Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về Thanh toán không dùng tiền mặt ở ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng - Thực trạng và giải pháp
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I 4
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 4
1.1 Sự cần thiết khách quan và vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế thị trường: 4
1.1.1- Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt: 4
1.1.2- Vai trò của thanh toán không dùng tiền mặt: 6
1.1.3 Quá trình phát triển của thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. 7
1.1.3.1 Thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ nền kinh tế vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung. 8
1.1.3.2. Thanh toán không dùng tiền mặt trong thời kỳ Ngân hàng hoạt động theo cơ chế thị trường. 9
1.2 Qui định chung trong thanh toán không dùng tiền mặt. 10
1.2.1 Những quy định chung. 10
1.2.2- Quy định về trách nhiệm thanh toán. 13
1.2.3 - Đối với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán-NHTM . 13
1.3. - Nội dung các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 15
1.3.1-Thanh toán bằng Séc: 15
1.3.1.1 Séc chuyển khoản. 16
1.3.2- Thanh toán bằng ủy nhiệm chi - Lệnh chi 21
1.3.3 Thanh toán bằng ủy nhiệm thu – Nhờ thu 23
1.3.4- Hình thức thanh toán thư tín dụng. 26
1.3.5- Thanh toán bằng thẻ Ngân hàng ( thẻ thanh toán). 28
CHƯƠNG II 32
THỰC TRẠNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CAO BẰNG 32
2.1- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng. 32
2.1.1. Một số nét về tình hình kinh tế tỉnh Cao Bằng. 32
2.1.2 - Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng. 34
2.1.2.1 Một số nét về NHĐT&PT Cao Bằng : 34
Trình độ đại học và cao đẳng 34
2.1.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT tỉnh Cao Bằng. 35
2.3.1- Tình hình thực tế của thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng. 44
2.3.1.1- Một số nét chung về thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng. 44
Hiện nay TTKDTM đã và đang không ngừng được đẩy mạnh nâng cao số lượng cũng như chất lượng và ngày càng hoà nhập vào công cuộc phát triển kinh tế toàn quốc nói chung và Cao Bằng nói riêng. Mặc dù đại bộ phận dân chúng nước ta vẫn có thói quen dùng tiền mặt để mua bán thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Cao Bằng một tỉnh miền núi có nền kinh tế phát triển chậm và cùng kiệt so với cả nước. Nhưng TTKDTM vẫn phát triển sở dĩ như vậy là do các TCKT sử dụng và có nhu cầu thanh toán ngày một tăng. Tuy vậy, việc TTKDTM chưa được phát triển trong dân cư là một vấn đề tồn tại lớn cần sớm khắc phục vì phát triển thanh toán trong dân cư không chỉ tăng thu nhập cho các Ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, góp phần tăng trình độ dân trí cho người dân. 46
2.3.1.2. Tình hình vận dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại NHĐT&PT Cao Bằng. 46
a) Hình thức thanh toán bằng séc. 46
b) Hình thức thanh toán bằng Uỷ nhiệm chi . 49
2.3.1.3 Tình hình thu phí dịch vụ thanh toán. 50
2.3.1.4 Tình hình thanh toán vốn giữa các ngân hàng 52
a) Thanh toán liên hàng. 52
b) Thanh toán bù trừ. 52
2.3.2 Hiện đại hoá công nghệ thanh toán và trình độ cán bộ. 53
2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TẠI NHĐT&PT CAO BẰNG 55
2.4.1 Những kết quả đạt được: 55
2.4.2 Một số tồn tại, hạn chế 56
2.4.3 Nguyên nhân 57
CHƯƠNG III 58
CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CAO BẰNG 58
3.1 MỤC TIÊU – CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA NHĐT&PT CAO BẰNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI. 58
a) Mục tiêu chung: 58
b) Mục tiêu cụ thể: 58
3.2- MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO 60
