Kenny

New Member

Download miễn phí Đề tài Một số phương hướng và biện pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm ở Công ty dệt 10.10





Việc đảm bảo chất lượng chỉ dựa vào kiểm tra sẽ nảy sinh nhiều vấn đề làm gián đoạn quá trình sản xuất, năng suất thấp, chi phí - giá thành sản phẩm lại cao. Vì thế nên từ giữa thế kỷ 20 một số nước đã từ bỏ biện pháp này và chuyển sang áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng dựa trên quản lý quá trình sản xuất.

Để giải quyết nhiệm vụ đảm bảo chất lượng không chỉ dựa vào phòng kiểm tra kỹ thuật và kiểm tra chất lượng mà phải có sự tham gia của mọi thành viên trong doanh nghiệp và các cơ sở có liên quan đến sản phẩm của doanh nghiệp.

Việc đảm bảo chất lượng còn tuỳ từng trường hợp vào cách sử dụng sản phẩm của người tiêu dùng. Cho nên nhà sản xuất phải có bản hướng dẫn sử dụng và bảo dưỡng sản phẩm một cách chi tiết.

Trong quản lý chất lượng phải có nhận thức chất lượng có mặt trong mọi quá trình từ nghiên cứu thị trường - thiết kế - lựa chọn nguyên vật liệu - sản xuất. sử dụng. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng một cách toàn vẹn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


