daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2012


Đề tài: " Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2012"

tambatbiengiuadongdoivanbien
CHỦ NHẬT, NGÀY 05 THÁNG 8 NĂM 2012
khóa luận tốt nghiệp ngành công tác xã hội

LỜI CAM ĐOAN
tui xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi;
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu.

Tác giả khóa luận



Dương Thị Phương












LỜI CẢM ƠN
Cuộc sống sinh viên chính là khoảng thời gian hạnh phúc nhất của một đời người. Bốn năm được học dưới mái trường đại học Lao động xã hội là từng ấy thời gian tui được sống trong sự dạy dỗ ân cần của thầy, cô giáo, sống trong sự giúp đỡ, chia sẻ của bạn bè. Cũng ngần ấy thời gian xa nhà, xa sự chở che, yêu thương của gia đình, là cuộc sống tự lập chốn đô thị, là những bài học đáng nhớ nơi đất khách, quê người. Bốn năm ấy, quãng thời gian không nhiều nhưng cũng đủ để bản thân tui trưởng thành hơn, bản lĩnh, tự tin và thu lượm, góp nhặt cho mình một kho tàng kiến thức. tui thấy yêu hơn nghề mình đã học.
Con Thank bố mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng con lên người, Thank anh chị đã luôn yêu thương, che chở cho em. Thầm Thank cuộc đời đã cho tui được sống, Thank "nghề" đã chọn tui để tui có được hạnh phúc của người sẽ trở thành nhà công tác xã hội nay mai, sẽ là người trợ giúp những mảnh đời bất hạnh có được niềm tin.
tui Thank ngôi trường đã là nơi tiếp sức giấc mơ tri thức, em xin Thank các thầy cô giáo khoa công tác xã hội đã tiếp thêm lòng yêu nghề trong em, Thank các bạn đã giúp mình vượt qua khó khăn để học tập và gắn bó với nghề.
Em xin gửi lời Thank chân thành tới cô giáo –giảng viên Th.s Lý Thị Hàm, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên em trong quá trình làm khóa luận.
tui xin gửi lời Thank tới các thanh thiếu niên, phụ huynh thanh thiếu niên, các thầy cô giáo và các cán bộ đoàn thể trên địa bàn thôn Đức Đại đã giúp đỡ tui trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tại đại phương.
Chân thành cảm ơn!






DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng Nội dung trang
Bảng 1 So sánh khái niệm giới và giới tính 17
Bảng 2 Cơ cấu mẫu điều tra 31
Bảng 3 So sánh quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình dục khi còn là học sinh theo độ tuổi 33
Bảng 4 Bảng so sánh kết quả lựa chọn về nội dung của giáo dục giới tính, tình dục theo giới tính của thanh thiếu niên
35
Bảng 5 So sánh những nội dung giới tính, tình dục thanh thiếu niên quan tâm
36
Bảng 6 Thanh thiếu niên tìm hiểu giới tính, tình dục qua các nguồn
38
Bảng 7: So sánh về những nội dung cha mẹ chia sẻ với thanh thiếu niên theo giới tính
40
Bảng 8: Trả lời của phụ huynh về những nội dung giới tính, tình dục phụ huynh chia sẻ với con theo giới tính
41
Bảng 9: So sánh kết quả trả lời của thanh thiếu niên về phương pháp phụ huynh sử dụng khi trao đổi với con vấn đề giới tính, tình dục theo độ tuổi và giới tính
42
Bảng 10: Kết quả điều tra phương pháp phụ huynh áp dụng khi trò chuyện, chia sẻ với con về giới tính, tình dục
43
Bảng 11: So sánh trả lời của thanh thiếu niên về khó khăn khi chia sẻ, trao đổi với phụ huynh theo độ tuổi và giới tính
44
Bảng 12: Kết quả trả lời của phụ huynh về khó khăn khi trao đổi, chia sẻ với con vấn đề giới tính, tình dục
46
Bảng 13: Sự hiểu biết của phụ huynh về giáo dục giới tính, tình dục
47
Bảng 14: Quan điểm của phụ huynh thanh thiếu niên về lợi ích của việc giáo dục con cái về giới tính, tình dục
48
Bảng 15: Ý kiến của thanh thiếu niên về nội dung giáo dục giới tính, tình dục được giới thiệu tronsg nhà trường
49
Bảng 16: Ý kiến của thanh thiếu niên về phương pháp giáo dục giới tính, tình dục trong nhà trường theo lứa tuổi
51
Bảng 17: Ý kiến của thanh thiếu niên về nội dung giới tính, tình dục trên truyền thông theo độ tuổi
53
Bảng 18: Đánh giá của thanh thiếu niên sự ảnh hưởng của yếu tố truyền thông theo mức độ tiếp cận thông tin về giới tính, tình dục và nhóm tuổi
54
Bảng 19: Nội dung giới tính, tình dục thanh thiếu niên trao đổi với nhóm bạn theo giới tính và độ tuổi