3.2.1 Một số giải pháp: 60
3.2.1.1 Nhóm giải pháp chung. 60
b) Tăng cường hoạt động Marketing. 62
c) Hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng. 63
d) Nâng cao chất lượng dịch vụ và phát triển các sản phẩm mới. 63
e) Cơ cấu lại tổ chức và hoạt động quản lý. 64
3.2.1.2 Nhóm giải pháp đối với các thể thức thanh toán. 64
3.2.3-Kiến nghị về một số thể thức thanh toán khác 66
3.2.2 CÁC KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP: 67
3.2.2.1 Kiến nghị với nhà nước. 67
3.3.2 Kiến nghị với NHNN. 68
3.2.2.3-Kiến nghị với NHĐT&PT Việt Nam. 69
3.2.2.4-Kiến nghị với NHĐT&PT Cao Bằng . 69
KẾT LUẬN 70
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/web-viewer.html?file=jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-demo-2017-08-02-de_tai_mot_so_van_de_ve_thanh_toan_khong_dung_tien_mat_o_nga_pKVQgU4MK4.png /tai-lieu/de-tai-mot-so-van-de-ve-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-o-ngan-hang-dau-tu-va-phat-trien-cao-bang-thuc-trang-va-giai-phap-93820/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
6 - Ngân hàng đại lý thanh toán thẻ thanh toán với Ngân hàng phát hành thẻ (qua thủ tục thanh toán giữa các Ngân hàng).
Người sử dụng thẻ có thể dùng thẻ để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý thanh toán hay tại các quầy trả tiền mặt tự động, mỗi lần rút không quá 5 triệu đồng và mỗi ngày thẻ được rút tiền mặt 1 lần.
Nếu mất thẻ, người sử dụng thẻ phải thông báo ngay bằng văn bản cho Ngân hàng phát thẻ biết để thông qua Ngân hàng đại lý thanh toán báo cho cơ sở tiếp nhận thanh toán thẻ biết.
Khi sử dụng hết hạn mức hay hết thời hạn sử dụng của thẻ, nếu có nhu cầu, người sử dụng thẻ phải đến Ngân hàng phát hành thẻ để làm thủ tục sử dụng tiếp.
Trong phạm vi 10 ngày làm việc, kể từ ngày viết hóa đơn cung ứng hàng hóa dịch vụ, người tiếp nhận thanh toán thẻ phải nộp biên lai vào Ngân hàng đại lý để đòi tiền. Quá thời hạn trên, Ngân hàng không nhận thanh toán.
Trong phạm vi 1 ngày làm việc kể từ khi nhận được biên lai thanh toán Ngân hàng đại lý phải thanh toán cho người tiếp nhận thanh toán thẻ.
Chương II
Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng đầu tư và phát triển cao bằng
2.1- Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng.
2.1.1. Một số nét về tình hình kinh tế tỉnh Cao Bằng.
Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở Đông bắc nước ta. Hai mặt Bắc và Đông giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), có đường biên giới dài 311km, phía Tây giáp hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, phía Nam giáp hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn. Diện tích tự nhiên là 6.690,72km2, dân số khoảng 526.912 người. Toàn tỉnh có 12 huyện thị với 189 xã, phường. Cao Bằng có cửa khẩu Quốc gia Tà Lùng, Hùng Quốc và Sóc Hà rất thuận lợi cho giao lưu, buôn bán với nước bạn Trung Quốc.. Cao Bằng có tiềm năng về đất đai, đồi rừng để phát triển các trang trại, vùng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây dược liệu.
Trong những năm vừa qua, nước ta nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng đã bước vào thời kỳ chuyển đổi nền kinh tế. Từng bước xoá bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập chung, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, nền kinh tế đã đi dần vào thế ổn định và đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, Cao Bằng đã dần thay đổi và thích ứng với nền kinh tế hàng hoá.
Trong ba năm (2001 - 2003) kinh tế của tỉnh đã đạt được những thành công bước đầu khá cơ bản, tình hình phát triển kinh tế xã hội đã có nhiều tiến bộ quan trọng, đời sống của đại bộ phận dân cư đựơc cải thiện.
