài liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ
năm 2009 - 2012, luận văn đã phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh của
ngành du lịch Quảng Ninh từ quan điểm phát triển, tổ chức hoạt động đến thị
trường khách trong nước và quốc tế, các nguồn lực và kết quả kinh doanh.
- Vận dụng các lý luận và thực tiễn phát triển du lịch, luận văn đã khái
quát sự phát triển và đánh giá sự phát triển du lịch tại Quảng Ninh, xử lý và phân
tích các số liệu thống kê thu thập được từ các cuộc điều tra. Đưa ra kết luận và
một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực trong hoạt
động du lịch tại Quảng Ninh. Từ mỗi nội dung đánh giá, phân tích cụ thể luận
văn đã rút ra được những kết luận có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để làm
cơ sở đề xuất ra nhóm giải pháp góp phần phát triển du lịch ẩmt thực tỉnh Quảng
Ninh.
- Luận văn đã đưa ra được các giải pháp cơ bản để phát huy văn hóa ẩm thực
Quảng Ninh nhằm phát triển du lịch. Bao gồm các giải pháp như: nâng cao chất
lượng đội ngũ lao động; tăng cường hệ thống cơ sở vật chất; tăng cường quản lý
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; phát triển và đa dạng các hình thức phục vụ ăn
uống; xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường du lịch, xây dựng các tour du lịch ẩm
thực.
Ngoài ra luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị cần thiết đối với Ủy ban
Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch cũng như khai
thác giá trị văn hóa ẩm thực trong du lịch.
Trong mỗi nhóm kiến nghị trên bao gồm nhiều nội dung cụ thể gắn liền
với những vấn đề hết sức cần thiết đang đặt ra nhằm phát huy văn hóa ẩm thực
Quảng Ninh một cách tối ưu.
Đồng thời sự thành công của luận văn cũng giúp cho tác giả rất nhiều
trong công việc giảng dạy của mình với những định hướng và nghiên cứu tiếp
theo.
Tác giả cũng hy vọng luận văn này có thể là một chia sẻ với đồng nghiệp,
sinh viên chuyên ngành du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh ở
một vị trí như tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập và công việc
kinh doanh của mình.
Như vậy, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra và góp phần
thúc đẩy du lịch Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế động lực, phát triển toàn
diện và bền vững.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2012
Chủ đề: Du lịch
Văn hóa ẩm thực
Phát triển Du lịch
Quảng Ninh
Miêu tả: 93 tr. + CD-ROM + tóm tắt
Luận văn ThS. Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Thu thập các tư liệu về văn hóa và văn hóa ẩm thực để phân tích, đánh giá và chứng minh văn hóa ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc và hấp dẫn của mỗi vùng, miền có sức thu hút khách cao. Tìm hiểu văn hóa ẩm thực của Quảng Ninh và những nhu cầu của du khách đối với du lịch ẩm thực, phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai thác văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch. Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh để phát triển du lịch
MỞ ĐẦU............................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................7
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...............................................................................8
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu .................................................10
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu ............................................................10
5. Đóng góp của luận văn ..................................................................................11
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................12
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ VĂN HÓA
ẨM THỰC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH..............................................13
1.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa ẩm thực.........................................13
1.1.1 Khái niệm về văn hóa. ...................................................................13
1.1.2. Những quan niệm về văn hóa ẩm thực. .........................................14
1.2. Những yếu tố tác động đến văn hóa ẩm thực. ....................................17
1.2.1 Điều kiện tự nhiên. ........................................................................17
1.2.2 Điều kiện văn hóa và xã hội..........................................................18
Nghề nghiệp...........................................................................................20
1.2.3 Ảnh hưởng của kinh tế..................................................................20
1.2.4 Những yếu tố khác.........................................................................21
1.3 Nội dung cơ bản của văn hóa ẩm thực Việt Nam................................22
1.3.1 Nội dung cơ bản của văn hóa ăn của Việt Nam.............................22
1.3.2.Văn hóa uống ở Việt Nam..............................................................25
1.4. Vai trò của văn hóa ẩm thực trong du lịch.........................................30
1.4.1 Văn hóa ẩm thực là tài nguyên du lịch...........................................30
1.4.2 Văn hóa ẩm thực là một sản phẩm du lịch độc đáo. .......................30
