cindy_myname
New Member
Download miễn phí Một số vấn đề tổ chức quản lý và kế toán tái sản cố định hữu hình trong các doanh nghiệp
I. Lý luận chung về TSCĐ hữu hình 1
1. Khái niệm về TSCĐ hữu hình 1
2. Phân loại TSCĐ 2
3. Tổ chức quản lý TSCĐ hữu hình 3
3.1 Nguyên giá TSCĐ 3
3.2 Theo dõi giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình 10
3.3 Thanh lý, nhượng bán TSCĐ sự khác biệt giữa chế độ kế toán VN và thông lệ kế toán Quốc Tế. 10
3.4 Kiểm soát TSCĐ 15
4. Khấu hao TSCĐ 17
4.1 Định nghĩa và bản chất khấu hao 17
4.2 Xác định số năm hữu ích của TSCĐ 18
4.3 Các phương pháp tính khấu hao 18
II. Đánh giá và ý kiến 19
1. Đánh giá và ý kiến về tiêu chuẩn nhận biết TSCĐ 19
2. Vấn đề quản lý TSCĐ đã khấu hao hết hiện nay và một số ý kiến 20
2.1 Vấn đề quản lý TSCĐ đã khấu hao hết hiện nay 20
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-mot_so_van_de_to_chuc_quan_ly_va_ke_toan_tai_san_co_dinh_huu_YvTriomtqJ.png /tai-lieu/mot-so-van-de-to-chuc-quan-ly-va-ke-toan-tai-san-co-dinh-huu-hinh-trong-cac-doanh-nghiep-93150/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
+ Các khoản chi phí phát sinh như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các khoản lỗ ban đầu do máy không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ.
+ Kế toán:
Nợ TK211-TSCĐ hữu hình(Nguyên giá ghi theo giá mua trả tiền ngay)
Nơ TK133-Thuế GTGT được khấu trừ(nếu có)
Nợ TK242-Chi phí trả trước dài hạn(Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) giá mua trả tiền ngay trừ (-) thuế GTGT (nếu có)
Có TK331-Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán)
Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, kế toán ghi:
Nợ TK331-Phải trả cho người bán
Có TK111,112 (Số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ)
Đồng thời tính vào chi phí theo lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:
Nợ TK635-Chi phí tài chính
Có TK242- chi phí trả trước dài hạn
Trường hợp 2: TSCĐ hữu hình tự xây dựng hay tự chế
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hay tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng hay tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trượng hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất ra sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên, vật liệu lãng phí, lao động hay các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hay tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình.
+ Kế toán:
Nợ TK632-Giá vốn hàng hoá
Có TK155-Thành phẩm (Nếu xuất kho ra sử dụng)
Có TK154-Chi phí SXKD dở dang (Nếu sản xuất xong đưa vào sử dụng ngay, không qua kho)
Đồng thời ghi tăng TSCĐ hữu hình:
Nợ TK211-TSCĐ hữu hình
Có TK512-Doanh thu nội bộ (Doanh thu là giá thành thực tế sản phẩm)
Chi phí lắp đặt chạy thử...liên quan đến TSCĐ hữu hình, ghi:
Nợ TK211-TSCĐ hữu hình
Có TK111,112,331...
Trường hợp 3: TSCĐ hữu hình dưới hình thức trao đổi
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hay tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hay giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hay tương đương tiền trả thêm hay thu về.
Kế toán:
Khi giao TSCĐ hữu hình cho bên trao đổi, kế toán ghi giảm TSCĐ:
Nợ TK811-Chi phí khác (Giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK214-Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK211-TSCĐ hữu hình (Nguyên giá)
Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:
Nợ TK131-Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Có TK711-Thu nhập khác (Giá rị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK3331-Thuế GTGt phải nộp (TK33311) (nếu có).
Khi nhận được TSCĐ hữu hình do trao đổi, ghi:
Nợ TK211-TSCĐ hữu hình (Giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi).
Nợ TK133-Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK131-Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn giá trị hợp lý củaTSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK111,112 (Số tiền đã thu thêm)
Có TK131-Phải thu của khách hàng
Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi thì khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:
Nợ TK131-Phải thu khách hàng
Có TK111,112...
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hay có thể hình thành do bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.
Ví dụ: Việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hay TSCĐ hữu hình khác.