Bảng 20: So sánh ý kiến của thanh thiếu niên về thuận lợi, khó khăn khi trao đổi với nhóm bạn về giới tính, tình dục theo mức độ chia sẻ với nhóm bạn và độ tuổi

Bảng 21: So sánh ý kiến về biện pháp của phụ huynh giúp con tránh ảnh hưởng xấu từ bên ngoài theo giới tính

















DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ Nội dung trang
Biểu đồ 1 Thể hiện quan điểm của thanh thiếu niên về quan hệ tình dục khi còn là học sinh 34
Biểu đồ 2 Thể hiện những nội dung giới tính, tình dục thanh thiếu niên quan tâm. 37
Biểu đồ 3 Thể hiện các phương pháp cha mẹ sử dụng khi trao đổi, chia sẻ với con về giới tính, tình dục theo nhóm tuổi. 43





















MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu:
4. Khách thể nghiên cứu:
5. Phạm vi nghiên cứu:
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
6.4. Phương pháp thống kê toán học.
6.5. Phương pháp quan sát
7. Giả thuyết nghiên cứu.
8. Kết cấu khóa luận.
B. NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận
I. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
II. Khái niệm công cụ.
1. Khái niệm giới tính, giới.
1.1. Khái niệm giới tính.
1.2. Khái niệm giới.
1.3. Sự khác nhau giữa giới và giới tính.
2. Khái niệm tình dục.
3. Khái niệm giáo dục.
4. Khái niệm giáo dục giới tính.
5. Khái niệm giáo dục tình dục:
6. Khái niệm thanh thiếu niên.
7. Khái niệm yếu tố, ảnh hưởng
7.1. Khái niệm yếu tố
7.2. Khái niệm ảnh hưởng.
8. Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên.
III. Đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên.
IV. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên.
Kết luận chương I
Chương II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại.
I. Khái quát địa bàn nghiên cứu và khách thể nghiên cứu.
1. Địa bàn nghiên cứu.
2. Khách thể nghiên cứu.
II. Kết quả nghiên cứu.
1. Mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên về giới tính, tình dục.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên- thôn Đức Đại.
2.1. Yếu tố tác động từ gia đình.
2.3. Yếu tố truyền thông.
2.4. Yếu tố giáo dục cộng đồng, nhóm bạn.
2.4.1. Yếu tố giáo dục cộng đồng.
2.4.2. Yếu tố nhóm bạn.
2.5. Yếu tố văn hóa phong tục tập quán.
III. Kết luận và giải pháp.
1. Kết luận.
2. Giải pháp.
2.1. Đối với gia đình.
2.2. Đối với nhà trường.
2.3. Đối với các tổ chức đoàn thể.
2.4. Đối với bản thân thanh thiếu niên.
Kết luận chương II
C. Phần kết luận
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO











A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trước hiện trạng "sống thử" và xâm hại tình dục trẻ em ngày một tăng cả ở thế giới và Việt Nam. Kéo theo đó là tỷ lệ nạo phá thai ngày một tăng, sự tăng không chỉ về số lượng mà độ tuổi cũng ngày một trẻ hóa.Theo thống kê của Hội Kế hoạch hoá gia đình Việt Nam là một trong 3 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới với 1,2 - 1,6 triệu ca mỗi năm, trong đó 20% thuộc về lứa tuổi vị thành niên (13-17 tuổi). Đây đang được coi là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội, là áp lực cho ngành y tế. Đồng thời là hồi chuông thông báo cho các bậc phụ huynh cũng như cho nền giáo dục. Đặc biệt là vai trò của giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên, điều này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn định hướng giá trị giới tính và đời sống tình dục lành mạnh cho thanh thiếu niên nhằm tạo ra một thế hệ trẻ có trình độ và hiểu biết. Từ đó hạn chế những tác động không tốt của sự thiếu thông tin và hiểu biết, giảm thiểu tình trạng nạo phá thai, đại dịch HIV/AIDS, hiện trạng xâm hại tình dục trẻ em hiện đang gia tăng về số lượng và hình thức xâm hại: (số lượng đã tăng từ 200 trường hợp năm 2005 lên 1.427 vào năm 2008. Năm 2009, con số này là 833 em và ước tính năm 2010, có khoảng 900 em là nạn nhân. Như vậy, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 1.000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục. Đây là con số được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội công bố tại Tại hội thảo quốc gia “Phòng chống bạo lực, xâm hại trẻ em” ngày 24/9/2010). (nguồn số liệu ).
Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập, theo đó là sự du nhập lối sống của phương tây, là sự tự do và dễ dãi trong tình yêu, tình dục, sự phát triển không ngừng của internet, các báo, bài viết, trang web của một số tổ chức, blog... đăng tải khá nhiều các thông tin để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về giới tính, tình dục của thanh thiếu niên. Tuy nhiên việc một số trang web lợi dụng nhu cầu này để lồng ghép vào đó những hình ảnh, video không lành mạnh là không ít,…Chính những điều này sẽ ngày một làm cho thanh thiếu niên hiểu sai, vận dụng sai những thông tin về giáo dục giới tính, tình dục trong cuộc sống, nhất là hiện tượng "thử làm người lớn" của một số thanh thiếu niên đang diễn ra ngày càng nhiều.
Chính bởi còn quá nhiều vấn đề bất cập trong vấn đề giáo dục giới tính, tình dục và những hậu quả nặng nề của sự thiếu hụt thông tin, nên trong những năm qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về các khía cạnh của vấn đề giới tính, tình dục như Bùi Ngọc Oánh, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Đặng Xuân Hoài, Lê Nguyên, Phạm Ngọc, Minh Đức,…và nhiều bài khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ của các tác giả như: Cù Xuân Diệu, Nguyễn Thị Phương Nhung, Huỳnh Văn Sơn, Đỗ Hà Thế Bình,…. đồng thời các tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của nhân tố giáo dục giới tính, tình dục đến với các đối tượng, nhất là thanh thiếu niên.
Bản thân người nghiên cứu khi tiếp xúc với địa bàn thôn Đức Đại đã nhận thấy một số tồn tại bất cập của địa phương trong vấn đề giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên, trong đó:
Thứ nhất, qua tiếp xúc với các em trong độ tuổi 12-18 trong thôn Đức Đại người nghiên cứu nhận thấy các em chưa hiểu rõ những thay đổi của bản thân khi bước vào tuổi dậy thì, nhiều em mơ hồ về tình dục, chúng nghĩ đơn giản tình dục là ôm, hôn, ngủ với nhau lần đầu thì không có thai. Điều đó dẫn đến những hậu quả đáng tiếc là nhiều thanh niên trong thôn nghỉ học (cá biệt có em đang là học sinh lớp 9) để kết hôn vì có thai.
Thứ hai, trong quá trình thực tập tại địa bàn thôn Đức Đại người nghiên cứu có tiến hành hoạt động công tác xã hội nhóm với nhóm phụ nữ theo chủ đề " Hỗ trợ phụ nữ về phương pháp giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại", qua đó người nghiên cứu nhận thấy hầu hết các bậc phụ huynh đều thiếu hoặc hiểu sai về giáo dục giới tính, tình dục cho con em. Đại đa số đều né tránh, trả lời đại khái, không cho con cái hỏi về những điều tế nhị này. Hầu hết các phụ huynh đều không dạy con cách phòng tránh thai khi con bước vào độ tuổi có nhu cầu về tình dục. Mặc dù chưa phải là số đông nhưng có thể thấy sự ảnh hưởng của gia đình tới việc giáo dục con em về giới tính, tình dục bởi đây là môi trường xã hội hóa đầu tiên của trẻ.
Trên đây chỉ là một số trong rất nhiều lý do thôi thúc người nghiên cứu lựa chọn đề tài " Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương năm 2012" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua bài viết người nghiên cứu ngoài mong muốn nâng cao năng lực trong nghiên cứu khoa học, người viết còn muốn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên giúp thanh thiếu niên phát triển hoàn thiện về nhân cách và tri thức.
2. Mục đích nghiên cứu.
Đề tài thực hiện với mong muốn nhằm làm rõ những ảnh hưởng của một số yếu tố tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương.
Từ việc phân tích những ảnh hưởng của một số yếu tố tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại để đưa ra những đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn. Đồng thời thông qua các giải pháp đó sẽ tạo cho thanh thiếu niên một môi trường tìm hiểu giáo dục giới tính, tình dục lành mạnh và chính xác nhất, giảm thiểu hậu quả của sự sai lệch và thiếu hiểu biết thông tin.
Với đề tài này người nghiên cứu hy vọng sẽ rèn luyện thêm kỹ năng nghiên cứu khoa học cho bản thân.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số yếu tố ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính và tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc huyện Gia Lộc tỉnh Hải Dương.
4. Khách thể nghiên cứu:
+ Thanh thiếu niên trong thôn: 103 em (độ tuổi 12-14 tuổi: 50 em, độ tuổi 15-18 em: 53 em).
+ Phụ huynh thanh thiếu niên: 30 người.
+ Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông: 8 người.
+ Các cán bộ đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cơ sở y tế: 6 người.

5. Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Từ tháng 1- 5/2012.
Địa điểm: Thôn Đức Đại thị trấn Gia Lộc, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương.
Nội dung nghiên cứu:
- Ảnh hưởng của yếu tố gia đình.
- Ảnh hưởng của yếu tố giáo dục nhà trường.
- Ảnh hưởng của yếu tố truyền thông.
- Ảnh hưởng của yếu tố tổ chức đoàn thể.
- Ảnh hưởng của yếu tố nhóm bạn.
- Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa phong tục tập quán.
6. Phương pháp nghiên cứu.
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Người nghiên cứu chọn, nghiên cứu một số sách, báo, bài viết nói về công tác giáo dục giới tính, tình dục hiện nay, có nguồn trích dẫn và nội dung xác thực.
Nghiên cứu các đề tài khoa học, các bài khóa luận, tiểu luận của các tác giả khác có liên quan đến đề tài đang thực hiện.
6.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 50 thanh thiếu niên có độ tuổi từ 12-14 tuổi, 53 em có độ tuổi từ 15-18 tuổi phát phiếu điều tra để khảo sát. Số thanh thiếu niên được chọn khảo sát là 103 em.
Người nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 30 phụ huynh học sinh để phát phiếu hỏi.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Người nghiên cứu chọn đối tượng thực hiện phỏng vấn sâu gồm: 20 thanh thiếu niên trong thôn Đức Đại (10 em trong độ tuổi 12-14, 10 em độ tuổi 15-18 tuổi), 10 phụ huynh, 8 giáo viên của hai trường cấp II, cấp III trên địa bàn (2 giáo viên trong ban giám hiệu, 6 giáo viên giảng dạy) và 6 cán bộ các đoàn thể (đoàn thanh niên, hội phụ nữ, cơ sở y tế).
6.4. Phương pháp thống kê toán học.
Người nghiên cứu đã phân tích kết quả khảo sát bằng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu thập được từ các phiếu điều tra.
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính để khái quát tài liệu giúp người nghiên cứu hiểu rõ ảnh hưởng khách quan của các yếu tố tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại.
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý kết quả của những câu hỏi đóng.
6.5. Phương pháp quan sát
Người nghiên cứu sử dụng phương pháp này trong việc đánh giá sự hợp tác của các mẫu được chọn điều tra, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên trong thôn thông qua khảo sát thực tế.
7. Giả thuyết nghiên cứu.
Mức độ hiểu biết của thanh thiếu niên trong thôn Đức Đại về giới tính, tình dục vẫn còn nhiều hạn chế.
Có sự khác biệt trong mức độ hiểu biết về giới tính, tình dục giữa các lứa tuổi của thanh thiếu niên trong thôn.
Các yếu tố: gia đình, nhà trường, phương tiện truyền thông, phong tục tập quán, tổ chức đoàn thể, nhóm bạn chưa phát huy được ảnh hưởng tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên trong thôn.
8. Kết cấu khóa luận.
Khóa luận gồm 2 chương.
A. Phần mở đầu
B. Phần nội dung
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II. Một số yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên tại thôn Đức Đại, giải pháp và kiến nghị.