1.4.3 Văn hóa ẩm thực là một dịch vụ du lịch, góp phần quảng bá, xúc
tiến hoạt động du lịch. ............................................................................31
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................36
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA ẨM THỰC TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH .............................................37
2.1. Khái quát về hoạt động du lịch tại Quảng Ninh. ...............................37
2.1.1 Tài nguyên du lịch. ........................................................................38
2.1.2 Tình hình kinh doanh du lịch. .......................................................39
2.2 Khai thác ẩm thực trong du lịch tại Quảng Ninh. ..........................43
2.2.1 Nhu cầu của du khách về ẩm thực du lịch tại Quảng Ninh.............43
2.2.2 Các sản phẩm ẩm thực du lịch tiêu biểu ở Quảng Ninh. ................44
2.2.3 Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ ẩm thực du lịch................................60
2.2.4 Các tour du lịch ẩm thực dành cho du khách......................................62
2.2.5 Nguồn nhân lực phục vụ ẩm thực du lịch. ..........................................62
2.2.6 Công tác quảng bá, xúc tiến các sản phẩm văn hóa ẩm thực................64
2.2.7 Hoạt động khai thác các nguyên liệu thực phẩm phục vụ du lịch. .........65
2.2.8 Giá cả và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm........................................67
2.3 Nhận xét chung.....................................................................................68
2.3.1. Những mặt được...........................................................................68
2.3.2. Những hạn chế. ...........................................................................69
2.3.3. Nguyên nhân cơ bản của hạn chế. ................................................69
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................72
Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ KHAI THÁC ẨM THỰC TRONG
HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI QUẢNG NINH ..............................................73
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp .....................................................................73
3.1.1 Quan điểm về phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh ...................75
3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch Quảng Ninh: .......................................75
3.1.3 Giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh......................................76
3.2 Một số giải pháp để khai thác những giá trị văn hóa ẩm thực trong
hoạt động du lịch tại Quảng Ninh. ............................................................77
3.2.1 Đa dạng hóa các sản phẩm ăn uống và các loại hình phục vụ. ......77
3.2.2 Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ du lịch ẩm thực.......................78
3.2.3 Tăng cường hoạt động quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực. .79
3.2.4 Xây dựng các bài thuyết minh, giới thiệu về ẩm thực du lịch. .......80
3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động cung cấp nguyên liệu chế
biến món ăn và thức uống phục vụ khách du lịch....................................80
3.2.6 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, quản lý giá cả, chất
lượng sản phẩm ăn uống và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. .............82
3.2.7 Kết hợp các tour du lịch với ẩm thực địa phương .........................84
3.3. Một số kiến nghị. .................................................................................85
3.3.1. Đối với UBND Tỉnh Quảng Ninh..................................................85
3.3.2. Đối với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. .....................................86
Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................88
KẾT LUẬN......................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................91
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, việc ăn uống đã được con người xem như một nhu cầu thiết
yếu. Các cụ xưa còn có câu “có thực mới vực được đạo” để nhấn mạnh vai trò
của vật chất cụ thể và thiết thực là việc ăn uống đối với đời sống con người.
F.Ănghen từng nói “ con người nghĩ đến chuyện ăn, ở, mặc trước khi làm văn
hoá, chính trị, tôn giáo”1. Câu nói nổi tiếng của Ănghen đã khái quát phép biện
chứng của học thuyết Các Mác, khẳng định vật chất quyết định ý thức trong đó
có cái ăn - nhu cầu trước hết cho cuộc sống được đưa lên hµng đầu. Song ngày
nay, điều kiện kinh tế phát triển, mức sống của con người nâng cao nên nhu cầu ăn,
uống không chỉ dừng lại ở việc thoả mãn nhu cầu con người mà đ· trở thành một nét
văn hoá -Văn hoá ẩm thực
Việc ¨n uống tưởng chừng như quá quen thuộc, là một nhu cầu cơ bản của
con người. Không những thế, ẩm thực còn tạo nên những bản sắc riêng biệt giữa
các vùng miền, địa phương, quốc gia, giữa dân tộc này với dân tộc kh¸c, đồng
thời cũng là kết tinh của nhiều thế hệ. Văn hoá là động lực của sự phát triển đan
xen vào mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, trong đó văn hoá ẩm thực là nội
dung quan trọng của văn hoá, tạo nên bản lĩnh và bản sắc dân tộc độc đáo.
