thuy_cute_hp
New Member
Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về hoàn thiện công tác xây dựng và quản lý quỹ tiền lương trong doanh nghiệp
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ
TIỀN LƯƠNG
I. Khái niệm 2
1. Tiền lương 2
2. Quỹ tiền lương 3
II. Vai trò của tiền lương 3
III. Xây dựng quỹ tiền lương 4
1. Cơ sở xây dựng quỹ tiền lương 4
2. Định mức lao động 4
3. Các phương pháp xây dựng quỹ tiền lương 8
3.1 Phương pháp xây dựng quỹ tiền lương dựa vào mức lương bình quân
và số lượng người làm việc 8
3.2 Phương pháp quỹ tiền lương dựa vào khối lượng sản xuất kinh doanh 8
3.3 Phương pháp tổng thu trừ tổng chi 9
3.4 Phương pháp xác định quỹ lương căn cứ vào đơn giá và lương 10
3.5 Phương pháp giao khoán quỹ tiền lương của doanh nghiệp 11
3.6 Phương pháp xây dựng theo đơn giá tiền lương và định mức tiền
lương 11
IV. Quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp 15
1. Khái niệm 15
2. Vai trò quản lý quỹ tiền lương 15
3. Nội dung của quản lý tiền lương 16
3.1 Xác định mục tiêu của hệ thống lương bổng và đãi ngộ 16
3.2 Đề ra chính sách lương bổng và đãi ngộ 16
3.3 Cơ cấu tổ chức và quản trị lương bổng 17
3.4 Tiến trình thiết lập và quản trị hệ thống lương bổng 18
4. Các hình thức trả lương 23
4.1 Trả lương cho khối gián tiếp 23
4.2 Trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất 23
Chương II:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
I. Thực trạng công tác xây dựng 26
II. Thực trạng công tác quản lý 29
Chương III:
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN XÂY DỰNG VÀ QUẢN
LÝ QUỸ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 32
Kết luận 35
Tài liệu tham khảo 37
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2014-09-09-de_tai_mot_so_van_de_ve_hoan_thien_cong_tac_xay_du.4TmlrHIkxF.swf /tai-lieu/de-tai-mot-so-van-de-ve-hoan-thien-cong-tac-xay-dung-va-quan-ly-quy-tien-luong-trong-doanh-nghiep-75175/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
SVc = SVkh + Vpc + Vbs + Vtg
Trong đó:
SVc: tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch.
SVkh: tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương.
Vpc: quỹ tiền lương phụ cấp kế hoạch
Vbs: quỹ tiền lương bổ sung theo kế hoạch. Quỹ tiền lương bổ sung trả cho thời gian kế hoạch không tham gia sản xuất được hưởng lương theo chế độ quy định của công nhân viên trong doanh nghiệp mà khi xây dựng định mức lao động không tính đến bao gồm quỹ tiền lương nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng, nghỉ lễ tết.
Vtg: quỹ tiền lương làm thêm giờ được tính theo kế hoạch, không vượt quá số giờ làm thêm quy định của bộ lao động.
- Xác định quỹ tiền lương thực hiện theo kết quả sản xuất kinh doanh:
Căn cứ vào đơn giá tiền lương do cơ quan có thẩm quyền giao và kết quả sản xuất kinh doanh, quỹ tiền lương thực hiện được xác định như sau:
Vth = (Vđg * Csxkd) + Vpc + Vbs + Vtg
Trong đó:
Vth: Quỹ tiền lương thực hiện.
Vđg: Đơn giá tiền lương.
Csxkd: Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh theo tổng sản phẩm hàng hóa thực hiện hay doanh thu (doanh số thực hiện) hay tổng doanh thu trừ tổng chi (không có tiền lương) hay lợi nhuận thực hiện ứng với chỉ tiêu giao đơn giá tiền lương.
Vpc: Quỹ các khoản phụ cấp lương.
Vbs: Quỹ tiền lương bổ sung.
Vtg: Quỹ tiền lương làm thêm giờ tính theo số giờ thực tế làm thêm nhưng không vượt quá quy định của bộ lao động.
Các doanh nghiệp chưa xây dựng định mức lao động và chưa có đơn giá tiền lương thì quỹ tiền lương thực hiện được xác định theo số lao động thực tế bình quân sử dụng nhân với hệ số mức lương bình quân của doanh nghiệp do chính phủ quy định.
Tổng quỹ thực hiện là chi phí hợp lệ trong giá thành hay chi phí lưu thông, đồng thời làm căn cứ để xác định lợi tức chịu thuế của doanh nghiệp.
IV. Quản lý quỹ tiền lương trong các doanh nghiệp
Khái niệm
Quản lý quỹ tiền lương là quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền lương nhằm phân phối tiền lương tới tay người lao động một cách hiệu quả, bảo đảm tiền lương được trả theo số lượng và chất lượng lao động, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Xét cho cùng thì đó cũng là một quá trình quản lý: lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra.
2. Vai trò quản lý quỹ tiền lương
Thứ nhất: Quản lý quỹ tiền lương nhằm thực hiện đúng vai trò của tiền lương. Tiền lương có vai trò rất quan trọng,nó ít nhất phải đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chính, nguồn tái sản
xuất sức lao động. Với vai trò như vậy, doanh nghiệp cần xây dựng và phân phối quỹ tiền lương như thế nào có hiệu quả. Đó chính là nhiệm vụ của quản lý quỹ tiền lương.
