chasedown_xemdream
New Member
Download miễn phí Đề tài Một số ý kiến về phương hướng phát triển công tác kiểm toán ở nước ta
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN 1
1- KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN 2
1.1. Khái niệm về kiểm toán 2
1.2. Bản chất cuả Kiểm toán 2
1.3. Vai trò của kiển toán. 3
2. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN: 4
2.1. Phân loại kiểm toán theo chức năng: 4
2.2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán: 5
3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN: 7
3.1. Phương pháp phân tích đáng giá tổng quát: 7
3.2. Phương pháp kiểm tra chi tiết các tài khoản và số dư các nghiệp vụ: 7
3.3. Phương pháp Kiểm toán tuân thủ: 7
3.4. Phương pháp theo dấu hiệu chỉ dẫn: 8
PHẦN II: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
KIỂM TOÁN Ở NƯỚC TA 9
1. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 9
1.1. Đặc điểm của hoạt động Kiểm toán ở nước ta 9
1.2. Những mặt đạt được của Kiểm toán Việt Nam 12
1.3. Những tồn tại trong hoạt động Kiểm toán 16
1.4.Nguyên nhân của những tồn tại trên 17
2. MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 17
2.1. Đối với Kiểm toán nhà nước 17
2.2. Đối với Kiểm toán độc lập 20
2.3. Đối với Kiểm toán nội bộ 22
KẾT LUẬN 23
http://cloud.liketly.com/flash/edoc/jh2i1fkjb33wa7b577g9lou48iyvfkz6-swf-2015-08-28-de_tai_mot_so_y_kien_ve_phuong_huong_phat_trien_cong_tac_kie.2W22AdBYjy.swf /tai-lieu/de-tai-mot-so-y-kien-ve-phuong-huong-phat-trien-cong-tac-kiem-toan-o-nuoc-ta-84117/
Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.
Ketnooi -
Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Tóm tắt nội dung tài liệu:
Tính hiệu lực là khả năng hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã đề ra của đơn vị.
Tính hiệu quả là việc đạt được kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất nói về khía cạnh tài chính.
Kiển toán hoạt động giúp cho người quản lý có được quyết định, điều chỉnh kịp thời về các hoạt động cho đúng.
2.1.2. Kiểm toán tuân thủ:
Kiểm toán tuân thủ là việc kiểm toán để xem xét đơn vị được kiểm toán có tuân thủ theo các quy tắc, chế độ, cơ chế quản lý mà các cơ quan có thẩm quyền hay cơ quan quản lý cấp trên đã đề ra hay không. Vì vậy, kiểm toán tuân thủ còn có thể gọi là kiểm toán qui tắc. Tính độc lập và thẩm quyền của kiểm toán viên được thể hiện trong thẩm quyền của kiểm toán này.
2.1.3. Kiểm toán báo cáo tài chính:
Kiểm toán báo cáo tài chính là nghiệp vụ kiểm tra và xác định tính trung thực và hợp lý của các báo cáo tài chính cũng như việc xem xét các báo cáo tài chính của đơn vị có phù hợp với các nguyên tắc chuẩn mực kế toán và các yêu cầu của pháp luật hay không.
Người làm kiểm toán chủ yếu làm Kiểm toán báo cáo tài chính. Các báo cáo tài chính thường được kiểm toán nhiều nhất là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các bản ghi chú bổ sung báo cáo tài chính.
2.2. Phân loại kiểm toán theo chủ thể kiểm toán:
2.2.1 Kiểm toán nội bộ:
Kiểm toán nội bộ là loại Kiểm toán do các Kiểm toán viên nội bộ của đơn vị tiến hành. Hay nói cách khác, chủ thể của kiểm toán nội bộ là người của doanh nghiệp hay do các đơn vị tuyển dụng theo yêu cầu, không nhất thiết phải có chứng chỉ hành nghề về kiểm toán. Tuy nhiên, họ phải là những người ưu tú và xuất xắc.
Chức năng, nhiệm vụ và nội dung của hoạt động kiểm toán nội bộ:
- Rà soát lại hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, giám sát sự hoạt động của hệ thống này cũng như tham gia hoàn thiện chúng.
- Giúp chủ doanh nghiệp kiểm tra lại các thông tin bao gồm cả thông tin tài chính và các thông tin tác nghiệp. Kiểm tra việc tính toán, phân loại báo cáo các thông tin này, thẩm định cụ thể các khoản mục cá biệt theo yêu cầu của nhà quản lý.
- Kiển tra, đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả kinh tế trong các hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, lĩnh vực chủ yếu của Kiểm toán nội bộ là Kiểm toán hoạt động, sau đó là Kiểm toán tuân thủ chứ không phải là Kiểm toán báo cáo tài chính. Về nguyên tắc, Kiểm toán nội bộ chỉ chịu trách nhiệm đối với chủ doanh nghiệp mà không có trách nhiệm đối với các đối tượng sử dụng thông tin ở bên ngoài doanh nghiệp.
Về tổ chức, kiểm toán nội bộ được tổ chức độc lập với bộ phận đựợc kiểm tra, trực thuộc giám đốc và báo cáo trực tiếp với giám đốc nhưng Kiểm toán nội bộ là một bộ phận của đơn vị không thể độc lập hoàn toàn với đơn vị đó được. Vì vậy các báo cáo của kiểm toán nội bộ mặc dù được chủ doanh nghiệp tin tưởng nhưng không có hay ít có giá trị pháp lý ở bên ngoài.