Đất nước Việt Nam với truyền thống văn hoá lâu đời đã tạo dựng cho
mình những nét văn hoá ẩm thực đặc sắc, ngoài đặc điểm chung còn có những
phong cách ẩm thực mang sắc thái đặc trưng của mỗi vùng miền. Đó là khí hậu,
thổ nhưỡng, sản vật từ các vùng đất, là những cách chế biến, cách thưởng
thức kh¸c nhau mà chỉ cần nhắc đến tên món ăn người ta biết món ăn đó xuất
phát từ địa phương nào. GS.Trần Quốc Vượng đã viết: “truyền thống ẩm thực là
một sự thực văn hoá của các vùng miền Việt Nam” hay theo tác giả Đào Ngọc
Đệ :“Ẩm thực vừa là văn hoá vật chất vừa là văn hoá tinh thần. Khi ẩm thực đạt
tới phạm vi văn hoá, thì nó thể hiện thành một nét cốt cách, phẩm hạnh một con
người, một dân tộc”.
Ngày nay, khi đời sống của con người được nâng cao, việc ăn uống càng
trở thành vấn đề được toàn xã hội quan tâm. Cơ chế thị trường thông thoáng đã
tạo ra nhiều hướng tiếp cận với văn hoá ăn uống đặc biệt là trong lĩnh vực kinh
doanh du lịch. Quảng Ninh là một trong những địa chỉ hấp dẫn đối với cả khách
trong và ngoài nước bởi nơi đây có những danh lam, thắng cảnh, các di tích lịch sử
văn hóa rất đặc biệt. Bên cạnh đó, với lợi thế có đường bờ biển dài 250 km, có nhiều
đảo đá và môi trường tự nhiên của nước biển rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, đánh
bắt hải sản phục vụ cuộc sống người dân địa phương, kinh doanh du lịch và có giá
trị xuất khẩu.
Bên cạnh đó, rất nhiều nghiên cứu khi đánh giá sở thích và sự hài lòng của
khách du lịch đã cho thấy, họ ngày càng yêu thích, lựa chọn du lịch biển và
thưởng thức những hải sản biển. Trong đó, hải sản biển Quảng Ninh là một trong
những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, hấp dẫn và ấn tượng với rất nhiều du khách
được trải nghiệm sau một chuyến đi.
Tuy nhiên, khi nói đến ẩm thực Việt Nam, ít khi ẩm thực Quảng Ninh
được nhắc đến. Khách du lịch chưa có nhiều thông tin về văn hóa ẩm thực đặc
sắc nơi đây, việc khai thác văn hóa ẩm thực phục vụ kinh doanh du lịch chưa
tương xứng với tiềm năng sẵn có.
Mặt khác, là một tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc, Quảng Ninh là điểm đến
của rất nhiều khách du lịch Trung Quốc cũng như khách du lịch từ nhiều khu vực
khác nhau trên thế giới. Trong quá trình giao thoa về văn hoá, Quảng Ninh đã
chắt lọc và giữ lại trong mình những hương vị ẩm thực mang tính độc đáo và
khác biệt khó có thể lẫn với các vùng đất khác.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Một số giải pháp phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển Du
lịch”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ẩm thực Quảng Ninh có vai trò rất quan trọng trong việc phục vụ phát
triển du lịch. Kinh tế ngày càng phát triển, việc đi du lịch và thưởng thức những
món ăn đặc sắc của vùng miền là một trong những nhu cầu của khách du lịch. Vì
vậy, những năm gần đậy, việc nghiên cứu những giá trị văn hóa ẩm thực tại
Quảng Ninh đang rất được quan tâm.