của người tiêu dùng.
- Chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu khách hàng.
- Chất lượng sản phẩm là cung cấp những dịch vụ và sản phẩm ở giá mà khách hàng có thể chấp nhận được.
Bước sang cơ chế thị trường khi nhu cầu thị trường được coi là xuất phát điểm của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh thì quan điểm trên không còn phù hợp nữa.
Quan điểm về chất lượng sản phẩm phải được nhìn nhận năng động thực tiễn và hiệu quả hơn nghĩa là khi xem xét chất lượng sản phẩm phải gắn liền với nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường, với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Những quan niệm mới đó được gọi là quan điểm chất lượng sản phẩm hướng theo khách hàng. Có rất nhiều tác giả theo quan niệm này với những cách diễn đạt khác nhau:
- Grosby: "Chất lượng là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định".
- J.Juran: "Chất lượng là sự phù hợp với sử dụng, với công dụng".
- Feigenbaun: "Chất lượng sản phẩm là tập hợp các đặc tính kỹ thuật, công nghệ và vận hành của sản phẩm nhờ chúng mà sản phẩm đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng".
Phần lớn các chuyên gia về chất lượng trong nền kinh tế thị trường coi chất lượng sản phẩm là sự phù hợp với nhu cầu hay mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật phản ánh chất lượng sản phẩm khi chúng thoả mãn được đòi hỏi của người tiêu dùng. Chất lượng được nhìn bên ngoài theo quan điểm của khách hàng. Chỉ có những đặc tính đáp ứng được nhu cầu của hàng hoá mới là chất lượng sản phẩm. Mức độ đáp ứng nhu cầu là cơ sở để đánh giá trình độ chất lượng sản phẩm đạt được. Theo quan niệm này chất lượng sản phẩm không phải là cao nhất và tốt nhất mà là sự phù hợp với nhu cầu.
Để phát huy những mặt tích cực và khắc phục những hạn chế của các quan niệm trên, tổ chức tiêu chuẩn chất lượng quốc tế (ISO) đã đưa ra khái niệm:
- Theo ISO 8420 - 1994: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu hay tiềm ẩn.
- Theo ISO 9000: Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc tính kinh tế kỹ thuật của sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng trong các đặc tính kinh tế, xã hội xác định như: Các tính chất xác định chức năng tác dụng của sản phẩm, những tính chất thẩm mỹ, kiểu dáng, màu sắc. Độ tin cậy của sản phẩm, tuổi thọ của sản phẩm, tính an toàn của sản phẩm, sự phù hợp với môi trường, phù hợp với những sản phẩm khác; để dễ vận chuyển, phân phối và dễ sử dụng, giá cả hợp lý...
Dựa trên khái niệm này, Cục đo lường chất lượng Nhà nước Việt Nam đã đưa ra khái niệm: Chất lượng sản phẩm của một sản phẩm nào đó là tổng hợp của tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù hợp với nhu cầu của xã hội trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng nhưng cũng đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước. (TCVN - 5814 - 1994).
Về thực chất, đây là những khái niệm có sự kết hợp với những quan niệm trước đây và những quan niệm trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Vì vậy những khái niệm này được chấp nhận khá phổ biến và rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, quan niệm chất lượng sản phẩm tiếp tục được phát triển, bổ xung hơn nữa.
Khái niệm về chất lượng sản phẩm - hàng hoá có nhiều lập luận khác nhau. Philip B.Crosby nhấn mạnh chỉ có thể tiến hành có hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hoá khi có quan niệm đúng đắn về chất lượng.
Theo quan niệm của tổ chức kiểm tra chất lượng châu Âu (European Oganisation for Quality Contrd) thì chất lượng của sản phẩm là mức độ sản phẩm ấy đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.
Theo tiêu chuẩn AFNOR 50-109 - "Chất lượng sản phẩm là năng lực của một sản phẩm, dịch vụ thoả mãn những nhu cầu của người sử dụng".
Theo GOST 15.467 - 10 "Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những thuộc tính của sản phẩm đáp ứng những nhu cầu xác định phù hợp với tên gọi của sản phẩm".
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và đòi hỏi ngày càng cao của nhu cầu sản xuất, đời sống, nhu cầu mở rộng giao lưu quốc tế, vấn đề chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá trở thành một chính sách của Nhà nước, là phương tiện để nâng cao hiệu quả lao động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của xã hội.
Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thị trường có tổ chức và thị trường tự do, tuy có một số tiến bộ như từng bước đổi mới và bổ xung mặt hàng nhưng nhìn chung còn mang tính tự phát mà chất lượng là vấn đề đáng lo ngại.
Chúng ta biết rằng, mục đích của sản xuất hàng hoá là nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Lịch sử văn hoá của các dân tộc cũng chứng minh rằng trong quá trình lao động sáng tạo và hoạt động thực tiễn, con người tạo ra của cải vật chất, tạo ra vật phẩm và môi trường, cũng chính là tạo ra điều kiện tồn tại của bản thân mình. Vật phẩm tự nó không có đời sống riêng nhưng vật phẩm lại liên quan đến điều kiện của môi trường, vật phẩm gắn liền với cuộc sống của con người. Vì vậy, khi giải quyết vấn đề chất lượng sản phẩm, hàng hoá phải đặt chúng trong mối quan hệ với con người, với các sản phẩm và hàng hoá khác. Hay nói cách khác, mức độ hữu ích, trình độ chất lượng sản phẩm hàng hoá phải được xem xét trong tương quan với điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể.
Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng không thể theo đuổi chất lượng cao với bất cứ giá nào mà luôn có giới hạn về kinh tế, xã hội và công nghệ. Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm chắc các loại chất lượng sản phẩm.
- Chất lượng thiết kế là giá trị biểu hiện bằng các tiêu chuẩn chất lượng được phác thảo bằng các văn bản, bản vẽ.
- Chất lượng tiêu chuẩn là chất lượng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu kỹ thuật của quốc gia, quốc tế, địa phương, ngành.
- Chất lượng thị trường là chất lượng bảo đảm thoả mãn những nhu cầu nhất định, mong đợi của người tiêu dùng.
- Chất lượng phù hợp là chất lượng phù hợp với ý thích, sở trường, tâm lý người tiêu dùng.
- Chất lượng tối ưu là giá trị các thuộc tính của sản phẩm hàng hoá phù hợp với nhu cầu của xã hội nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
2. Khái niệm về đảm bảo và nâng cao chất lượng:
Theo TCVN 5814-1994 đảm bảo chất lượng là toàn bộ hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ chất lượng và được chứng minh là đủ sức cần thiết để tạo sự tin tưởng thoả đáng rằng thực thể (đối tượng) sẽ thoả mãn đầy đủ các yêu cầu chất lượng.
Như vậy, đảm bảo chất lượng sản phẩm là đảm bảo một mức chất lượng mà người tiêu dùng tin tưởng, mua và sử dụng sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trong một thời gian dài.
Đứng về góc độ s...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chế tạo vật liệu nano ZnO bằng phương pháp điện hóa và định hướng ứng dụng Khoa học kỹ thuật 0
G Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao quy trình đón tiếp, làm thủ tục nhập phòng cho khách lẽ nội địa đã đặt trước tại khách sạn Hoàng Mai Luận văn Kinh tế 0
N Phương hướng và biện pháp nhằm thu hút khách nội địa ở khách sạn Việt Thành Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng và biện pháp hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý hoạt động của nhân viên lễ tân tại Hội An Trails – Resort Luận văn Kinh tế 2
X Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng phục vụ tại công ty khách sạn du lịch Kim Liên Luận văn Kinh tế 0
A Đề án Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean Luận văn Kinh tế 0
H Lợi nhuận và một số phương hướng biện pháp nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH sản xuất & Thương mại Trần Vũ Luận văn Kinh tế 2
H Phương hướng và biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy vật liệu chịu lửa - Công ty gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
V Phương hướng hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty TNHH Thiết bị và Công nghệ Thiên Hoà Luận văn Kinh tế 2
C Tình hình phát triển và các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tịnh Biên Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top