Thành tựu nổi bật của kinh tế tỉnh Cao Bằng là đã thoát ra khỏi suy thoái, phát triển liên tục với tốc độ nhanh.
* Kết quả các chỉ tiêu kinh tế đạt được :
Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong đó từ 15,64% và 30,79% năm 2000 tăng lên 18,5% và 32,3% năm 2003.
Tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm từ 53,56% năm 2000 xuống còn 49,2% năm 2003.
Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2003 đạt 254USD/người/năm.
Giá trị xuất khẩu nông nghiệp/ha đạt 14,2999 Triệu đồng năm 2002.
Tỷ lệ che phủ rừng là 45%.
Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đến năm 2002 đã đạt 51 Triệu USD.
- Trong đó: Xuất khẩu là 31,7 Triệu USD
Tích luỹ nội bộ nền kinh tuy còn ở mức thấp nhưng tăng liên tục từ 3% năm 2000 lên 6% năm 2003.
Tốc độ thu ngân sách bình quân thời kỳ 2001 - 2003 đạt 30%
Kinh tế đối ngoại và du lịch có bước phát triển và đang tiếp tục chuẩn bị các điều kiện để hội nhập, mở rộng giao lưu với Quảng Tây - Trung Quốc.
Một số mặt hàng sản xuất trong tỉnh đã có uy tín trên thị trường trong nước và bước đầu tham gia xuất khẩu. Các thành phần kinh tế phát triển đa dạng hơn về ngành nghề sản xuất kinh doanh.
Cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm phát triển, thông tin liên lạc thuận tiện nhanh chóng. Một số cơ sở công nghiệp hoạt động đạt kết quả như: Xí nghiệp luyện Gang; nhà máy Đường; nhà mát gạch Tuy Nen ; máy Xi Măng. Đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá tập trung như vùng nguyên liệu mía, vùng trồng trúc. Công tác tài chính tiền tệ, tín dụng được chấn chỉnh và đổi mới.
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khai thác tốt hơn các tiềm năng của địa phương. Kinh tế quốc doanh đã xếp sắp lại một bước, Hợp tác xã nông nghiệp cũ đang tích cực đổi mới mô hình hợp tác xã đa dạng và tự nguyện đang hình thành, kinh tế gia đình phát triển.
Tuy nhiên những điều kiện cần thiết để phát huy nội lực vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội của Cao Bằng còn gặp nhiều khó khăn. Đó là những khó khăn về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế để có thể thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước hơn nữa. Những khó khăn đó có liên quan đến hoạt động của các Ngân hàng trên địa bàn nói chung và NHĐT&PT Cao Bằng nói riêng.
2.1.2 - Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Cao Bằng.
2.1.2.1 Một số nét về NHĐT&PT Cao Bằng :
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triền Cao Bằng là đơn vị trực thuộc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam được thành lập theo quyết định 105NH - QĐ ngày 26 tháng 11 năm 1990 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam . Với chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng.
Chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triền Cao Bằng là thay mặt pháp nhân theo uỷ quyền của Ngân hàng Ngân hàng đầu tư và phát triền Việt Nam, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triền Việt Nam, có con dấu riêng, có bảng tổng kết tài sản, trụ sở đặt tại phố Xuân Trường - Thị xã: Cao Bằng .
- Về cơ cấu tổ chức:
Hiện nay NHĐT&PT Cao Bằng chỉ có hội sở giao dịch chính với 50 cán bộ công nhân viên độ tuổi trung bình là 36 tuổi.
Trong đó:
Trình độ đại học và cao đẳng
Chiếm
84%
Mô hình tổ chức
Hiện nay bộ máy tổ chức của chi nhánh được thành lập gồm các phòng tổ, bộ phận sau:
Phòng Nguồn Vốn kinh doanh
Phòng tín dụng
Tổ kho quỹ
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức hành chính
Tổ kiểm tra kiểm toán nội bộ.