Trong hoạt động du lịch, ăn uống là một trong những yếu tố quan trọng
quyết định đến chất lượng của chương trình du lịch. Nghiên cứu về vấn đề này có
một số công trình nghiên cứu được công bố như: công trình nghiên cứu khoa học
của tác giả Hoàng Thị Thương(2011) với đề tài: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ
ăn uống tại khách sạn 3 sao ở Hạ Long cho khách du lịch Trung Quốc. Đề tài
đánh giá và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ ăn
uống cho khách du lịch Trung Quốc tại khách sạn 3 sao ở Hạ Long. Nghiên cứu
về ẩm thực Quảng Ninh có công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quang
Vinh(2006) về Văn hóa ẩm thực Quảng Ninh. Tác giả cũng đã đề cập đến rất
nhiều món ăn dân gian nổi tiếng, những món ăn kiêng ở Quảng Ninh; tác giả Lê
Thu Nga(Khóa luận tốt nghiệp Đại học, 2012) với đề tài Sức hút của ẩm thực
biển đối với việc phát triển du lịch. Đề tài nghiên cứu các loại ẩm thực nổi tiếng,
cách làm và cách thưởng thức một số món ăn đặc sản tại Hạ Long. Đối với việc
đánh giá thực trạng của việc khai thác văn hóa ẩm thực Quảng Ninh chưa có
công trình nào được nghiên cứu đầy đủ, chi tiết và bao quát toàn bộ hoạt động
trong lĩnh vực này. Cùng với đó, trong thời gian gần đây, hoạt động kinh doanh
ăn uống của du lịch Quảng Ninh còn nhiều vấn đề tồn tại, khách du lịch chưa có
nhiều thông tin về văn hóa ẩm thực đặc sắc, chưa hài lòng với một số dịch vụ du
lịch làm ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của điểm đến cũng như thời gian lưu trú của
khách tại Quảng Ninh.
Trước thực trạng của việc khai thác văn hóa ẩm thực tại Quảng Ninh, tác
giả thấy rằng cần có sự nghiên cứu đầy đủ hơn về thực trạng khai thác văn
hóa ẩm thực Quảng Ninh, phân tích, đánh giá và từ đó đưa ra những giải pháp
phù hợp với thực tiễn. Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan quản lý Nhà nước về du lịch, các công ty lữ hành hướng dẫn để xây dựng các
chương trình du lịch ẩm thực, là tài liệu nghiên cứu cho các khách sạn nhà hàng
cũng như vận dụng ở một số địa phương có sự hấp dẫn về văn hóa ẩm thực để khai
thác, phục vụ du lịch.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu
* Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng khai thác ẩm thực du lịch Quảng Ninh, trên cơ sở
đó, làm rõ tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực và đề xuất một số giải pháp phù
hợp nhằm khai thác có hiệu quả hơn ẩm thực Quảng Ninh phục vụ phát triển du
lịch.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập các tư liệu về văn hóa và văn hóa ẩm thực để phân tích, đánh
giá và chứng minh văn hóa ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch độc
đáo, đặc sắc và hấp dẫn của mỗi vùng, miền có sức thu hút khách cao.
- Tìm hiểu văn hóa ẩm thực của Quảng Ninh và những nhu cầu của du
khách đối với du lịch ẩm thực, phân tích, đánh giá thực trạng của việc khai thác
văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy văn hóa ẩm thực
Quảng Ninh để phát triển du lịch.
* Đối tƣợng nghiên cứu
- Nghiên cứu việc khai thác các món ăn, đồ uống mang đặc trưng ẩm thực
biển để phục vụ phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh.
- Nghiên cứu nhu cầu ẩm thực của khách du lịch đến Quảng Ninh
4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt không gian: luận văn tập trung nghiên cứu việc phát triển du lịch
cũng như văn hóa ẩm thực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đặc biệt là trung tâm du lịch
Hạ Long.
- Về mặt thời gian: luận văn tập trung thu thập số liệu từ năm 2009-2012
* Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu:
Mục đích của phương pháp này nhằm thu thập tài liệu liên quan đến lý luận
về văn hóa và văn hóa ẩm thực thu thập kết quả nghiên cứu đã công bố, tạo cơ
sở về lý luận để áp dụng giải quyết các nội dung của luận văn.
Một số tài liệu tác giả thu thập để nghiên cứu như: một số giáo trình, các
đề tài nghiên cứu khoa học, các báo cáo, các bài viết có liên quan…
- Phương pháp điều tra thực địa:
Nhằm nắm được thực trạng vấn đề và thu thập những số liệu xác thực
minh chứng nội dung nghiên cứu, tác giả đã đi tiến hành thực địa. Từ hoạt động
nghiên cứu thực địa, tác giả nắm được sơ bộ tình hình cụ thể thực trạng khai thác
văn hóa ẩm thực để có cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm phát huy các giá trị văn
hóa ẩm thực nhằm phát triển du lịch.