Qua những phân tích từ tình hình thực tế của địa bàn nghiên cứu, người nghiên cứu nhận thấy các ảnh hưởng vừa tích cực vừa tiêu cực của các yếu tố nêu trên. Từ đó, người nghiên cứu muốn đưa ra một số giải pháp cho vấn đề.
2. Giải pháp.
2.1. Đối với gia đình.
Bản thân cha mẹ và người thân trong gia đình cần hiểu rõ trách nhiệm của mình cũng như đối mặt với thực tế rằng con cái có quyền được tìm hiểu về những nội dung của giới tính, tình dục để hoàn thiện nhân cách và lối sống lành mạnh, tránh được các nguy cơ đã nêu ở trên.
Cha mẹ nên chủ động tiếp xúc với con nhiều hơn để giúp con giải đáp những thắc mắc, lo lắng. Cha mẹ cần thống nhất việc tuổi nào và nội dung sẽ được trao đổi với con để không khỏi lúng túng khi con hỏi. “ Cha có thể trò chuyện với con trai, mẹ tâm sự cùng con gái”.
Có những cách thức giáo dục hợp lý, khéo léo, thái độ sẵn sàng, cởi mở, hạn chế sự nóng giận, thờ ơ, lảng tránh các vấn đề liên quan tới giới tính, tình dục khi con cái thắc mắc.
Mua cho con những cuốn sách giáo dục giới tính với những nội dung lành mạnh phù hợp với từng lứa tuổi con và hãy cùng con đọc và giải thích những phần con không hiểu.
Quan tâm đến những biểu hiện cũng như các mối quan hệ bạn bè, xã hội của con nhằm kịp thời phát hiện những sai lệch để giáo dục con.
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của con để biết được những biến đổi của con (ví dụ: Tình hình học tập, mối quan hệ với bạn bè của con) để chia sẻ và định hướng cho con.
Khi con cái biết rung động hãy dạy con cách yêu, các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục mà không nên lo ngại như thế là “ vẽ đường cho hươu chạy”.
2.2. Đối với nhà trường.
Đề nghị đưa vào chương trình giảng dạy về giáo dục giới tính với nội dung phù hợp với từng lứa tuổi. Phát hành các ấn phẩm (sách, báo tường,…) và có những phương pháp giáo dục phù hợp tránh tình trạng “thầy dậy trò nữ, cô dạy trò nam”,….
Thực hiện gặp gỡ trao đổi với gia đình các học sinh để phát hiện và định hướng các hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội.
Kết hợp với các cơ sở y tế tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, giải đáp thắc mắc của học sinh về giới tính, tình dục. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về giới tính, tình dục cho học sinh trong trường.
Tổ chức lập phòng tư vấn tâm lý tại trường, mở các hộp thư tay, qua email,.. để các em học sinh có thể hỏi trực tiếp hay gửi những thắc mắc của mình.
Những bộ môn có lồng ghép nội dung giới tính, tình dục thì các thầy cô nên sử dụng các hình thức như trình chiếu powerpoint, thảo luận nhóm,…để thu hút sự tham gia của các em.
2.3. Đối với các tổ chức đoàn thể.
Tổ chức thực hiện riêng hay lồng ghép vào các hoạt động, chương trình của tổ chức các nội dung giới tính, tình dục nhất là cho đối tượng thanh thiếu niên.
Đa dạng về các hình thức tuyên truyền, phổ biến thông qua: Tổ chức các cuộc thi, các lớp đào tạo,… để thu hút sự tham gia của thanh thiếu niên, thẳng thắn trao đổi về vấn đề này nhằm đưa ra giải pháp thiết thực nhất.
Tổ chức nhiều các buổi sinh hoạt, tọa đàm hay mời chuyên gia về trao đổi các thông tin giới tính, tình dục cho các đối tượng trong đó có thanh thiếu niên.
Phối kết hợp giữa các tổ chức để giảm thiểu các hiện trạng như: tảo hôn, mang thai vị thành niên, nạo phá thai,… trên địa bàn. Đồng thời tích cực tuyên truyền nhằm cải biến tư tưởng từ e ngại sang cởi mở trong việc trao đổi vấn đề giới tính, tình dục.
2.4. Đối với bản thân thanh thiếu niên.
Cần trao đổi thẳng thắn với cha mẹ về những lo lắng, thắc mắc của mình.
Không nên giấu diếm hay tự tìm hiểu, khám phá mà thu nhận những thông tin sai lệch hay e sợ tích tụ dẫn đến trầm cảm…
Nếu khó nói với cha mẹ có thể viết nhật ký rồi cho cha mẹ xem ( đối với lứa tuổi dậy thì, biết yêu…).
Tham gia các cuộc thi tìm hiểu giáo dục giới tính do nhà trường, các đoàn thể tổ chức.