Thứ hai: Nó đảm bảo đúng mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có những mục tiêu riêng như: kế hoạch tiền lương phải ổn định, gia tăng năng suất, giảm chi phí lao động, tạo điều kiện cho việc tuyển mộ và duy trì lực lượng lao động…Mục tiêu sẽ là cơ sở để đề ra chính sách tiền lương hợp lý. Nhờ có quản lý mà mục tiêu mới thực hiện được.
Thứ ba: Tạo động lực cho người lao động làm việc với hiệu quả cao, tăng năng suất lao động. Phương pháp quản lý đúng tạo cho người lao động tin tưởng hơn vào công việc và họ sẽ cố gắng làm việc để thu được thành quả đúng với sức lực mình bỏ ra.
Thứ tư: Làm giảm chi phí: Mỗi một doanh nghiệp đều có cách quản lý khác nhau, nếu cách quản lý đúng sẽ làm giảm chi phí lao động mà vẫn đem lại cho người lao động mức thù lao cao.
3. Nội dung của quản lý quỹ tiền lương
3.1 Xác định mục tiêu của hệ thống lương bổng và đãi ngộ.
Để phát triển hệ thống lương bổng hay kế hoạch lương bổng, doanh nghiệp phải xác định mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu này sẽ là cơ sở đề ra chính sách tiền lương hợp lý. Mục tiêu của kế hoạch tiền lương thì rất đa dạng.
- Kế hoạch tiền lương phải ổn định, tuy nhiên cần uyển chuyển để kịp điều chỉnh khi tình hình thay đổi.
- Kế hoạch phải chú trọng tới việc giảm chi phí lao động, gia tăng năng suất và mức thù lao đủ cao để tạo điều kiện cho việc dễ dàng tuyển mộ nhân viên và duy trì lực lượng lao động.
- Nên trả thù lao và tiền lương theo mức thang lương công bằng và có hiệu quả nhằm đền bù sức cống hiến về kỹ năng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các điều kiện khác của mỗi công việc.
- Nên trả lương công nhân trên cơ sở thành tích lao động, số lượng sản phẩm hay thành quả.
- Nên thiết lập một hệ thống “ca- kíp” làm việc hợp lý, tuần làm việc hợp lý và ấn định những giờ làm việc sao cho công việc ít cản trở đến sinh hoạt bình thường của công nhân viên.
- Kế hoạch nên đơn giản để dễ quản trị – nghĩa là việc kiểm tra và điều chỉnh những lời phàn nàn về tiền lương được dễ dàng, dễ kiểm tra ngân sách và chi phí lao động, và sao cho công nhân viên dễ dàng hiểu được kế hoạch.
3.2 Đề ra chính sách lương bổng và đãi ngộ.
Trước khi đề ra chính sách và kế hoạch lương bổng, nhà quản trị cần phân tích các yếu tố nội tại và yếu tố ngoại tại ảnh hưởng đến chi phí lao động của doanh nghiệp, đến nhu cầu lao động của doanh nghiệp, và mức cung lao động lẫn mức lương của doanh nghiệp.
Những yếu tố nội tại là: tỷ lệ giữa chi phí lao động với tổng chi phí sản xuất, là các loại kỹ năng cần có và mức năng suất cá nhân để đạt được xuất lượng; là sự thích hợp của tiến trình sản xuất với các phương pháp trả lương kích thích lao động; là những thay đổi mau lẹ trong tiến trình sản xuất và khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp làm thay đổi nội dung của công việc và thay đổi sự sắp xếp lực lượng lao động của doanh nghiệp.
Các yếu tố ngoại tại là: thế đứng cạnh tranh của doanh nghiệp và mức độ kiểm soát thị trường của nó; là khả năng sinh lợi và vị trí tài chính của nó; là mức ổn định khối lượng kinh doanh và tuyển dụng lao động; là viễn tượng kinh doanh của nó. Nhà quản trị cũng phải suy tính đến quy mô của thị trường lao động mà doanh nghiệp tuyển mộ công nhân, mức lương đang thịnh hành trong khu vực và trong ngành kỹ nghệ, xu hướng chi phí sinh hoạt, luật lệ của nhà nước về lương bổng và giờ làm việc.
Sau khi phân tích các yếu tố nội tại cũng như ngoại tại, nhà quản trị sẽ đề ra những chính sách bao gồm những nội dung: chú trọng tuyển mộ nhân viên có chất lượng bằng chính sách trả thù lao và tiền lương cao, kế hoạch trả lương kích thích lao động nên được thực hiện tới mức nào; chú trọng tới các khoản phụ cấp lương; nên thực hiện những kích thích phi tài chính như ghi nhận thành tích, tạo cơ hội để nâng cao trình độ chuyên môn, tạo cơ hội được thăng thưởng và những ảnh hưởng tương tự nhằm kích thích lao động; mức lương của xí nghiệp nên đối chiếu với mức lương thịnh hành trong khu vực như thế nào, mức độ mà đại biểu của công nhân sẽ tham gia trong việc phát triển kế hoạch tiền lương; và sau cùng là nên quản lý hệ thống...