- Phương pháp điều tra xã hội học:
Sử dụng bảng hỏi để điều tra xã hội học, điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc nắm bắt nhu cầu của khách du lịch, khả năng phục vụ các sản phẩm ăn
của của các đơn vị kinh doanh những sản phẩm ăn uống cũng như sự đánh giá
của du khách về các món ăn tiêu biểu của Quảng Ninh.
Với đề tài, tác giả đã sử dụng bảng hỏi đối với khách du lịch trong và
ngoài nước, các đơn vị trực tiếp kinh doanh các sản phẩm ăn uống.
- Phương pháp chuyên gia:
Phỏng vấn là đưa ra câu hỏi đối với người đối thoại để thu thập thông tin.
Trong luận văn này, tác giả đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ của
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, Ban quản lý Vịnh Hạ Long, lãnh
đạo một số doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hạ Long, các nhà khoa
học thuộc Tổng cục Du Lịch, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà
Nội, nhằm tham khảo ý kiến và thu thập thêm thông tin để giải quyết một số vấn
đề thực tiễn.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn nghiên cứu vấn đề về văn hóa ẩm thực phục vụ cho sự phát
triển du lịch cũng như vai trò của ẩm thực trong hoạt động du lịch.
- Luận văn đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị trong việc đưa văn
hóa ẩm thực Việt Nam nói chung và của tỉnh Quảng Ninh nói riêng vào việc phát
triển du lịch.
6. Kết cấu luận văn
Với mục đích nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu và phương pháp
nghiên cứu ở trên, luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung được kết cấu
thành 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về văn hóa ẩm thực và văn hóa ẩm thực trong
phát triển du lịch
Chƣơng 2: Thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực trong hoạt động du lịch
tại Quảng Ninh
Chƣơng 3: Một số giải pháp để khai thác ẩm thực trong hoạt động du lịch
tại Quảng Ninh
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ẨM THỰC VÀ VĂN HÓA
ẨM THỰC TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. Khái niệm về văn hóa và văn hóa ẩm thực.
1.1.1 Khái niệm về văn hóa.
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Nghĩa ban đầu của văn hóa trong tiếng Hán là những nét xăm mình qua đó
người khác nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị sự
quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên, chiếm lĩnh quyền
lực siêu nhiên. Theo ngôn ngữ của phương Tây, từ tương ứng với văn hóa của
tiếng Việt (culture trong tiếng Anh và tiếng Pháp, kultur trong tiếng Đức,...) có
nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai
nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt và cầu cúng.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh...Các "trung tâm văn hóa" có ở
khắp nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thông thường khác: văn hóa là
cách sống bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức
được tiếp nhận...Và có thể nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc
văn hóa thấp, vô văn hóa.
Có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa, mỗi định nghĩa phản ánh một
cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau. Có thể hiểu”Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội” [26,tr10]
Năm 2002, UNESCO đó đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa
là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm
của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn
học và nghệ thuật, cả cách sống, cách chung sống, hệ thống giá trị, truyền
thống và đức tin.
Văn hóa là một đặc trưng của con người, chỉ con người mới có và chỉ con
người mới biết vận dụng tinh thần và lý trí để vượt bản năng, cải thiện cuộc sống
của chính mình, làm cho mối tương giao với người khác tốt đẹp hơn, nâng tâm
hồn lên khỏi những hệ lụy vật chất. Văn hóa là thành quả, là tài sản chung của
loài người, nhưng không giống nhau cho mọi giống người. Văn hóa Tây phương
khác với văn hóa Đông phương. Văn hóa Trung Hoa không giống văn hóa Việt
Nam. Ngay trong một nước cũng có sự khác biệt văn hóa theo miền, theo sắc
tộc.Văn hóa của người Mường ở núi rừng miền Bắc và người sắc tộc ở cao
nguyên Trung phần có những điều không giống văn hóa người kinh. Văn hóa của
người sống ở đồng bằng sông Hồng có những điều không giống với văn hóa của
người sống ở đồng bằng Cửu Long.