2.2.2. Kiểm toán nhà nước
Kiểm toán nhà nước là công việc Kiểm toán do cơ quan quản lý chức năng của nhà nước như cơ quan Tài chính, cơ quan thuế và cơ quan Kiểm toán nhà nước tiến hành theo luật định.
Kiểm toán nhà nước là Kiểm toán nhằm xem xét việc chấp hành các chính sách, nguyên tắc, chế độ, cơ chế quản lý do nhà nước ban hành trong các đơn vị được Nhà nước cấp vốn, cấp kinh phí hoạt động, các tổ chức quần chúng xã hội đựơc Nhà nước cấp kinh phí.
Các cuộc Kiểm toán nhà nước đựơc tiến hành theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ hay cơ quan được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền, đơn vị được kiểm toán phải chấp hành nghiêm chỉnh lệnh kiểm toán tạo điều kiện thuận lợi cho Kiểm toán Nhà nước thi hành công vụ.
Chức năng chủ yếu của Kiểm toán Nhà nước là Kiểm toán tuân thủ.
Về tổ chức: Cơ quan Kiểm toán nhà nước là một tổ chức thuộc Quốc hội hay Chính phủ, có vai trò hết sức quan trọng kiểm soát nguồn lực tài chính công, giúp Quốc hội và Chính phủ điều hành nền kinh tế có hiệu quả.
2.2.3. Kiểm toán độc lập
Kiểm toán độc lập là loại Kiểm toán do các Kiểm toán viên độc lập thuộc các tổ chức Kiểm toán chuyên nghiệp tiến hành. Kiểm toán độc lập là một hoạt động dịch vụ, các cuộc kiểm toán độc lập tiến hành theo lời mời của đơn vị được kiểm toán và phải có hợp đồng kinh tế giữa đơn vị được kiểm toán và công ty kiểm toán. Kết thúc Kiểm toán, đơn vị được Kiểm toán và công ty Kiểm toán phải thanh toán tiền, chi phí cho hoạt động kiểm toán.
Về chức năng: Kiểm toán độc lập đẩy mạnh trọng tâm vào Kiểm toán báo cáo tài chính
Về phạm vi: phạm vi của kiểm toán độc lập là mọi hoạch định tổ chức thuộc mọi lĩnh vực và mọi hình thức sở hữu trong nền kinh tế.
Về Kiểm toán viên: Kiểm toán viên độc lập bắt buộc phải có bằng chuyên gia kế toán kiểm toán và phải có giấy phép hành nghề.
Về tổ chức: tổ chức Kiểm toán độc lập hình thành và hoạt động dưới dạng công tyvà phòng kiểm toán hướng theo mục đích lợi nhuận.
3. Phương pháp kiểm toán:
Phương pháp kiểm toán bao gồm nhiều phương pháp khác nhau, mỗi phương pháp cụ thể được áp dụng trong một trường hợp cụ thể nhưng các phương pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau vì chúng có cùng mục đích.
3.1. Phương pháp phân tích đáng giá tổng quát:
Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở sử dụng các chỉ tiêu định lượng, các mối quan hệ tài chính, các tỷ lệ tương quan để phân tích và xác định những tính chất hay những sai lệch không bình thường trong báo cáo tài chính được Kiểm toán.
ưu điểm: Đơn giản, đỡ tốn kém thời gian và chi phí.
Nhược điểm: Chất lượng Kiểm toán kém chính xác
3.2. Phương pháp kiểm tra chi tiết các tài khoản và số dư các nghiệp vụ:
Đây là phương pháp ra đời sớm nhất. Theo phương pháp này, Kiểm toán viên kiểm tra một cách chi tiết cụ thể đối với từng hoạt động sản xuất kinh doanh, từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, từng chứng từ ghi sổ, từng định khoản kế toán và từng số dư của các tài khoản chi tiết.
Ưu điểm: Dễ thực hiện, thích hợp Kiểm toán ở các doanh nghiệp qui mô nhỏ, hoạt động sản xuất kinh doanh đơn giản (sử dụng ít tài khoản, chất lượng kiểm toán cao hơn).
Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và chi phí
3.3. Phương pháp Kiểm toán tuân thủ:
Phương pháp này là các thủ tục và kỹ thuật Kiểm toán đựơc thiết lập để thu thập các bằng chứng về tính chất thích hợp và tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ doanh nghiệp.
Đặc trưng của phương pháp này là các thử nghiệm và kiểm tra đều đưa vào qui chế kiểm soát nội bộ ở đơn vị được Kiểm toán.
3.4. Phương pháp theo dấu hiệu chỉ dẫn:
Phương pháp này dựa vào dấu hiệu khả nghi, Kiểm toán viên định hướng cuộc kiểm toán, thu thập các bằng chứng Kiểm toán. Với khả năng chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp, Kiểm toán viên phân tích và có thể tìm ra những sai sót hay gia công chế biến số liệu gian lận, báo cáo sai sự thật đã được ngụy trang che dấu hay c...