Kế toán:
Nợ TK211-TSCĐ hữu hình (Nguyên giá TSCĐ hữu hình nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Nợ TK214-Hao mòn TSCĐ (Giá trị đã khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)
Có TK211-TSCĐ hữu hình (Nguyên giá của TSCĐ hữu hình đưa đi trao đổi)
Trường hợp 4: TSCĐ hữu hình tăng từ nguồn khác
+ Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp, ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nợ TK211-TSCĐ hữu hình
Có TK711-thu nhập khác
Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình được tài trợ, biếu tặng, tính vào nguyên giá, ghi:
Nợ TK211-TSCĐ hữu hình
Có TK111,112,331...
Chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu
+ Các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí phát sinh không thoả mãn điều kiện trên phải ghi nhận là chi phí kinh doanh trong kỳ.
Kế toán:
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận ban đầu, ghi:
Nợ TK241-XDCB dở dang
Có TK112,152,331,334...
Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng, ghi:
Nợ TK627,641,642(nếu giá trị nhỏ)
Nợ TK242-Chi phí trả trước dài hạn(Nếu giá trị lớn phải phân bổ) Có TK241-xây dựng cơ bản
+ Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu TSCĐ hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản nếu chúng thực sự cải thiện trạng thái hiện tại so với trạng thái tiêu chuẩn ban đầu của tài sản đó:
Thay đổi bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích hay làm tăng công suất sử dụng của chúng.
Cải thiện bộ phận của TSCĐ hữu hình làm tăng đáng kể chất lượng sản phẩm sản xuất ra.
áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của tài sản so với trước.
Khi thoả mãn là tài sản cố định hữu hình
Nợ TK211-TSCĐ hữu hình
Có TK241-xây dựng cơ bản dở dang
+ Chi phí về sửa chữa và bảo dưỡng TSCĐ hữu hình nhằm mục đích khôi phục hay duy trì khả năng đem lại lợi ích kinh tế của tài sản theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Việc hạch toán các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đâu TSCĐ hữu hình phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể và khả năng thu hồi các chi phí phát sinh sau. Khi giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình đã bao gồm các khoản giảm về lợi ích kinh tế thì các chi phí sau để khôi phục các lợi ích kinh tế từ tài sản đó sẽ được tính vào nguyên giá của TSCĐ nếu giá trị còn lại của TSCĐ không vượt quá giá trị có thể thu hồi từ tài sản đó. Trường hợp trong giá mua TSCĐ hữu hình đã bao gồm nghĩa vụ của doanh nghiệp phải bỏ thêm các khoản chi phí để đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì việc vốn hoá các chi phí sau cũng phải căn cử vào khả năng thu hồi chi phí.
Ví dụ khi mua một ngôi nhà đòi hỏi doanh nghiệp phải sữa chữa trước khi sử dụng và chi phí sữa chữa ngôi nhà được tính vào nguyên giá của tài sản nếu giá trị đó có thể thu hồi được từ việc sử dụng ngôi nhà đó trong tương lai.
+ Trường hợp một số bộ phận của TSCĐ hữu hình đòi hỏi phải được thay thế thường xuyên, được hạch toán là các TSCĐ độc lập nếu các bộ phận đó thoả mãn đủ bốn (4) tiêu chuẩn quy định cho TSCĐ hữu hình.
Ví dụ máy điều hoà nhiệt độ trong một ngôi nhà có thể thay thế nhiều lần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của ngôi nhà đó thì các khoản chi phí phát sinh trong việc thay thế hay khôi phục máy điều hoà được hạch toán thành một tài sản độc lập và giá trị máy điều hoà sẽ được ghi giảm
Xác định giá trị sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, TSCĐ hữu hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại. Trường hợp TSCĐ hữu hình được đánh giá lại theo quy định của nhà nước thì nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại phải được điều chỉnh theo kết quả đánh giá lại. Chênh lệch do đánh giá lại TSCĐ hữu hình được xử lý và kế toán theo quy định của nhà nước.
3.2 Theo dõi giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình
Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán
=
Số hao mòn luỹ kế
Nguyên giá của TSCĐ
-
3.3. Thanh lý, nhượng bán TSCĐ sự khác biệt giữa chế độ kế toán Việt Nam và thông lệ kế toán quốc tế.
Thứ nhất: Theo chế độ kế toán Việt Nam
Khi một TSCĐ đã lỗi thời, h...