Để duy trì sự sống của mình, ăn là hành vi tất yếu của loài người. Nhưng
khác với động vật, ăn không chỉ thoả mãn nhu cầu đó mà còn là một hành vi văn
hoá. Đồ ăn thức uống của mỗi dân tộc thực sự là một sự sáng tạo văn hoá của
mỗi vùng miền đó. Ăn uống phản ánh trình độ văn hoá, văn minh của dân tộc,
trình độ phát triển sản xuất, trình độ kinh tế của xã hội. Món ăn chứa đựng tiềm
tàng sự sinh động và đa dạng về đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, ý thức tín
ngưỡng của từng tầng lớp xã hội, từng vùng miền dân cư khác nhau. Với cách
nhìn này, ẩm thực của dân tộc chính là “lăng kính đa chiều” phản ánh nhiều quá
trình, nhiều hiện tượng xã hội của con người. Muốn tìm hiểu văn hoá của từng
đất nước, dân tộc hay vùng miền địa phương khác nhau có lẽ nên bắt đầu bằng
chính sự ăn uống mà qua thời gian được nâng lên thành một thứ, người ta gọi là
Văn hoá ẩm thực.
1.1.2. Những quan niệm về văn hóa ẩm thực.
Với người Việt Nam trải qua nhiều thế hệ cuộc sống đối mặt với nhiều cam
go thử thách kiên trì vật lộn mới giành được sự sống còn, việc ăn uống trước hết
phải đảm bảo sự sinh tồn của dân tộc. Cái hay cái khéo và cái ngẫu nhiên của ẩm
Phụ lục 9 : THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ CA DAO CỦA NGƢỜI VIỆT
LIÊN QUAN ĐẾN TẬP QUÁN ĂN UỐNG
Kho tàng thành ngữ, tục ngữ và ca dao của người Việt có rất nhiều câu liên
quan đến tập quán ăn uống. Để thêm sư phong phú, ngoài câu trực tiếp đề cập
đến chuyện ăn uống, mượn chuyện ăn uống nói việc đời... người viết xin được
thống kê cả những câu lấy từ ăn biểu đạt một vấn đề nào đó và các câu nói về ăn
uốngcủa các loài nhàm phản ánh các phương diện của xã hội
1. Món ăn và việc ăn uống
a. Ăn cá bỏ xương, ăn quả bỏ hột
b. Ăn cá bỏ xương, ăn đường nuốt chậm
c. Ăn cơm cá canh, tu hành có vãi
d. Ăn cơm không rau như nhà giàu chết không kèn trống
e. Ăn cơm lừa thóc, ăn cóc bỏ gan
f. Ăn hương ăn hoa
g. Ăn ít no lâu
h. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
i. Ăn kiêng nằm cữ
j. Ăn lấy thơm lấy tho chứ không lấy no lấy béo
k. Ăn mít bỏ xơ
l. Ăn no tức bụng
m. Ăn trầu không rễ, như rể nằm nhà ngoài
n. Sáng ngày bồ dục chấm chanh
o. Trưa gỏi cá cháy, tối canh cá chày.
p. Xem trong bếp biết nết đàn bà.
2. Đả kích thói phàm ăn, tục uống
a. Ăn bốc, đái đứng
b. Ăn cho sướng miệng
c. Ăn cho thủng nồi trôi rế
d. Ăn chó cả nong
e. Ăn cướp cơm chim
f. Ăn đàn anh, làm đàn em
g. Chết thèm chết nhạt
h. Chửi như chó ăn vã mắm
i. Có con mà gả chồng gần
Có bát canh cần nó cũng đem cho
j. Con ăn một mẹ ăn hai
3. Phê phán thói hƣ tật xấu
a. Ăn bậy nói càn
b. Ăn bốc, đái đứng
c. Ăn cá, bờ lở
d. Ăn canh cả cặn
e. Ăn cây táo rào cây bồ quân
f. Ăn cháo, đái bát
g. Ăn chẳng nên đọi, nói chẳng nên lời
h. Ăn dối, nói thật
i. No cơm dửng mỡ
4. Cách xử thế
a. Ăn bằng, nói chắc
b. Ăn bớt bát, nói bớt lời
c. Ăn cây nào, rào cây ấy
d. Ăn cho đều, tiêu cho song
e. Ăn thô nói tục.
f. Miếng khi đói bằng một gói khi no
5. Thân phận cực khổ của con ngƣời
a. Cơm cha, cơm mẹ đã từng
con đi làm mướn kiếm lưng cơm người
cơm người khổ lắm mẹ ơi!