Sơ đồ mô hình tổ chức NHĐT&PT Cao Bằng
Giám đốc
P.Giám đốc Kế toán – Ngân quỹ
P.Giám đốc phụ trách kinh doanh
Phòng
Nguồn vốn
Tổ
Kiểm tra
Kiểm toán
Phòng
TC - HC
Phòng
Tín dụng
Tổ
Kho quỹ
Phòng
TC - KT
Kết quả hoạt động kinh doanh của NHĐT&PT tỉnh Cao Bằng.
Để thấy được sự nỗ lực của chi nhánh trong việc phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh ta xem xét những khó khăn, thuận lợi trong năm qua mà chi nhánh đã phấn đấu vượt qua:
- Khó khăn: Tỉnh Cao Bằng là tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển, chưa có khả năng tự cân đối ngân sách, thu ngân sách hàng năm mới chỉ đáp ứng được khoảng 15 - 20% nhu cầu chi. Tốc độ GDP hàng năm trên 10% tuy nhiên quy mô không lớn. Những năm gần đây đã có sự chuyển biến tích cực về cơ cấu kinh tế, giữ nhịp độ tăng trưởng. Các dự án đầu tư mới không nhiều, được đầu tư bằng các nguồn vốn khác nhau với lãi suất thấp, ưu đãi, đã có thêm một số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tiếp tục thực hiện cổ phần hoá nhiều DNNN. Dịch vụ thương mại tuy đã có những bước phát triển nhưng mới chỉ tập trung ở các điểm đô thị trung tâm. Hoạt động thương mại, các khu kinh tế thương mại cửa khẩu tuy đã có một số thành công bước đầu nhưng còn manh mún, tổ chức quản lý kinh doanh còn hạn chế nên chưa phát huy được hiệu quả.
Trong địa bàn nhỏ hẹp hoạt động Ngân hàng có sự cạnh tranh của một số tổ chức huy động vốn và cho vay vốn hoạt động trên cùng địa bàn. Nhiều dự án đã đầu tư hoàn thành song hiệu quả còn thấp, số lượng khách hàng là đơn vị kinh tế không nhiều, chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, năng lực tài chính và sản xuất kinh doanh còn hạn hẹp do vậy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
- Thuận lợi: Trong thời gian qua NHĐT&PT Cao Bằng nhận đựơc sự quan tâm, chỉ đạo của NHĐT&PT Việt Nam và sự tạo điều kiện, giúp đỡ của Tỉnh uỷ, UBND, NHNN, và các ban ngành trong tỉnh. Môi trường hoạt động kinh doanh qua từng năm đã có những biến đổi tích cực. Cùng với sự phấn đấu nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể CBCNV trong chi nhánh lên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể như sau:
a) Công tác huy động vốn :
- Phương pháp huy động vốn:
Xác định rõ chức năng Ngân hàng thương mại là: “ Đi vay để cho vay“, do đó không thể trông chờ vào nguồn vốn cấp trên mà phải tìm mọi biện pháp để khai thác nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của mình. Thực hiện đa dạng hoá công tác huy động vốn, cả về hình thức lãi suất huy động. Kết hợp giữa huy động vốn trong địa bàn với huy động ngoài địa bàn. Sử dụng các hình thức huy động vốn : Tiền gửi tiết kiệm các loại, kỳ phiếu , với thời hạn và mức lãi suất khác nhau. Vận động mở tài khoản cá nhân và thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng khác.... Ngoài ra Ngân hàng còn sử dụng hoạt động Marketing trong việc huy động vốn bằng các hình thức quà tặng tuỳ theo giá trị khoản tiền gửi vào Ngân hàng, khen thưởng và tuyên dương các hộ sản xuất kinh doanh làm ăn có hiệu quả từ đồng vốn vay của Ngân hàng. Trong những năm qua NHĐT&PT Cao Bằng luôn là một trong những tỉnh có thành tích xuất sắc về công tác huy động vốn, đáp ứng đầy đủ k...