Kết luận chương II

Qua hoạt động nghiên cứu và khảo sát thực tiễn người nghiên cứu đã thu được một số kết quả như: Tỷ lệ thanh thiếu niên có kiến thức đúng về các vấn đề giới tính là 46%, về tình dục là 100%, các em đã có hiểu biết phần nào về nội dung trong giáo dục giới tính và tình dục. Nguồn cung cấp thông tin về giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên chủ yếu là bố mẹ, bạn bè, sách, báo, internet…
Lượng kiến thức về giới tính, tình dục càng tăng cao theo độ tuổi của thanh thiếu niên. Và các em nam có thái độ về việc quan hệ tình dục tuổi học sinh, trao đổi với bạn bè về giới tính, tình dục cao hơn ở nữ.
Về ảnh hưởng của các yếu tố gia đình, nhà trường người nghiên cứu đã phân tích dựa trên ba tiêu chí: Nội dung, cách, thái độ và ảnh hưởng của những điều đó trong việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên trong thôn.
Đối với yếu tố truyền thông và giáo dục cộng đồng, nhóm bạn người nghiên cứu phân tích theo: Nội dung, hình thức và ảnh hưởng của các nội dung, hình thức đó tới quá trình nhận thức về giới tính, tình dục của thanh thiếu niên trong thôn.
Để phân tích được sự ảnh hưởng của các yếu tố tới việc giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên người nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp: Thống kê toán học, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát, phân tích tài liệu nhằm mang đến cho bài luận những con số chính xác, phản ánh đúng hiện trạng thực tế của địa bàn nghiên cứu.
Từ việc phân tích đó, người nghiên cứu đã đưa ra những nhận xét, tổng kết những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của các yếu tố đối với công tác giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên trong thôn Đức Đại. Từ đó, người nghiên cứu đưa ra các đề xuất về các giải pháp và kiến nghị trong chương III nhằm giúp cho công tác giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niên được phát huy hơn nữa vai trò tích cực, giảm thiểu các mặt tiêu cực.



C. Phần kết luận

“ Hãy nhìn vào sự thật dù sự thật đó có quá sức chịu đựng. Bạn hãy tìm ra nguyên nhân và khắc phục nó. Tất cả đều không bao giờ muộn”.

Thông qua những phân tích trong bài viết có thể thấy vấn đề giáo dục giới tính, tình dục cho thanh thiếu niện hiện vẫn còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân từ các yếu tố từ giáo dục gia đình - nhà trường, giáo dục cộng đồng, truyền thông, nhóm bạn. Vì vậy, trước thực trạng nạo, phá thai và tệ nạn xâm hại tình dục ngày một tăng thì qua bài luận người nghiên cứu mong rằng vấn đề này sẽ được đưa ra trao đổi và có những định hướng điều chỉnh cho phù hợp.
Qua bài viết người nghiên cứu hi vọng đã đưa đến cho người đọc cái nhìn tổng quát nhất sự ảnh hưởng của các yếu tố giáo dục gia đình, nhà trường, cộng đồng, truyền thông,…Người nghiên cứu cũng đã cố gắng tìm hiểu để đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với địa bàn nghiên cứu. Qua đó hi vọng thanh thiếu niên sẽ có được những kiến thức, thông tin được cung cấp từ gia đình-nhà trường-các tổ chức xã hội để có một lối sống lành mạnh, một nhân cách tốt.
Tuy đã cố gắng nghiên cứu nhiều tài liệu nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong nhận được sự động viên, đóng góp ý kiến của giảng viên hướng dẫn Th.S Lý Thị Hàm, thầy cô giáo và các bạn để bài viết được đầy đủ, phong phú và hoàn thiện hơn.
Chân thành cảm ơn!








DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu chuyên khảo Giới và phát triển, trường Đại học Lao Động xã hội, 2008
2. Giáo trình Tâm lý học phát triển nhà xuất bản giáo dục 2008.
3. Giáo trình hành vi con người và môi trường xã hội trường Đại học Lao động xã hội 2010.
4. Nguyễn hữu Dũng. Giáo dục giới tính, NXBGD, 1999
5. Thái Thị Ngọc Dư. Giới và phát triển. 2006, Đại học mở bán công TP. Hồ Chí Minh.
6. Bùi Ngọc Oánh. Một số vấn đề tâm lý học giới tính. Tài liệu lưu hành nội bộ Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
7. Sinh học 8, Nguyễn Quang Vinh (chủ biên) và cộng tác viên, nhà xuất bản Giáo dục, 2007.
8. Bộ giáo dục và đào tạo, viện khoa học giáo dục Việt Nam, “Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên”.
9. Khóa luận tốt nghiệp, sinh viên Lê Kiều Anh, lớp Đ2.CT2, đề tài “Thực trạng lao động nữ giúp việc tại thành phố” trường Đại học Lao động xã hội.
10. Khóa luận tốt nghiệp, sinh viên Cù Xuân Diệu, lớp DH06SK, đề tài “Tìm hiểu thực trạng giáo dục giới tính tại trường Trung học phổ thông Châu Thành – Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”, đại học Lâm nông TP. Hồ Chí Minh.
11. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Nhung trường Đại học sư phạm, Đại học Thái Nguyên “Biện pháp giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên cho học sinh lớp 9 huyện Giao Thủy – tỉnh Nam Định” tháng 9/2009.
12. Bài viết “giáo dục sức khỏe tính dục” của B.S, Th.S Trương Trọng Hoàng, Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe thành phố Hồ Chí Minh
13. “Colombia Mặt bằng cơ bản Sexological” của José Manuel González , MA, Rubén Ardila , Tiến sĩ Pedro Guerrero , MD, Gloria Penagos , MD, và Bernardo Useche , Tiến sĩ Translated by Claudia Rockmaker, MSW, và Luciane Raibin, MS.
14. Một số bài viết, tác phẩm khác.
15. Các trang web tham khảo







Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Chia sẻ cho sinh viên IT một trang web có thể tải code về làm báo cáo môn học Sinh viên chia sẻ 0
D Báo cáo thực tập tốt nghiệp tại CHI NHÁNH CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN HÀ THÀNH Luận văn Kinh tế 0
A Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm Viễn thông khu vực I - Công ty Viễn thông liên tỉnh Luận văn Kinh tế 0
C Một số giải pháp và phương hướng hoạt động trọng tâm giai đoạn 2009 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
T Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) qua một số công trình của người Pháp Lịch sử Thế giới 0
M Nghiên cứu xây dựng danh mục hồ sơ và xác định danh mục tài liệu trong một số hồ sơ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ của Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố (Qua khảo sát tại Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội và một số tỉnh lân cận) Văn hóa, Xã hội 0
G Về việc dịch các từ ngữ có tính ẩn dụ liên quan đến hình tượng người anh hùng, quân tử trong một vài tác phẩm thơ Đường từ tiếng Hán sang tiếng Việt Văn hóa, Xã hội 0
U Đánh giá hiệu năng của một số thuật toán lập lịch trên đường downlink trong mạng LTE Công nghệ thông tin 0
T Nghiên cứu thái độ của học sinh lớp 12 trong giờ học nghe tại một trường THPT tại tỉnh Bắc Ninh Ngoại ngữ 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top