Không như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn
b. Ăn bát mẻ, nằm chiếu manh
c. Ăn cháo lá đa
d. Ăn chẳng no, khó đến mình
e. Ăn đói, mặc rách
f. Ăn không rau, đau không thuốc
g. Bụng đói, cật rét
h. Cơm hầu, cháo dẫn
i. Đói thì ăn ngô, ăn khoai
Đừng ở với dượng điếc tai láng giềng
6. Các hiện tƣợng kinh nghiệm sản xuất
a. Nuôi lợn ăn nằm, nuôi tằm ăn đứng
b. Ăn lúa tháng năm, trông trăng rằm tháng tám
c. Công cấy là công bỏ, công làm cỏ là công ăn.
d. Thịt nạc dao phay, xương xẩu rìu búa.
e. Nồi da nấu thịt.
KẾT LUẬN
Trong xu hướng phát triển và hội nhập ngành du lịch Quảng Ninh đã phấn
đấu không ngừng. Du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn đang có
những điều kiện thuận lợi và cơ hội để thu hút khách du lịch từ nơi khác đến.
Trong xu thế chung đó ẩm thực Quảng Ninh tự hào là một trong những di sản
văn hoá vô giá của người dân vùng biển Hạ Long. Tuy nhiên, hiện nay còn nhiều
bất cập trong hiện trạng khai thác các sản phẩm văn hóa ẩm thực, chưa tận dụng
được những ưu thế, gây lãng phí tài nguyên, làm giảm nét đẹp vốn có, mất đi
lòng tin của du khách. Vì vậy để du lịch tỉnh Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, là động lực quan trọng đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh,
nâng tầm du lịch Quảng Ninh, đặc biệt là việc đưa trung tâm Du lịch Hạ Long trở
thành một thương hiệu du lịch mang đẳng cấp quốc tế, đảm bảo các yêu cầu phát
triển bền vững, thì ngay từ bây giờ, ngành du lịch tỉnh phải tiếp tục đổi mới, phát
huy hơn nữa tiềm năng sẵn có, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục vụ
khách. Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm phát huy văn hóa ẩm thực Quảng Ninh
là một vấn đề đáng quan tâm không chỉ đối với các cơ quan quản lý Nhà nước về
du lịch mà còn cả đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch, cộng đồng.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực tại Quảng Ninh
thông qua các đối tượng khách du lịch và các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch tại
địa phương, luận văn đã đạt được mục đích nghiên cứu là đề xuất các nhóm giải
pháp và các kiến nghị cụ thể nhằm phát huy những giá trị văn hóa ẩm thực
Quảng Ninh, góp phần thức đẩy hoạt động du lịch phát triển.
Các kết quả nghiên cứu cơ bản mà luận văn đã đạt được bao gồm:
- Trên cơ sở các số liệu và tài liệu thu thập được trong khoảng thời gian từ
năm 2009 - 2012, luận văn đã phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh của
ngành du lịch Quảng Ninh từ quan điểm phát triển, tổ chức hoạt động đến thị
trường khách trong nước và quốc tế, các nguồn lực và kết quả kinh doanh.
- Vận dụng các lý luận và thực tiễn phát triển du lịch, luận văn đã khái
quát sự phát triển và đánh giá sự phát triển du lịch tại Quảng Ninh, xử lý và phân
tích các số liệu thống kê thu thập được từ các cuộc điều tra. Đưa ra kết luận và
một số nguyên nhân cơ bản của thực trạng khai thác văn hóa ẩm thực trong hoạt
động du lịch tại Quảng Ninh. Từ mỗi nội dung đánh giá, phân tích cụ thể luận
văn đã rút ra được những kết luận có căn cứ khoa học và căn cứ thực tiễn để làm
cơ sở đề xuất ra nhóm giải pháp góp phần phát triển du lịch ẩmt thực tỉnh Quảng
Ninh.
- Luận văn đã đưa ra được các giải pháp cơ bản để phát huy văn hóa ẩm thực
Quảng Ninh nhằm phát triển du lịch. Bao gồm các giải pháp như: nâng cao chất
lượng đội ngũ lao động; tăng cường hệ thống cơ sở vật chất; tăng cường quản lý
nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch; phát triển và đa dạng các hình thức phục vụ ăn
uống; xúc tiến quảng bá, phát triển thị trường du lịch, xây dựng các tour du lịch ẩm
thực.
Ngoài ra luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị cần thiết đối với Ủy ban
Nhân dân Tỉnh Quảng Ninh; Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nhằm tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển ngành dịch vụ ăn uống phục vụ du lịch cũng như khai
thác giá trị văn hóa ẩm thực trong du lịch.
Trong mỗi nhóm kiến nghị trên bao gồm nhiều nội dung cụ thể gắn liền
với những vấn đề hết sức cần thiết đang đặt ra nhằm phát huy văn hóa ẩm thực
Quảng Ninh một cách tối ưu.
Đồng thời sự thành công của luận văn cũng giúp cho tác giả rất nhiều
trong công việc giảng dạy của mình với những định hướng và nghiên cứu tiếp
theo.
Tác giả cũng hy vọng luận văn này có thể là một chia sẻ với đồng nghiệp,
sinh viên chuyên ngành du lịch, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trong tỉnh ở
một vị trí như tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, học tập và công việc
kinh doanh của mình.
Như vậy, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu đề ra và góp phần
thúc đẩy du lịch Quảng Ninh trở thành ngành kinh tế động lực, phát triển toàn
diện và bền vững.
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:
You must be registered for see links
Tags: Nghiên cứu khoa học về văn hoá ẩm thực, luận văn thạc sĩ về ẩm thực, 3.2.2. Thực trạng khai thác giá trị văn hóa ẩm thực, giải pháp phát triển du lịch ẩm thực, phân tích thực trạng khai thác ẩm thực của các nhà hàng địa phương, thực trạng khai thác nguyên liệu ẩm thực quảng nam, khóa luận nghien cứu phát triển sản phẩm, dịch vụ am thực phục vụ phát triển du lịch tai long an, khai thác giá trị ẩm thực phục vụ phát triển du lịch của nhật bản, một số nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển các chương trình giáo dục về di sản văn hóa trong tình hình hiện nay, giải pháp khai thác ẩm thực, các Nghiên cứu khoa học về điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống, đề suất một số biện pháp giữ gìn văn hóa ẩm thực gia lai, NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN ẨM THỰC ĐẶC SẢN PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH tại tỉnh .., định nghĩa về văn hóa ẩm thực, Kinh nghiệm khai thác ẩm thực đặc sản phục vụ phát triển du lịch tại 1 số địa phương, luận văn giải pháp phát triên quà tặng đặc sản cho du lịch, khai thác yếu tố văn hóa trong du lịch tại quảng ninh, đề tài Quảng bá văn hóa và ẩm thực, tài nguyên du lịch văn hóa đối với phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, giải pháp và chính sách của nhà nước trong phát triển du lịch ẩm thực, đề xuất sáng tạo ẩm thực, các giải pháp phát triển văn hóa ẩm thực tỉnh khánh hòa, du lịch ẩm thực luận văn, Một số giải pháp để giữ gìn những nét văn hóa ẩm thực tốt đẹp, một số định hướng phát triển văn hóa ẩm thực trong nhà hàng, kiến nghị ẩm thực viêt nam, cách phát huy ẩm thực việt nam, Đề xuất giải pháp nhằm quảng bá văn hóa ẩm thực tỉnh Quảng Nam, giai phap cho phat trien du lich am thuc, Văn hóa ẩm thực Việt Nam và các giải pháp khai thác hiệu quả văn hóa ẩm thực phục vụ hoạt động du lịch tại Vũng tàu, GIẢI PHÁP KHAI THÁC HIỆU QUẢ VĂN HOÁ ẨM THỰC PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI hà nội, luận văn Thực trạng văn hóa ẩm thực lào cai
Last edited by a moderator: